Chương 5: Kết.
Năm Gia Long thứ 7, tức năm 1808, trưởng nữ Nguyễn Phúc Ngọc Châu, nhị hoàng nữ Nguyễn Phúc Ngọc Anh và tam hoàng nữ Nguyễn Phúc Ngọc Quỳnh cùng hạ giá lấy chồng.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, chẳng mấy chốc đã đến ngày chị Ngọc Châu lấy chồng.
Ngọc Xuyến không nghĩ ngày này sẽ đến nhanh như vậy, hai chị em nàng ở bên nhau còn đang rất hạnh phúc.
Một buổi chiều, khi Ngọc Xuyến từ gốc cây ngô đồng trở về thì bất ngờ gặp Thánh Thượng đang từ cung của bà Phi Đức trở ra, Ngọc Xuyến vội vã tiến đến vái chào.
“Con gái kính chào Phụ Hoàng!”
Thánh Thượng kêu nàng miễn lễ, rồi đưa tay xoa đầu nàng, “Ngọc Xuyến phải không, đã lớn đến chừng này rồi, cũng ra dáng dấp một thiếu nữ xinh đẹp. Năm nay Ngọc Châu, Ngọc Anh và Ngọc Quỳnh xuất giá, vài năm nữa, Phụ Hoàng nhất định sẽ tìm cho con một phò mà xứng đôi vừa lứa, môn đăng hộ đối để con gả đi, nhất định sẽ không để con thiệt thòi.”
Những lời đó tựa như đánh vào lòng Ngọc Xuyến một đòn, nàng gượng cười tạ ơn Thánh Thượng rồi cáo lui. Trên đường về Vĩnh Thụy cung, trong đầu Ngọc Xuyến không ngừng văng vẳng những lời xứng đôi vừa lứa, môn đăng hộ đối, và quan trọng hơn, nàng biết mục đích sâu xa sau đó chính là chính trị.
Về đến Vĩnh Thụy cung, hôm nay cung điện được trang trí tươi vui hơn một chút để chuẩn bị tổ chức lễ cưới cho Ngọc Châu. Ngọc Xuyến đứng bần thần một hồi, sau đó quyết định tới phòng chị Ngọc Châu thay vì trở về phòng mình.
Đợi cung nữ vào thông báo, lúc Ngọc Xuyến tiến vào thì thấy Ngọc Châu đang ngồi trên sạp sửa lại bộ đồ cưới. Đồ cưới của công chúa các nàng được quy định sẵn, gồm một mũ phượng, một áo bào bằng đoạn bát ty màu đỏ thêu hoa tròn và chim Phượng, xiêm bằng đoạn bách ty màu bạch tuyết thêu chim Phượng và một đôi hài màu đỏ thêu Phượng.
Thấy Ngọc Xuyến đến, Ngọc Châu vội nhường chỗ cho em.
“Sao hôm nay có hứng đến thăm chị thế?” Ngọc Châu cất một câu bông đùa.
“Chị sắp hạ giá, phận làm em chẳng nhẽ không được đến thăm?”
Ngọc Châu cười cười, đôi mắt bất giác ánh lệ, “Ngày mai là tổ chức lễ nạp thái, ngày kia là chị đã chính thức về nhà chồng, em nhất định phải thay chị phụng dưỡng mẹ, phải nghe lời bà, đừng để bà tức giận.”
“Dạ.”
Rồi Ngọc Châu lại cúi đầu, tiếp tục đường may trên tay, “Rồi vài năm nữa em cũng hạ giá lấy chồng, đến lúc đó chỉ còn mẹ cô đơn trong hoàng cung rộng lớn này, phận làm đàn bà vốn khổ như vậy...” Ngọc Châu không kìm được, lại trút một tiếng thở dài.
Yên lặng một lúc, cuối cùng Ngọc Xuyến vẫn quyết định hỏi Ngọc Châu, “Chị, chúng ta hạ giá mà chưa từng được thấy qua phò mã, liệu sau này về chung một nhà có hạnh phúc không?”
“Vợ chồng quan trọng với nhau nhất vẫn ở chữ kính, hơn nữa hôn nhân của chúng ta quan trọng nhất vẫn là ở mặt chính trị, hai nhà môn đăng hộ đối, con cháu xứng đôi vừa lứa, như vậy trong mắt người ngoài cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Hơn nữa em cũng không phải lo về phò mã tương lai, vì tất cả đều được chọn lựa kỹ càng, Phụ Hoàng nhất định sẽ không để em phải hạ giá lấy một kẻ tàn tật hay xấu xí ngốc ngếch gì đâu.”
Tàn tật...
Đúng vậy, quy định chọn phò mã là chọn trong danh sách con cháu và chắt các công thần nhất, nhị phẩm từ mười sáu tuổi trở lên, không tàn tật, thông minh, xinh đẹp. Như vậy thì người đó chắc chắn là không thể đến được với nàng rồi.
Đúng vậy, hai người vốn dĩ là không thể đến với nhau.
Ngọc Xuyến trở về khuê phòng, tâm trạng buồn bã, não nề.
Sáng hôm sau, Ngọc Xuyến dậy sớm, sang phòng Ngọc Châu giúp chị trang điểm, vận y phục, hôm nay là ngày diễn ra lễ nạp thái, sau đó các công chúa sẽ nhìn phò mã qua rèm che. Ngày thứ hai cũng từa tựa ngày thứ nhất, sang ngày thứ ba mới là ngày diễn ra lễ rước dâu. Con gái xuất giá, Thánh Thượng đặc biệt ban cho mỗi người ba mươi nghìn quan tiền làm của hồi môn. Đúng giờ lành, các công chúa lên kiệu về nhà chồng, theo bên kiệu Công chúa có sáu nữ quan và các thể nữ mặc áo mã tiên; hai người cầm lồng đèn thắp nến, hai người cầm cảnh thiên tuế, hai người ôm lồng ngỗng, bốn người bưng tráp trầu và hộp hương. Mười hai vị hoàng thân, hai phò mã, bốn viên quan văn võ cùng các phu nhân đi võng lọng dẫn đầu.
Kế đó là Phò mã cưỡi ngựa che hai lọng, lính hầu bê tráp đi trước dẫn đường rồi đến ba trăm binh sĩ cầm cờ quạt, nghi trượng và phường nhạc.
Đứng trên tường thành, Ngọc Xuyến nhìn kiệu của ba chị gái dần dần ra khỏi Tử Cấm Thành, từ từ rời xa ngôi nhà từ thuở tấm bé để về nhà chồng, nàng bất giác nao lòng, buồn bã.
Bà Chiêu Nghi Phạm thị đưa cánh tay che mặt, khóc nấc lên, Ngọc Xuyến thấy thế thì đến bên cạnh ôm lấy vai, an ủi mẹ.
Ba ngày đám cưới chị, những ngày sau đó, Ngọc Xuyến vẫn không đến gốc cây ngô đồng nọ mà đóng cửa ở nhà, nàng trăn trở, nàng nghĩ ngợi lăn tăn, rồi nàng tự hỏi, tại sao mình phải buồn như thế, nàng đã phải lòng Thành Hưng ư? Có thật vậy không? Những suy nghĩ đó khiến Ngọc Xuyến rơi vào trạng thái rối bời, một hôm, nàng quyết định tìm hoàng lục nữ Ngọc Ngoạn để hỏi chuyện.
Ngọc Ngoạn là hoàng nữ của Tả cung tần, bình thường hay cùng Ngọc Xuyến trò chuyện ngâm thơ, trong các chị em thì quan hệ cũng tính là thân thiết. Tìm một chỗ trong thủy tạ ở Ngự Hoa Viên, Ngọc Xuyến hỏi em mình.
“Ngoạn, em nói xem, yêu là thế nào?”
“Cái này em cũng không rõ.” Ngọc Ngoạn đưa mắt ra ngắm sen trong hồ Thái Dịch, “Nhưng em thấy trong mấy cuốn tiểu thuyết nói, yêu là khi ta đứng trước một người liền cảm thấy tim đập tay run, ăn nói lắp bắp không nên lời, còn hay đỏ mặt thẹn thùng. Yêu là đi kèm với tương tư, là khi đêm xuống, chị nhớ nhung một người, nhớ tới hình ảnh người đó, những việc đã trải qua với người đó rồi bất giác bật cười, trằn trọc không ngủ được, trong đầu chỉ toàn là bóng hình của tình lang. Yêu còn đi với nỗi lo âu, là khi chị trông mong sự xuất hiện của người đó, khi nghe người đó xảy ra chuyện, chị sẽ cảm thấy lo lắng hơn bao giờ hết. Với lại, khi yêu vào thì “ tình nhân trong mắt hoá Tây Thi”, người đó dù có làm cái gì, chị cũng thấy đẹp cả.”
Nghe Ngọc Ngoạn nói, Ngọc Xuyến bất giác ngơ ngẩn. Nàng nhớ về những đêm mình ôm chăn nhớ đến những ký ức mình cùng Thành Hưng trải qua rồi bật cười, trong lòng vui vẻ không sao tả xiết. Nàng nhớ đến những lần hai người lúng túng trước nhau, nàng nhớ đến lần mà nàng thấy hắn ghi tên nàng, trong lòng nàng đã xuất hiện một cảm xúc kỳ lạ. Nàng nhớ cảm giác đợi chờ, trông mong, cứ chiều chiều là lại ngồi bên gốc ngô đồng chờ đón. Nàng nhớ về những ngày mưa gió không gặp được nhau, nàng sẽ trằn trọc không yên, tựa như trong lòng đang thiếu mất thứ gì đó. Nàng nhớ ba năm trôi qua, hai người đã có rất nhiều kỷ niệm tươi đẹp với nhau, Ngọc Xuyến và Thành Hưng tựa như đã gắn bó không rời. Không những thế, nàng còn phát hiện nàng rất hay ngây người trước hắn, nàng thấy hắn đẹp đến kỳ lạ, vẻ đẹp chân chất mộc mạc, nhất là nụ cười toả nắng kia khiến nàng mê đắm...
Đây, chính là nàng đã yêu thật sự rồi sao?
Thấy Ngọc Xuyến thất thần, Ngọc Ngoạn liền lấy làm lạ mà gọi nàng, “Chị... chị?”
“À ừ...” Ngọc Xuyến giật mình.
Ngọc Ngoạn cau mày, “Đừng nói là chị đã phải lòng ai đó rồi nhé. Chị em mình suốt ngày chỉ ở trong nội đình, thế chẳng nhẽ chị đã phải lòng một tên thái giám hay cấm vệ quân nào đó?”
Bị nói trúng tim đen, Ngọc Xuyến theo bản năng né tránh, “Không phải đâu, em đừng nói bừa.”
“Không phải? Nhưng nhìn chị lạ lắm. Chị Ngọc Xuyến này, dù cho có phải chị thích ai hay không, nhưng những mối tình trong nội đình đều là mối hoạ.” Ngọc Ngoạn hạ giọng, “Hôn nhân của chúng ta vốn do bộ Binh và bộ Lễ lựa chọn đối tượng rồi dâng lên Phụ Hoàng, nào có ai dám tự ý sắp đặt, vậy nên để không hại mình hại người, làm liên lụy đến mẹ, em khuyên chị vẫn nên là gạt bỏ đi thì hơn.”
Ngọc Xuyến ậm ừ, sau khi chia tay Ngọc Ngoạn, nàng trở về như người mất hồn.
Lang thang trên trường nhai một lúc, khi đã sắp về đến Vĩnh Thụy cung, Ngọc Xuyến chợt sững lại, nàng quay đầu chạy như một kẻ điên đến nơi có gốc ngô đồng quen thuộc.
Vừa đến nơi, nàng đã nhìn thấy Thành Hưng đang ngồi dưới gốc ngô đồng hí hoáy viết cái gì đó, dường như trở về những hôm nàng đợi chàng rồi trở về trong vô vọng, bây giờ hai người đổi vai cho nhau, Ngọc Xuyến có thể hiểu được cảm giác đó, tựa như chàng luôn ở đó để chờ nàng, sợ rằng nhỡ một hôm chàng không đến, nàng sẽ phải thất vọng quay về, bước chân nàng cứ chậm dầm, chậm dần, trong tim tựa như có muối xát vào, xót xa quá.
Hài thêu đạp lên từng cánh hoa, gây nên tiếng động thu hút sự chú ý của Thành Hưng, chàng ngẩng đầu dậy, bỡ ngỡ nhìn Ngọc Xuyến trước mắt, như không tin, như nghẹn ngào.
Ngọc Xuyến từ từ bước đến, nhìn dòng chữ dưới đất: Sơn hữu mộc hề mộc hữu tri. Tâm duyệt quân hề quân bất tri.
Những lời này tựa như đã làm sáng tỏ lòng chàng, và cả nàng, nhưng nàng vẫn tỏ ra như không hay biết gì, vẫn cười ghẹo đùa như mọi ngày, “Ngươi học câu này ở đâu đấy?”
Thành Hưng cúi xuống, viết mấy chữ: Việt nhân ca.
Việt nhân ca, bài ca nói lên nỗi lòng của một con người thống khổ vì tình.
Đúng lúc Ngọc Xuyến còn đang chìm đắm trong những suy nghĩ của mình, Thành Hưng bỗng lấy từ sau lưng ta một nhành liễu, đưa tới trước mặt nàng.
Mượn liễu gửi tình.
Ngọc Xuyến nhìn nhành liễu trước mặt, sau đó thẳng tay gạt nó xuống đất.
Trên mặt Thành Hưng bây giờ là chứa chan bao nỗi bất ngờ, đau lòng, thất vọng.
“Từ bây giờ chúng ta đừng gặp nhau nữa, thực ra từ trước đến giờ ta chỉ lợi dụng ngươi như một tên nô tài suốt ngày chạy theo để mua vui mà thôi. Đũa mốc mà đòi chòi mâm son, ngươi nhìn phò mã của ba chị gái ta đi, anh tuấn biết bao, còn xứng đôi vừa lứa, và quan trọng nhất là không bị tật nguyền.” Buông những lời cay nghiệt ấy xong, Ngọc Xuyến lập tức quay mặt rời đi, nàng không dám nhìn những biểu hiện trên mặt Thành Hưng, càng không dám đối diện với những cảm xúc thật sự của chính mình. Ngọc Xuyến cứ thế rời khỏi nơi đó, nơi có cây ngô đồng và người nàng yêu, nước mắt như chực trào trong mắt nàng, nhưng nàng đã cố nén nó lại, chỉ khi trở về khuê phòng của mình, Ngọc Xuyến mới úp mặt vào chăn oà khóc, thân phận công chúa đã cho nàng những gì, nhưng đã cướp đi của nàng quá nhiều thứ.
Cả đêm hôm đó, nàng không ngủ được, hết khóc rồi nghĩ ngợi, nghĩ ngợi rằng sau này bản thân phải làm gì, nàng nghĩ nàng sẽ rời khỏi Tử Cấm Thành, bây giờ nàng cũng đã đủ tuổi để lập phủ đệ riêng, song nếu như vậy, nàng sẽ phải để lại mẹ mình bơ vơ trong Tử Cấm Thành, nàng đã hứa với Ngọc Châu là sẽ phụng dưỡng mẹ trong thời gian bản thân chưa hạ giá, nàng không thể nuốt lời. Ấy thế, có lẽ Ngọc Xuyến có thể làm một chuyện khác.
Sáng sớm hôm sau, Ngọc Xuyến đặc biệt ra ngoài từ sớm, trong người nàng mang theo một ít trang sức có giá trị, hướng Nội Vụ phủ mà đi. Sáng sớm trường nhai thưa thớt, song các bộ phận hành chính trong cung thì đã sớm thức dậy làm việc.
Không uổng ba năm ở bên nhau, Ngọc Xuyến đã biết được Thành Hưng là thái giám ở đâu, vì vậy nàng chỉ cần nhờ của Nội Vụ phủ tra ra là biết ngay.
Đưa một chiếc trâm ngọc cho lão thái giám đứng đứng đầu, Ngọc Xuyến bảo: “Phiền ông giúp ta tra xem ở dịch đình có thái giám nào tên là Thành Hưng không, hôm trước hắn dám đắc tội với ta, ta trông hắn cực kỳ ngứa mắt, muốn nhờ ông đuổi hắn ra khỏi cung.”
Lão thái giám kia trả lại cây trâm ngọc cho Ngọc Xuyến, đoạn đáp lời, “Nếu đã là đắc tội công chúa thì cứ phạt trượng rồi đuổi đi, công chúa không cần phải khách sáo như thế.”
Ngọc Xuyến gật đầu, coi như mọi việc đã xong.
Mùa đông năm Gia Long thứ tám, nàng đứng trên tường thành nhìn người trong lòng rời đi.
Thiên Hạ rộng lớn như thế, mong chàng sẽ có chốn dung thân.
Nàng biết chàng thông minh, tuy không nói được nhưng lại học nhanh, chăm chỉ, nếu có cơ hội ra ngoài, nhất định sẽ có được hạnh phúc cho riêng mình.
Năm Gia Long thứ mười bảy, tức năm 1818, ngũ hoàng nữ Ngọc Xuyến, lục hoàng nữ Ngọc Ngoạn, thất hoàng nữ hạ giá lấy chồng. Ngọc Xuyến được gả cho Kiêu kỵ đô úy Nguyễn Huỳnh Toán, từ đấy, kết thúc một mối tình.
Lễ cưới của công chúa được diễn ra ba ngày ba đêm. Lấy chồng vốn là chuyện cả đời của người con gái, còn là chuyện vui của một đất nước, bởi nàng là công chúa, là người mang thân phận mà bấy nhiêu cô gái đều mong ước, nhưng Ngọc Xuyến lại chẳng cảm thấy có nỗi vui vẻ gì tồn tại trong lòng mình.
Nụ cười gượng gạo treo trên gương mặt nàng đến đêm rồi cũng phải hạ xuống, màu đỏ của đồ cưới hiện lên thật chói mắt. Dẫu biết rằng kết cục này sẽ diễn ra nhưng nàng vẫn không kìm nổi buồn bã.
Canh khuya hiu hắt, ngày đầu tiên qua đi, lễ nạp thái và lễ vấn danh đã xong, hôm nay, nàng cũng đã được nhìn mặt phò mã qua tấm rèm thưa, đó là một người con trai khôi ngô tuấn tú, nhưng sao mà nàng nhớ thế, nhớ một bóng dáng gầy gò, đen nhẻm, sao mà nàng mộng tưởng thế, mộng tưởng người kia chính là chàng.
Một cơn gió phũ phàng đập lên ô cửa sổ, cánh cửa va mạnh vào làm Ngọc Xuyến giật mình, cùng lúc đó, nàng chợt nhìn thấy một bóng hình nhờ nhờ bên ngoài cửa. Là ai? Liệu có phải là chàng?
Nhưng nàng không phản ứng, cũng không lên tiếng, nàng chỉ ngồi im như vậy và nhìn về bóng đen ngoài kia. Nếu đúng là chàng, thì hãy để hai người nhìn nhau thêm chốc nữa, nàng không muốn phá vỡ khoảnh khắc này, cũng không muốn để lại cảm giác luyến lưu không nỡ xa rời, việc của nàng bây giờ, chỉ là ngồi yên như vậy thôi.
Đến ngày hôm sau, những nghi lễ vẫn được diễn ra rất tươm tất. Thời gian trôi qua thật nhanh, đêm ngày thứ hai ấy mà đã kết thúc. Trong những lúc đứng cạnh phò mã, Ngọc Xuyến thường ngoảnh ra sau, tìm kiếm, rồi tự hỏi liệu Thành Hưng có đang đứng nhìn nàng từ xa không? Nhưng rồi nàng lại cười tự giễu, tại sao nàng lại mong chàng nhìn thấy cảnh này? Cảnh mà nàng cưới chồng, nhìn thấy, liệu chàng có vui không? Còn nếu là nàng, nhất định nàng sẽ vô cùng đau lòng, sầu khổ, thất vọng.
Ấy nên, Ngọc Xuyến cúi đầu nở một nụ cười buồn bã, mối tình của hai người vốn là có duyên mà không có phận, ngay từ đầu đã là như vậy rồi.
Ngày thứ ba, chính là ngày Ngọc Xuyến chính thức về nhà chồng.
Ngồi trên kiệu võng, Ngọc Xuyến lẩm bẩm đọc lại câu: Tâm duyệt quân hề quân bất tri. Có lẽ cả đời này, chàng vẫn sẽ không biết, trong tâm nàng vẫn luôn có chàng.
(Trên núi có cây, cây có cành
Trong lòng có người, người chẳng hay.)
Thời gian thấm thoát thoi đưa, chẳng mấy chốc đã đến ngày chị Ngọc Châu lấy chồng.
Ngọc Xuyến không nghĩ ngày này sẽ đến nhanh như vậy, hai chị em nàng ở bên nhau còn đang rất hạnh phúc.
Một buổi chiều, khi Ngọc Xuyến từ gốc cây ngô đồng trở về thì bất ngờ gặp Thánh Thượng đang từ cung của bà Phi Đức trở ra, Ngọc Xuyến vội vã tiến đến vái chào.
“Con gái kính chào Phụ Hoàng!”
Thánh Thượng kêu nàng miễn lễ, rồi đưa tay xoa đầu nàng, “Ngọc Xuyến phải không, đã lớn đến chừng này rồi, cũng ra dáng dấp một thiếu nữ xinh đẹp. Năm nay Ngọc Châu, Ngọc Anh và Ngọc Quỳnh xuất giá, vài năm nữa, Phụ Hoàng nhất định sẽ tìm cho con một phò mà xứng đôi vừa lứa, môn đăng hộ đối để con gả đi, nhất định sẽ không để con thiệt thòi.”
Những lời đó tựa như đánh vào lòng Ngọc Xuyến một đòn, nàng gượng cười tạ ơn Thánh Thượng rồi cáo lui. Trên đường về Vĩnh Thụy cung, trong đầu Ngọc Xuyến không ngừng văng vẳng những lời xứng đôi vừa lứa, môn đăng hộ đối, và quan trọng hơn, nàng biết mục đích sâu xa sau đó chính là chính trị.
Về đến Vĩnh Thụy cung, hôm nay cung điện được trang trí tươi vui hơn một chút để chuẩn bị tổ chức lễ cưới cho Ngọc Châu. Ngọc Xuyến đứng bần thần một hồi, sau đó quyết định tới phòng chị Ngọc Châu thay vì trở về phòng mình.
Đợi cung nữ vào thông báo, lúc Ngọc Xuyến tiến vào thì thấy Ngọc Châu đang ngồi trên sạp sửa lại bộ đồ cưới. Đồ cưới của công chúa các nàng được quy định sẵn, gồm một mũ phượng, một áo bào bằng đoạn bát ty màu đỏ thêu hoa tròn và chim Phượng, xiêm bằng đoạn bách ty màu bạch tuyết thêu chim Phượng và một đôi hài màu đỏ thêu Phượng.
Thấy Ngọc Xuyến đến, Ngọc Châu vội nhường chỗ cho em.
“Sao hôm nay có hứng đến thăm chị thế?” Ngọc Châu cất một câu bông đùa.
“Chị sắp hạ giá, phận làm em chẳng nhẽ không được đến thăm?”
Ngọc Châu cười cười, đôi mắt bất giác ánh lệ, “Ngày mai là tổ chức lễ nạp thái, ngày kia là chị đã chính thức về nhà chồng, em nhất định phải thay chị phụng dưỡng mẹ, phải nghe lời bà, đừng để bà tức giận.”
“Dạ.”
Rồi Ngọc Châu lại cúi đầu, tiếp tục đường may trên tay, “Rồi vài năm nữa em cũng hạ giá lấy chồng, đến lúc đó chỉ còn mẹ cô đơn trong hoàng cung rộng lớn này, phận làm đàn bà vốn khổ như vậy...” Ngọc Châu không kìm được, lại trút một tiếng thở dài.
Yên lặng một lúc, cuối cùng Ngọc Xuyến vẫn quyết định hỏi Ngọc Châu, “Chị, chúng ta hạ giá mà chưa từng được thấy qua phò mã, liệu sau này về chung một nhà có hạnh phúc không?”
“Vợ chồng quan trọng với nhau nhất vẫn ở chữ kính, hơn nữa hôn nhân của chúng ta quan trọng nhất vẫn là ở mặt chính trị, hai nhà môn đăng hộ đối, con cháu xứng đôi vừa lứa, như vậy trong mắt người ngoài cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Hơn nữa em cũng không phải lo về phò mã tương lai, vì tất cả đều được chọn lựa kỹ càng, Phụ Hoàng nhất định sẽ không để em phải hạ giá lấy một kẻ tàn tật hay xấu xí ngốc ngếch gì đâu.”
Tàn tật...
Đúng vậy, quy định chọn phò mã là chọn trong danh sách con cháu và chắt các công thần nhất, nhị phẩm từ mười sáu tuổi trở lên, không tàn tật, thông minh, xinh đẹp. Như vậy thì người đó chắc chắn là không thể đến được với nàng rồi.
Đúng vậy, hai người vốn dĩ là không thể đến với nhau.
Ngọc Xuyến trở về khuê phòng, tâm trạng buồn bã, não nề.
Sáng hôm sau, Ngọc Xuyến dậy sớm, sang phòng Ngọc Châu giúp chị trang điểm, vận y phục, hôm nay là ngày diễn ra lễ nạp thái, sau đó các công chúa sẽ nhìn phò mã qua rèm che. Ngày thứ hai cũng từa tựa ngày thứ nhất, sang ngày thứ ba mới là ngày diễn ra lễ rước dâu. Con gái xuất giá, Thánh Thượng đặc biệt ban cho mỗi người ba mươi nghìn quan tiền làm của hồi môn. Đúng giờ lành, các công chúa lên kiệu về nhà chồng, theo bên kiệu Công chúa có sáu nữ quan và các thể nữ mặc áo mã tiên; hai người cầm lồng đèn thắp nến, hai người cầm cảnh thiên tuế, hai người ôm lồng ngỗng, bốn người bưng tráp trầu và hộp hương. Mười hai vị hoàng thân, hai phò mã, bốn viên quan văn võ cùng các phu nhân đi võng lọng dẫn đầu.
Kế đó là Phò mã cưỡi ngựa che hai lọng, lính hầu bê tráp đi trước dẫn đường rồi đến ba trăm binh sĩ cầm cờ quạt, nghi trượng và phường nhạc.
Đứng trên tường thành, Ngọc Xuyến nhìn kiệu của ba chị gái dần dần ra khỏi Tử Cấm Thành, từ từ rời xa ngôi nhà từ thuở tấm bé để về nhà chồng, nàng bất giác nao lòng, buồn bã.
Bà Chiêu Nghi Phạm thị đưa cánh tay che mặt, khóc nấc lên, Ngọc Xuyến thấy thế thì đến bên cạnh ôm lấy vai, an ủi mẹ.
Ba ngày đám cưới chị, những ngày sau đó, Ngọc Xuyến vẫn không đến gốc cây ngô đồng nọ mà đóng cửa ở nhà, nàng trăn trở, nàng nghĩ ngợi lăn tăn, rồi nàng tự hỏi, tại sao mình phải buồn như thế, nàng đã phải lòng Thành Hưng ư? Có thật vậy không? Những suy nghĩ đó khiến Ngọc Xuyến rơi vào trạng thái rối bời, một hôm, nàng quyết định tìm hoàng lục nữ Ngọc Ngoạn để hỏi chuyện.
Ngọc Ngoạn là hoàng nữ của Tả cung tần, bình thường hay cùng Ngọc Xuyến trò chuyện ngâm thơ, trong các chị em thì quan hệ cũng tính là thân thiết. Tìm một chỗ trong thủy tạ ở Ngự Hoa Viên, Ngọc Xuyến hỏi em mình.
“Ngoạn, em nói xem, yêu là thế nào?”
“Cái này em cũng không rõ.” Ngọc Ngoạn đưa mắt ra ngắm sen trong hồ Thái Dịch, “Nhưng em thấy trong mấy cuốn tiểu thuyết nói, yêu là khi ta đứng trước một người liền cảm thấy tim đập tay run, ăn nói lắp bắp không nên lời, còn hay đỏ mặt thẹn thùng. Yêu là đi kèm với tương tư, là khi đêm xuống, chị nhớ nhung một người, nhớ tới hình ảnh người đó, những việc đã trải qua với người đó rồi bất giác bật cười, trằn trọc không ngủ được, trong đầu chỉ toàn là bóng hình của tình lang. Yêu còn đi với nỗi lo âu, là khi chị trông mong sự xuất hiện của người đó, khi nghe người đó xảy ra chuyện, chị sẽ cảm thấy lo lắng hơn bao giờ hết. Với lại, khi yêu vào thì “ tình nhân trong mắt hoá Tây Thi”, người đó dù có làm cái gì, chị cũng thấy đẹp cả.”
Nghe Ngọc Ngoạn nói, Ngọc Xuyến bất giác ngơ ngẩn. Nàng nhớ về những đêm mình ôm chăn nhớ đến những ký ức mình cùng Thành Hưng trải qua rồi bật cười, trong lòng vui vẻ không sao tả xiết. Nàng nhớ đến những lần hai người lúng túng trước nhau, nàng nhớ đến lần mà nàng thấy hắn ghi tên nàng, trong lòng nàng đã xuất hiện một cảm xúc kỳ lạ. Nàng nhớ cảm giác đợi chờ, trông mong, cứ chiều chiều là lại ngồi bên gốc ngô đồng chờ đón. Nàng nhớ về những ngày mưa gió không gặp được nhau, nàng sẽ trằn trọc không yên, tựa như trong lòng đang thiếu mất thứ gì đó. Nàng nhớ ba năm trôi qua, hai người đã có rất nhiều kỷ niệm tươi đẹp với nhau, Ngọc Xuyến và Thành Hưng tựa như đã gắn bó không rời. Không những thế, nàng còn phát hiện nàng rất hay ngây người trước hắn, nàng thấy hắn đẹp đến kỳ lạ, vẻ đẹp chân chất mộc mạc, nhất là nụ cười toả nắng kia khiến nàng mê đắm...
Đây, chính là nàng đã yêu thật sự rồi sao?
Thấy Ngọc Xuyến thất thần, Ngọc Ngoạn liền lấy làm lạ mà gọi nàng, “Chị... chị?”
“À ừ...” Ngọc Xuyến giật mình.
Ngọc Ngoạn cau mày, “Đừng nói là chị đã phải lòng ai đó rồi nhé. Chị em mình suốt ngày chỉ ở trong nội đình, thế chẳng nhẽ chị đã phải lòng một tên thái giám hay cấm vệ quân nào đó?”
Bị nói trúng tim đen, Ngọc Xuyến theo bản năng né tránh, “Không phải đâu, em đừng nói bừa.”
“Không phải? Nhưng nhìn chị lạ lắm. Chị Ngọc Xuyến này, dù cho có phải chị thích ai hay không, nhưng những mối tình trong nội đình đều là mối hoạ.” Ngọc Ngoạn hạ giọng, “Hôn nhân của chúng ta vốn do bộ Binh và bộ Lễ lựa chọn đối tượng rồi dâng lên Phụ Hoàng, nào có ai dám tự ý sắp đặt, vậy nên để không hại mình hại người, làm liên lụy đến mẹ, em khuyên chị vẫn nên là gạt bỏ đi thì hơn.”
Ngọc Xuyến ậm ừ, sau khi chia tay Ngọc Ngoạn, nàng trở về như người mất hồn.
Lang thang trên trường nhai một lúc, khi đã sắp về đến Vĩnh Thụy cung, Ngọc Xuyến chợt sững lại, nàng quay đầu chạy như một kẻ điên đến nơi có gốc ngô đồng quen thuộc.
Vừa đến nơi, nàng đã nhìn thấy Thành Hưng đang ngồi dưới gốc ngô đồng hí hoáy viết cái gì đó, dường như trở về những hôm nàng đợi chàng rồi trở về trong vô vọng, bây giờ hai người đổi vai cho nhau, Ngọc Xuyến có thể hiểu được cảm giác đó, tựa như chàng luôn ở đó để chờ nàng, sợ rằng nhỡ một hôm chàng không đến, nàng sẽ phải thất vọng quay về, bước chân nàng cứ chậm dầm, chậm dần, trong tim tựa như có muối xát vào, xót xa quá.
Hài thêu đạp lên từng cánh hoa, gây nên tiếng động thu hút sự chú ý của Thành Hưng, chàng ngẩng đầu dậy, bỡ ngỡ nhìn Ngọc Xuyến trước mắt, như không tin, như nghẹn ngào.
Ngọc Xuyến từ từ bước đến, nhìn dòng chữ dưới đất: Sơn hữu mộc hề mộc hữu tri. Tâm duyệt quân hề quân bất tri.
Những lời này tựa như đã làm sáng tỏ lòng chàng, và cả nàng, nhưng nàng vẫn tỏ ra như không hay biết gì, vẫn cười ghẹo đùa như mọi ngày, “Ngươi học câu này ở đâu đấy?”
Thành Hưng cúi xuống, viết mấy chữ: Việt nhân ca.
Việt nhân ca, bài ca nói lên nỗi lòng của một con người thống khổ vì tình.
Đúng lúc Ngọc Xuyến còn đang chìm đắm trong những suy nghĩ của mình, Thành Hưng bỗng lấy từ sau lưng ta một nhành liễu, đưa tới trước mặt nàng.
Mượn liễu gửi tình.
Ngọc Xuyến nhìn nhành liễu trước mặt, sau đó thẳng tay gạt nó xuống đất.
Trên mặt Thành Hưng bây giờ là chứa chan bao nỗi bất ngờ, đau lòng, thất vọng.
“Từ bây giờ chúng ta đừng gặp nhau nữa, thực ra từ trước đến giờ ta chỉ lợi dụng ngươi như một tên nô tài suốt ngày chạy theo để mua vui mà thôi. Đũa mốc mà đòi chòi mâm son, ngươi nhìn phò mã của ba chị gái ta đi, anh tuấn biết bao, còn xứng đôi vừa lứa, và quan trọng nhất là không bị tật nguyền.” Buông những lời cay nghiệt ấy xong, Ngọc Xuyến lập tức quay mặt rời đi, nàng không dám nhìn những biểu hiện trên mặt Thành Hưng, càng không dám đối diện với những cảm xúc thật sự của chính mình. Ngọc Xuyến cứ thế rời khỏi nơi đó, nơi có cây ngô đồng và người nàng yêu, nước mắt như chực trào trong mắt nàng, nhưng nàng đã cố nén nó lại, chỉ khi trở về khuê phòng của mình, Ngọc Xuyến mới úp mặt vào chăn oà khóc, thân phận công chúa đã cho nàng những gì, nhưng đã cướp đi của nàng quá nhiều thứ.
Cả đêm hôm đó, nàng không ngủ được, hết khóc rồi nghĩ ngợi, nghĩ ngợi rằng sau này bản thân phải làm gì, nàng nghĩ nàng sẽ rời khỏi Tử Cấm Thành, bây giờ nàng cũng đã đủ tuổi để lập phủ đệ riêng, song nếu như vậy, nàng sẽ phải để lại mẹ mình bơ vơ trong Tử Cấm Thành, nàng đã hứa với Ngọc Châu là sẽ phụng dưỡng mẹ trong thời gian bản thân chưa hạ giá, nàng không thể nuốt lời. Ấy thế, có lẽ Ngọc Xuyến có thể làm một chuyện khác.
Sáng sớm hôm sau, Ngọc Xuyến đặc biệt ra ngoài từ sớm, trong người nàng mang theo một ít trang sức có giá trị, hướng Nội Vụ phủ mà đi. Sáng sớm trường nhai thưa thớt, song các bộ phận hành chính trong cung thì đã sớm thức dậy làm việc.
Không uổng ba năm ở bên nhau, Ngọc Xuyến đã biết được Thành Hưng là thái giám ở đâu, vì vậy nàng chỉ cần nhờ của Nội Vụ phủ tra ra là biết ngay.
Đưa một chiếc trâm ngọc cho lão thái giám đứng đứng đầu, Ngọc Xuyến bảo: “Phiền ông giúp ta tra xem ở dịch đình có thái giám nào tên là Thành Hưng không, hôm trước hắn dám đắc tội với ta, ta trông hắn cực kỳ ngứa mắt, muốn nhờ ông đuổi hắn ra khỏi cung.”
Lão thái giám kia trả lại cây trâm ngọc cho Ngọc Xuyến, đoạn đáp lời, “Nếu đã là đắc tội công chúa thì cứ phạt trượng rồi đuổi đi, công chúa không cần phải khách sáo như thế.”
Ngọc Xuyến gật đầu, coi như mọi việc đã xong.
Mùa đông năm Gia Long thứ tám, nàng đứng trên tường thành nhìn người trong lòng rời đi.
Thiên Hạ rộng lớn như thế, mong chàng sẽ có chốn dung thân.
Nàng biết chàng thông minh, tuy không nói được nhưng lại học nhanh, chăm chỉ, nếu có cơ hội ra ngoài, nhất định sẽ có được hạnh phúc cho riêng mình.
Năm Gia Long thứ mười bảy, tức năm 1818, ngũ hoàng nữ Ngọc Xuyến, lục hoàng nữ Ngọc Ngoạn, thất hoàng nữ hạ giá lấy chồng. Ngọc Xuyến được gả cho Kiêu kỵ đô úy Nguyễn Huỳnh Toán, từ đấy, kết thúc một mối tình.
Lễ cưới của công chúa được diễn ra ba ngày ba đêm. Lấy chồng vốn là chuyện cả đời của người con gái, còn là chuyện vui của một đất nước, bởi nàng là công chúa, là người mang thân phận mà bấy nhiêu cô gái đều mong ước, nhưng Ngọc Xuyến lại chẳng cảm thấy có nỗi vui vẻ gì tồn tại trong lòng mình.
Nụ cười gượng gạo treo trên gương mặt nàng đến đêm rồi cũng phải hạ xuống, màu đỏ của đồ cưới hiện lên thật chói mắt. Dẫu biết rằng kết cục này sẽ diễn ra nhưng nàng vẫn không kìm nổi buồn bã.
Canh khuya hiu hắt, ngày đầu tiên qua đi, lễ nạp thái và lễ vấn danh đã xong, hôm nay, nàng cũng đã được nhìn mặt phò mã qua tấm rèm thưa, đó là một người con trai khôi ngô tuấn tú, nhưng sao mà nàng nhớ thế, nhớ một bóng dáng gầy gò, đen nhẻm, sao mà nàng mộng tưởng thế, mộng tưởng người kia chính là chàng.
Một cơn gió phũ phàng đập lên ô cửa sổ, cánh cửa va mạnh vào làm Ngọc Xuyến giật mình, cùng lúc đó, nàng chợt nhìn thấy một bóng hình nhờ nhờ bên ngoài cửa. Là ai? Liệu có phải là chàng?
Nhưng nàng không phản ứng, cũng không lên tiếng, nàng chỉ ngồi im như vậy và nhìn về bóng đen ngoài kia. Nếu đúng là chàng, thì hãy để hai người nhìn nhau thêm chốc nữa, nàng không muốn phá vỡ khoảnh khắc này, cũng không muốn để lại cảm giác luyến lưu không nỡ xa rời, việc của nàng bây giờ, chỉ là ngồi yên như vậy thôi.
Đến ngày hôm sau, những nghi lễ vẫn được diễn ra rất tươm tất. Thời gian trôi qua thật nhanh, đêm ngày thứ hai ấy mà đã kết thúc. Trong những lúc đứng cạnh phò mã, Ngọc Xuyến thường ngoảnh ra sau, tìm kiếm, rồi tự hỏi liệu Thành Hưng có đang đứng nhìn nàng từ xa không? Nhưng rồi nàng lại cười tự giễu, tại sao nàng lại mong chàng nhìn thấy cảnh này? Cảnh mà nàng cưới chồng, nhìn thấy, liệu chàng có vui không? Còn nếu là nàng, nhất định nàng sẽ vô cùng đau lòng, sầu khổ, thất vọng.
Ấy nên, Ngọc Xuyến cúi đầu nở một nụ cười buồn bã, mối tình của hai người vốn là có duyên mà không có phận, ngay từ đầu đã là như vậy rồi.
Ngày thứ ba, chính là ngày Ngọc Xuyến chính thức về nhà chồng.
Ngồi trên kiệu võng, Ngọc Xuyến lẩm bẩm đọc lại câu: Tâm duyệt quân hề quân bất tri. Có lẽ cả đời này, chàng vẫn sẽ không biết, trong tâm nàng vẫn luôn có chàng.
(Trên núi có cây, cây có cành
Trong lòng có người, người chẳng hay.)
Nhận xét về Sơn Hữu Mộc Hề Mộc Hữu Tri. Tâm Duyệt Quân Hề Quân Bất Tri