Chương 7
Buổi học cứ thế trôi đi rất nhanh.
Hồi trống vừa dứt, bọn trẻ ào ra như chim vỡ tổ. Riêng cái Hoa vẫn phải ở lại cuối cùng để lau bảng.
Cái bảng cao hơn rất nhiều so với một đứa bé gái 6 tuổi như nó.
Không
Nó sắp được 7 tuổi rồi.
Tuy nhiên điều đó cũng không giúp cái bảng lùn hơn chút nào.
Rồi Hoa thấy cái ghế được đặt cạnh mình, sau đó là thằng nhóc lùn nào đó đang leo lên lau phía bên trên bảng.
Bụi phấn rơi xuống, phủ lên khuôn mặt đang ngước nhìn của con bé khiến nó ho sặc sụa.
Bảng đã được lau sạch sẽ.
sách vở được gói gém gọn gàng.
Thứ duy nhất vẫn chưa được dọn dẹp đó là sự im lặng giữa hai đứa nhỏ
"khụ"
Sau tiếng ho hết sức chân thật của mình, Bum đặt vào lòng bàn tay cái Hoa một viên kẹo.
Chẳng có lời xin lỗi nào được nói ra. Bằng một sợi dây vô hình nào đó, tình bạn của tụi nó đã được nối lại một cách âm thầm và lặng lẽ.
“Lát về chỉ tớ mấy chữ hồi nãy nhá”
“Năn nỉ thì may ra nhé thằng đầu đất”
***
Rồi bao mùa cứ thế trôi qua, xuân hạ thu đông rồi lại xuân. Nhắm mắt thoắt cái đã là mùa nghỉ tết thứ tư của bọn nhỏ.
Ba năm liên tiếp Hoa đều được học sinh giỏi, còn Đăng thì chẳng có gì, tuy nhiên nó luôn được giáo viên toán khen lấy khen để. Chả hiểu sao thằng bé lại rất nhạy với những con số nhưng lại mù tịt trong vô vàn con chữ.
Vào những thập niên 80-90, mỗi mùa tết, không khí như khoác lên một màu áo mới, vui tươi và nhộn nhịp hơn rất nhiều. Phố phường bày bán vô vàn những mặt hàng khác nhau, nào quần áo, trang sức, nào cành mai, cành đào. Mỗi cành giá vài trăm đồng, nhiều cây quất có giá lên tới vài nghìn đồng. Hẳn là dành cho những gia đình khá giả trưng diện.
Gia đình Hoa không cần mua gì cả, bà nội nó trước đây trồng rất nhiều mai đào trong vườn. Trong lúc bố đang chăm tỉa cây cành, nó bèn xin một ít để đem sang nhà thằng Đăng đón tết.
Thay vì mua quần áo mới, bà Luyến đã tự may cho con trai một chiếc áo len màu đỏ vô cùng tinh tế, bà còn may riêng cho cái Hoa chiếc mũ len đỏ nhưng sậm màu hơn. Con bé thích cái mũ này vô cùng, nó đội suốt mùa tết mà không thèm đụng tới những cái khác mà ba mẹ mua cho. Gặp ai nó cũng khoe chiếc mũ xinh xắn của mình.
Không chỉ riêng nó, mấy đứa trẻ khác cũng đua nhau khoe đồ mới, có đứa thì khoe áo khoác của mình là hàng nhập ngoại, đôi giày là hàng kiểu mới ra, có đứa còn khoe gia đình nó sẽ đi du lịch trong mùa tết này.
Kệ chúng nó khoe gì thì khoe, tết này con bé đã lên kế hoạch đi đón pháo hoa với cu Đăng, sau đó là cả hai cùng đi chúc tết, rồi nó còn lên sẵn kế hoạch dấu tiền lì xì cùng nhau.
Trước đêm 30, mẹ thằng Bum qua nhà con bé phụ gói bánh chưng. Tết năm nào cũng thế, hai nhà đều ngồi quanh nồi bánh để đón giao thừa cùng nhau.
Hồi trước khi mới về làng, lúc đó làng đang trong thời gian xây dựng đổ nát sau chiến tranh, mọi người đều rất bận mà mẹ con bà Luyến lại là người mới tới nên không biết nhờ ai giúp đỡ. Con bà chỉ mới tròn vài tháng, bà thì chẳng còn đủ sữa để nuôi con. Cũng nhờ gia đình bác Hai phụ giúp, ông Hai thay bà xây tạm căn nhà lá, còn bà Hai thì giúp bà cho con bú. Gia đình ông bà còn có một đứa bé gái vì vậy việc chăm trẻ cũng trở nên thuận tiện hơn.
Mỗi lần người lớn bận việc đều thả hai đứa bé chung một chiếc nôi, chúng không những không khóc mà chơi rất vui là đằng khác.
Thấy mẹ Đăng ở một mình nên mỗi khi tết đến ông bà Hai đều gọi bà sang đón tết cùng. Đến nay cũng được 9 - 10 năm rồi.
Hoa thấy gì Luyến gói bánh khéo tay vô cùng, nghe đâu gì gói bánh gửi ra tuyền tuyến từ hồi còn nhỏ, bảo sao điêu luyện như thế. Năm nào nó cùng năn nỉ gì chỉ cho nó, vậy mà tới giờ nó vẫn không biết gói.
“Bố chỉ con gái bố gói nhé”
“Gì luyến chỉ gói đẹp hơn cơ”
“Ý con là bố gói xấu hả?”
“Dạ không, ý con là bố gói không đẹp ấy”
Ông Hai tổn thương sâu sắc, ông nhìn vợ mình với khuôn mặt đầy vẻ bi ai.
“Bà nó nhìn xem tôi có phải bố ruột nó không”
“Sao có thể được, ông nhặt nó ngoài bụi tre mà”
Bà Luyến cười thành tiếng.
Hoa chả thèm nghe bố mẹ nói xấu mình trước mặt, nó chỉ để ý đến gì thôi. Phải công nhận là dù đã có tuổi nhưng gì vẫn xinh một cách dã man. Dù cho ai cũng khen nó càng lớn càng xinh nhưng nó vẫn chắc chắn một điều rằng gì xinh hơn nó nhiều.
Mà sao nó thấy thằng Bum cứ như con choi choi vậy nhỉ, chả chịu thừa hưởng nét đẹp từ mẹ mình gì cả.
Đăng đang phụ bác Hai tách lá chuối lau khô, sau đó nó quay qua trừng mắt với khuôn mặt lộ rõ vẻ săm soi của con ranh nào đó.
“Nhìn gì mà nhìn, đá đít giờ”
Á à thằng này gan, lại đòi đá đít nhỏ cơ đấy. Giao thừa khỏi cho ngắm pháo bông chung với chị nha con.
Hồi trống vừa dứt, bọn trẻ ào ra như chim vỡ tổ. Riêng cái Hoa vẫn phải ở lại cuối cùng để lau bảng.
Cái bảng cao hơn rất nhiều so với một đứa bé gái 6 tuổi như nó.
Không
Nó sắp được 7 tuổi rồi.
Tuy nhiên điều đó cũng không giúp cái bảng lùn hơn chút nào.
Rồi Hoa thấy cái ghế được đặt cạnh mình, sau đó là thằng nhóc lùn nào đó đang leo lên lau phía bên trên bảng.
Bụi phấn rơi xuống, phủ lên khuôn mặt đang ngước nhìn của con bé khiến nó ho sặc sụa.
Bảng đã được lau sạch sẽ.
sách vở được gói gém gọn gàng.
Thứ duy nhất vẫn chưa được dọn dẹp đó là sự im lặng giữa hai đứa nhỏ
"khụ"
Sau tiếng ho hết sức chân thật của mình, Bum đặt vào lòng bàn tay cái Hoa một viên kẹo.
Chẳng có lời xin lỗi nào được nói ra. Bằng một sợi dây vô hình nào đó, tình bạn của tụi nó đã được nối lại một cách âm thầm và lặng lẽ.
“Lát về chỉ tớ mấy chữ hồi nãy nhá”
“Năn nỉ thì may ra nhé thằng đầu đất”
***
Rồi bao mùa cứ thế trôi qua, xuân hạ thu đông rồi lại xuân. Nhắm mắt thoắt cái đã là mùa nghỉ tết thứ tư của bọn nhỏ.
Ba năm liên tiếp Hoa đều được học sinh giỏi, còn Đăng thì chẳng có gì, tuy nhiên nó luôn được giáo viên toán khen lấy khen để. Chả hiểu sao thằng bé lại rất nhạy với những con số nhưng lại mù tịt trong vô vàn con chữ.
Vào những thập niên 80-90, mỗi mùa tết, không khí như khoác lên một màu áo mới, vui tươi và nhộn nhịp hơn rất nhiều. Phố phường bày bán vô vàn những mặt hàng khác nhau, nào quần áo, trang sức, nào cành mai, cành đào. Mỗi cành giá vài trăm đồng, nhiều cây quất có giá lên tới vài nghìn đồng. Hẳn là dành cho những gia đình khá giả trưng diện.
Gia đình Hoa không cần mua gì cả, bà nội nó trước đây trồng rất nhiều mai đào trong vườn. Trong lúc bố đang chăm tỉa cây cành, nó bèn xin một ít để đem sang nhà thằng Đăng đón tết.
Thay vì mua quần áo mới, bà Luyến đã tự may cho con trai một chiếc áo len màu đỏ vô cùng tinh tế, bà còn may riêng cho cái Hoa chiếc mũ len đỏ nhưng sậm màu hơn. Con bé thích cái mũ này vô cùng, nó đội suốt mùa tết mà không thèm đụng tới những cái khác mà ba mẹ mua cho. Gặp ai nó cũng khoe chiếc mũ xinh xắn của mình.
Không chỉ riêng nó, mấy đứa trẻ khác cũng đua nhau khoe đồ mới, có đứa thì khoe áo khoác của mình là hàng nhập ngoại, đôi giày là hàng kiểu mới ra, có đứa còn khoe gia đình nó sẽ đi du lịch trong mùa tết này.
Kệ chúng nó khoe gì thì khoe, tết này con bé đã lên kế hoạch đi đón pháo hoa với cu Đăng, sau đó là cả hai cùng đi chúc tết, rồi nó còn lên sẵn kế hoạch dấu tiền lì xì cùng nhau.
Trước đêm 30, mẹ thằng Bum qua nhà con bé phụ gói bánh chưng. Tết năm nào cũng thế, hai nhà đều ngồi quanh nồi bánh để đón giao thừa cùng nhau.
Hồi trước khi mới về làng, lúc đó làng đang trong thời gian xây dựng đổ nát sau chiến tranh, mọi người đều rất bận mà mẹ con bà Luyến lại là người mới tới nên không biết nhờ ai giúp đỡ. Con bà chỉ mới tròn vài tháng, bà thì chẳng còn đủ sữa để nuôi con. Cũng nhờ gia đình bác Hai phụ giúp, ông Hai thay bà xây tạm căn nhà lá, còn bà Hai thì giúp bà cho con bú. Gia đình ông bà còn có một đứa bé gái vì vậy việc chăm trẻ cũng trở nên thuận tiện hơn.
Mỗi lần người lớn bận việc đều thả hai đứa bé chung một chiếc nôi, chúng không những không khóc mà chơi rất vui là đằng khác.
Thấy mẹ Đăng ở một mình nên mỗi khi tết đến ông bà Hai đều gọi bà sang đón tết cùng. Đến nay cũng được 9 - 10 năm rồi.
Hoa thấy gì Luyến gói bánh khéo tay vô cùng, nghe đâu gì gói bánh gửi ra tuyền tuyến từ hồi còn nhỏ, bảo sao điêu luyện như thế. Năm nào nó cùng năn nỉ gì chỉ cho nó, vậy mà tới giờ nó vẫn không biết gói.
“Bố chỉ con gái bố gói nhé”
“Gì luyến chỉ gói đẹp hơn cơ”
“Ý con là bố gói xấu hả?”
“Dạ không, ý con là bố gói không đẹp ấy”
Ông Hai tổn thương sâu sắc, ông nhìn vợ mình với khuôn mặt đầy vẻ bi ai.
“Bà nó nhìn xem tôi có phải bố ruột nó không”
“Sao có thể được, ông nhặt nó ngoài bụi tre mà”
Bà Luyến cười thành tiếng.
Hoa chả thèm nghe bố mẹ nói xấu mình trước mặt, nó chỉ để ý đến gì thôi. Phải công nhận là dù đã có tuổi nhưng gì vẫn xinh một cách dã man. Dù cho ai cũng khen nó càng lớn càng xinh nhưng nó vẫn chắc chắn một điều rằng gì xinh hơn nó nhiều.
Mà sao nó thấy thằng Bum cứ như con choi choi vậy nhỉ, chả chịu thừa hưởng nét đẹp từ mẹ mình gì cả.
Đăng đang phụ bác Hai tách lá chuối lau khô, sau đó nó quay qua trừng mắt với khuôn mặt lộ rõ vẻ săm soi của con ranh nào đó.
“Nhìn gì mà nhìn, đá đít giờ”
Á à thằng này gan, lại đòi đá đít nhỏ cơ đấy. Giao thừa khỏi cho ngắm pháo bông chung với chị nha con.
Nhận xét về Hoa Đăng