Chương 11: Nhóc Con! Tôi Muốn Bảo Vệ Chị

Thuận Thiên Trí Nghiên 2307 từ 18:22 12/03/2023
Luẩn quẩn mãi trong Ngự Hoa Viên, Ngọc Oanh vẫn không tìm được đường về. Đành đi theo tiếng đàn réo rắt đến một căn lầu cao, cô bỗng sững sờ khi thấy phụ hoàng đang chơi đàn ở đó nhưng bên cạnh người là lão nội quan hôm nọ đã phạt đám cung nhân. Cô đành nép vào một góc tránh sự chú ý.

Tiếng đàn đang ngân vang, bỗng dây đàn đứt réo lên, tiếng nhạc im bặt đi không khí chìm hẳn vào tĩnh lặng, cho đến khi lão nội quan cất tiếng hỏi:

“Bệ hạ ngài có chuyện gì không vui sao?”

“Lý công công nghĩ xem trẫm còn điều gì không vui nữa.”

Ngọc Oanh thầm nghĩ:

“À! Thì ra ông ấy là Lý công công.”

Ngọc Oanh bị cắt ngang dòng suy nghĩ này, bởi giọng nói của lão.

“Bệ hạ ngài có còn nhớ năm ấy, tiên đế đã dạy ngài những gì không? Năm ấy nô tài từng nghe tiên đế đã nói. Khi Tấm có được mọi thứ trong tay liền trở nên tàn độc, đến mức giết em gái mình. Người kể các cô gái trong làng đều muốn lấy được vua làm chồng. Mà quên mất rằng tất cả nữ nhân trong cấm cung này ai ai cũng yêu hoàng đế. Họ yêu bằng thứ tình cảm có điều kiện. Khi danh lợi địa vị không còn, tình yêu cũng theo nó mà biến tan.”

“Lão đã theo tiên đế từ thuở mới đăng cơ. Trẫm cũng hiểu rõ, tâm tư người trong cấm cung này lão chỉ nhìn thoáng qua là biết được. Trẫm nghĩ lão cũng phần nào đoán được tâm tư của người đó.”

Lão nội quan bỗng cúi đầu kính cẩn đáp:

“Nô tài không dám đoán chắc liệu người đó có vì quyền thế của bản thân mà trở nên thay đổi không.”

Bất chợt Ngọc Oanh nghe thấy tiếng phụ hoàng thở dài.

“Nàng ta đã là hoàng hậu rồi cơ mà.”

Lão nội quan vẫn cúi đầu kính cẩn, những vết tích của thời gian xô lại nhăn nheo hiện rõ trên gương mặt ông:

“Sự hiện diện của Trần Thủ Độ làm nô tài lo sợ. Khi cả cấm cung này đang đồn nhau rằng người này có tâm cơ.”

“Ngươi nghĩ xem, nếu sau này trẫm mất hết tất cả, thì Ngọc Oanh sẽ như thế nào?”

“Nô tài đã sống gần hết đời người rồi, thật sự lão không muốn nhìn thấy cảnh này.”

Nói xong lão nội quan cáo lui để chuẩn bị cho yến tiệc Trung thu tối nay. Bóng dáng lão khuất dần, những chiếc đèn lồng đám cung nhân chuẩn bị chỉn chu được treo lên khắp cấm cung.

Ánh hoàng hôn dần buông xuống, ánh nến cũng từ từ được thắp lên sáng rực. Mặt trời đã tắt tự lúc nào. Hoàng đế tự hỏi chính mình:

“Trong hoàng cung có muôn ngàn giai nhân, tại sao nhà vua chỉ yêu mỗi Tấm?”

Đó là câu mà chỉ người hỏi mới có câu trả lời.

...

Trong ánh nến sáng rực của những chiếc đèn lồng, hoàng đế không hề hay biết sự xuất hiện của công chúa, một mình mơ màng nhớ về những ngày còn là thái tử.

Đối với ngài, Tiên Đế mãi là người cha tốt nhưng đối với lê dân Đại Việt...

...

Vào cuối những Năm Trị Bình Long Ứng (2), hoàng đế khi ấy là người hưởng lạc xa xỉ, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ xây dựng phục dịch nên trộm cướp nổi lên khắp nơi, lòng dân oán hận. Hoàng đế sau khi nghe lời ly gián của kẻ gian giết công thần đã làm Quách Bốc khởi binh tạo phản. Khiến hoàng đế phải chạy về Quy Hóa, thái tử phải về Hải Ấp nương nhờ họ Trần Lý - dòng họ truyền thống ba đời đánh cá.

Họ Trần vốn là hào phú giàu có và có thế lực trong vùng, bên dưới có nhiều thuộc hạ, lại thêm Trần Lý có vợ là chị gái của Tô Trung Từ - một đại thần trong triều, vậy nên họ Trần là gia tộc thích hợp để đến lánh nạn.

Thái tử lúc đó chỉ mới là thiếu niên mười lăm tuổi, nhưng người cũng đủ hiểu hoàng đế trị vì thiên tai không màng, loạn lạc không quản. Phồn hoa thịnh thế của Thái Tổ, Thái Tông gây dựng đến tay người phút chốc tan thành mây khói.

...

Thái tử im lặng ngồi trên phiến đá to, trong lòng chất chứa tâm tư nhìn ra biển, ánh sáng lờ mờ buổi bình minh hiện lên trong mắt người lúc này là hình ảnh một thiếu nữ trạc tuổi ngài, váy hồng xúng xính men theo bờ biển chậm rãi bước đi, đôi ba sợi tóc mây bị gió thổi vương lên má.

Trời dần hừng sáng, đôi chân trần của thị tiến về phía thái tử. Thị nở một nụ cười.

“Thì ra thái tử ở đây! Ngài rời đi sao không cho ai biết?”

Bấy giờ thái tử mới nhận ra thị là con gái của Trần Lý, gia đình mà ngài đang nương nhờ.

Ẩn quảng cáo


“Thị đi tìm ta sao?”

Cô gái có chút ngại ngùng nếu lưu tâm sẽ thấy đôi má đã ửng lên.

“Đâu có! Tôi đi ngắm bình minh.”

Thái tử cau mày lại, thầm nghĩ:

“Thị giả vờ quan tâm ta không được sao?”

Trong mắt thái tử thị là cô gái rất đặc biệt. Thị không giống các tiểu thư nhà quan lại hay các quận nương mà ngài từng gặp, thị không xu nịnh, cũng không vì thân của phận ngài mà tìm cách làm thân. Thị vẫn như thế không xa lánh, nhưng lại hững hờ với ngài, không tỏ vẻ xa lạ nhưng cũng chẳng hề có cảm giác thân quen.

“Hôm nay tôi đi chợ, may gặp được ngài, ngài đi cùng xách đồ giúp tôi có được không?”

Thái tử thầm nghĩ.

“Ta là tên sai vặt của cô à?”

Nhưng rồi lại tỏ vẻ cao ngạo đáp lời thị:

“Đi thì đi.”

Thái tử không biết tại sao lại thốt ra lời ấy. Đối với thái tử cảm giác ở bên thị là gì? Người từ bé đã có kiến thức Phật học như thái tử đã thấu hiểu chúng sinh bình đẳng, ngài cũng gặp không ít nữ nhân khuynh sắc, nhưng đối diện với thị, chỉ riêng với thị, không có cái gọi là lý lẽ thông thường, có chăng chỉ còn lại cảm xúc chân thật nhất.

Thái tử muốn biết thị xem ngài là gì? Là bạn, là một tên gặp nạn ở nhờ nhà thị hay chỉ một người xa lạ. Thái tử muốn biết, rất muốn biết. Những người con gái muốn bên cạnh ngài không ít, chỉ cần ngài muốn ngài tự tin có được.

Chỉ với thị, người con gái ngoài cung cấm ấy chính là nguyên nhân làm cái sự kiêu hãnh của một con người hoàng tộc biến mất. Không phải vì ngài đang gặp nạn, lại càng không phải vì tên em họ của thị, cái tên suốt ngày bám lấy, ngài không sợ hắn giành mất nàng. Ngài chỉ sợ những thứ ngài có thị không cần.

Ngoài cung cấm là thế giới tự do tự tại, khác với nhà của ngài, chỉ có tường thành trùng trùng lớp lớp vỏ bọc giống như chiếc lồng giam giữ những con người chẳng may bước vào nơi ấy.

Ngài bất chấp những nỗi sợ hãi trong lòng hỏi thị:

“Ta ở đây lâu như vậy, lẽ nào thị không có cảm giác gì với ta?”

Thị cúi đầu lẳng lặng không đáp lời. Thái tử lại nóng lòng thúc giục:

“Thị nói đi!”

“Nếu tôi không có cảm giác gì với thái tử, thì làm sao ra tận biển đi tìm ngài. Những kẻ thường dân chúng tôi, dù là giàu hay nghèo cũng phải làm việc chứ không nhàn hạ như những người sống trong cung cấm như các ngài mà trời mờ sáng đi ngắm bình minh.”

Nghe được những tận đáy lòng của thị, Thái tử liền đưa tay ôm lấy thị nhưng lại bị thị đẩy ra.

“Mong ngài hãy giữ gìn tiết hạnh cho tôi, ngài làm như vậy, cha tôi mà biết được sẽ rất tức giận.”

Thị quay mặt bỏ đi. Hai người cứ thế kẻ trước người sau mà bước đi. Lối vào cổng chợ là một hàng bán bánh bao, những cái bánh bao trắng muốt khói tỏa nghi ngút.

“Bánh bao đây! Bánh bao một đồng ba cái.”

Nghe được lời rao bán ấy thái tử chợt ngẫu hứng ngân lên vài câu trêu đùa thị.

“Ba đồng một mớ tình duyên.

Trăm đồng chỉ đổi duyên tình của em.”

Thị vẫn cứ dửng dưng tỏ vẻ không nghe không biết, thị đã thế thái tử cũng chả bông đùa thêm. Từ dạo ấy ngài cũng không trò chuyện với thị nữa.

Thị mang tên một loài cá, ngài thì cứ như một kẻ câu cá chờ thời không dùng mồi câu.Thị không đoái hoài đến thái tử, ngài cũng tỏ vẻ mặc kệ, không tán tỉnh không bông đùa, ngồi chờ vận may xem có con cá nào mù lòa xấu số mà cắn câu, nhưng quả thật có con cá mù lòa như thế.

Sự lạnh nhạt của thái tử làm thị không quen. Thị muốn ngài cứ theo chân thị, thị muốn ngài bông đùa với thị. Nhưng thị cũng biết giữa thị với thái tử là hai thế giới khác nhau.

Cha thị cũng đã hứa với thị rằng sẽ tìm một mối nào thích hợp để bắt rể, nhưng chỉ riêng với ngài thì không. Ngài là thái tử, tương lai giang sơn này dành trọn cho ngài, dù bây giờ ngài có sa cơ nhưng mai này vạn dặm núi sông này vẫn là của ngài.

Thị không kìm được nỗi bồn chồn trong lòng mình, mở toang cửa bước ra vườn hoa, vừa trùng hợp thái tử đang ngồi uống rượu ở đấy.

“Thái tử ngài say rồi mau vào phòng nghỉ đi?”

Nghe được giọng nói của thị, thái tử liền bừng tỉnh, thầm nghĩ:

Ẩn quảng cáo


“Ta không say, chí ít là không say rượu”.

Giai nhân quả thật như rượu cay, để cho những kẻ cuồng si uống nhầm một ánh mắt tận kiếp sau vẫn còn say. Trong cơn ngất ngây của cái thứ “men” khó bỏ ấy, trước mặt Thái tử lúc này thị là người dịu dàng nhất, diễm lệ nhất.

Thái tử đưa tay, nhẹ nhàng vén mấy sợi tóc vương trên má của thị. Bàn tay cứ như thế không buông đôi má ửng hồng vì thẹn thùng xấu hổ, thị bất giác lùi lại phía sau, đưa tay mình ra giữ khoảng cách.

Thứ cảm xúc đang dâng trào trong lòng thái tử khiến người chẳng chần chừ mà dồn thị vào góc tường. Người nâng cằm thị lên cao một chút, rồi nhìn nàng bằng ánh mắt của kẻ si tình.

“Ngài buông tôi!”

Ngài bất chấp sự kháng cự, vùi đầu vào mớ tóc sau gáy của thị.

“Ta vừa nhận được một mật thư, phụ hoàng bảo ta về kinh sư gấp.”

Người con gái vừa kiên cường trước sự cuồng si của thái tử phút chốc trở nên mềm yếu, cánh tay từ thế kháng cự giờ đây đã buông lỏng xuống, đôi mắt thị bắt đầu nổi vân đỏ.

“Ngài đi rồi, sau này sẽ không còn ai nhớ đến cô gái trời chưa sáng đã chạy ra bờ biển tìm thái tử nữa.”

“Không! Nàng phải theo ta về.”

Thái tử nhấc bổng thị lên, tiến về phía buồng ngủ. Thái tử không đoái hoài đến sợi dây yếm từng chút một nới lỏng rồi dần dần buông tuột, nến đã tắt. Tay đan trong tay siết chặt rung lên trong cuồng si, thân xác họ ở đây nhưng linh hồn đã đưa nhau về miền thiên thai lạc lối.

Thị mặc kệ ngày mai có ra sao, nét trinh nguyên này, kiệu hồng ngày cưới mà bản thân từng mơ ước gác lại cũng đáng, chỉ cần được bên cạnh ngài là đủ.

Nhưng lẽ đời là thế, người tính làm sao thoát khỏi mệnh trời...

Đêm lặng thật sâu trong sóng biển

Lan dần từng vệt đến chân mây

Đại ngư lẳng lặng bơi vào mộng

Nhìn ngắm người yên giấc ngủ say.

Biển đơn sắc thổi gió mênh mang

Mờ mịt đan tay sóng vỡ tan

Đôi cánh dang ra chờ che chở

Buông xuống kẽ khàng sợi thời gian

Người sẽ bỏ ta bay khuất mất?

Hay còn mãi lượn quẩn quanh đây

Vì người mắt lệ còn đang chảy

Dưới đáy đại dương còn giọt cay.

Cuối trời đi đến người rời xa

Đôi vây cá lớn dang rộng ra...

Lệ châu rơi xuống miền ký ức

In hằn khoảnh khắc người gặp ta.(2)

...

(1) Niên hiệu của Lý Cao Tông - Lý Long Cán (1205 - 1210)

(2) Trong quá trình viết vì cảm thấy mối tình của nhân vật giống với bài hát Đại Ngư nên tác giả đã cảm tác viết lên bốn khổ thơ này.

Báo cáo nội dung vi phạm
Ẩn quảng cáo

Nhận xét về Thuận Thiên

Số ký tự: 0