Chương 7
“Mấy sáng gần đây cha có thấy “vẩy tê tê”*, bão sắp tới rồi.”
Pup biết cha vẫn luôn tỉ mỉ, trước mỗi chuyến đi luôn có sự chuẩn bị cẩn thận. Nhưng bão đối với họ luôn là vấn đề không thể xem nhẹ. Bão tới, ở trên biển càng nguy hiểm hơn vì thuyền dễ bị sóng biển đánh chìm, ảnh hưởng đến mạng người. Còn trên đảo cũng không ổn được: Những cơn bão sẽ khiến cho nhiều nhà hư hỏng, có khi bão làm mất hết vụ mùa của người dân.
Vẩy tê tê*: Tên gọi của rạng mây di chuyển theo hướng từ Đông qua Tây mà ngư dân đặt hay gọi. Nó xuất hiện vào sáng sớm, là một dấu hiệu giúp ngư dân biết có thể vài ngày nữa sẽ có bão, biển sẽ động mạnh. Trong thơ ca Việt chúng ta còn có câu “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” ý chỉ hiện tượng chân trời có ráng vàng như mỡ gà là sắp có mưa to hoặc dông bão.
Pup nhìn cha, ông cũng không còn trẻ nữa. Trên mái tóc kia đã xuất hiện một, hai sợi tóc bạc; bàn tay thô kệch, to bành chai sạn như tảng đá do kéo lưới, quăng chài; làn da từ rám nắng dần trở nên đỏ rảu. Cha chưa từng than khổ, than nhọc trước bất kì ai, ông coi việc mình làm là điều đương nhiên, ông yêu biển và yêu gia đình hơn cả thảy. Nếu như hai anh của Pup luôn một lòng hướng nghiệp chài lưới của cha thì Pup lại khác hẳn. Cậu nhìn được xa hơn, cậu thấy những gian khổ mà cha anh phải chịu, cậu muốn dần thay đổi những điều ấy.
Suy nghĩ ấy luôn ở trong tâm, cậu chẳng nhắc cho ai bao giờ. Không nỡ nhìn cha cực nhọc, cậu mở lời:
“Cha, cần con phụ gì không?”
Người cha đang gỡ lưới cũng không ngước lên nhìn cậu.
“Không cần đâu con, con xem kiểm lại mấy bao cá trong bếp ấy, người ta nhờ vả thì phải giúp tới nơi tới chốn con ạ.”
“Vâng, con vào nhà trước nhé!”
Nhắc đến cá cậu mới nhớ tới chuyện đám lái buôn kia, chắc mai kia gì đó họ sẽ kéo tới nhà cậu thôi. Năm nay nhiều hộ trên đảo đều được mùa cá tra, những con cá được phơi khô săn lại, màu ngả sang vàng nâu nhìn bắt mắt. Trong nhà cậu cũng đang chứa vài bao cá tra bần – loại được dùng làm mẫu, của các hộ quanh đây. Kiểm kê lại đầy đủ, cũng phân chia ra thành các mức độ khác nhau từ tốt dần trở xuống. Pup dự định sẽ bán chúng với những mức giá khác nhau tùy theo chất lượng.
Lại nhắc đến đám lái buôn kia, tên béo dẫn đoàn la cà từ đầu tới cuối buổi cũng không bắt gặp một sạp hàng cá tra bần nào. Lão có chút tức giận, quát:
“Thằng nhãi đấy cũng bày trò cơ đấy, tụi mày biết nó là ai không?”
Một tên đi cùng đoàn với tên béo nói:
“Tôi nghe hắn là tên buôn bán được nhất trên cái đảo này, chưa có lái buôn nào ép giá của hắn được, có vẻ rất lợi hại!”
“Vậy à?”
Tên béo vuốt vuốt bộ râu tàng hình của hắn, cười khà khà: “Vậy phải đến xem nhà thằng nhãi đấy có cái gì mà huênh hoang với tao, đi! Mày đi hỏi xem nhà nó ở đâu, ngày kia cùng tao tới nhà nó!”
Bốn năm tên “lâu la” vâng vâng dạ dạ rồi hòa vào dòng người đi hỏi. Lão mập thì vẫn vênh váo, ngạo mạn về thuyền của họ nghỉ ngơi. Trong đầu hắn vốn chẳng để mấy lời tên ban trưa nói, cũng không quan tâm tên nhóc lanh lợi hắn gặp. Bản chất của hắn là thương nhân, chỉ quan tâm đến lợi ích, chỉ để tâm làm sao xu nịnh được những người thuộc tầng lớp tư bản để có thể nhanh chóng đẩy được hàng; còn mấy người trên đảo đối với hắn chỉ là những kẻ chưa tiến hóa, ngu ngục, bần tiện và dơ bẩn.
Ula mới vào rừng được một ngày, một đêm; anh cùng cha đang theo dõi một bầy lợn rừng. Tìm được dấu vết và cả đường chúng hay đi. Ý định là bẫy và bắt sống cả bầy, đem về một phần thịt đem bán, một phần Ula muốn đem chúng nuôi thử, nếu có thể cho chúng sinh ra con non thì sẽ không cần khổ cực đi săn nữa. Họ sẽ chăn nuôi để kiếm sống. Cha anh cũng đã không còn trẻ trung, đi săn cũng không phải kế lâu dài. Trong rừng đâu đâu cũng được bao bọc bởi màu xanh của cây cối, lâu lâu lại chen vào một cây thay lá sắc úa vàng. Như tâm tình vốn nên bình lặng đôi khi lại xen chút nhớ nhung.
Lần này hai cha con dùng bẫy hầm để bắt bầy lợn. Hì hục cả buổi chiều mới đào xong hai cái hố lớn sâu chừng hai mét, rộng một mét rưỡi. Công đoạn đào là do Ula nhận làm hết, anh bảo cha đi tìm lá cây và củi mục. Sau đi đào xong thì đặt những cành cây mục và phủ lá lên. Hoàn tất còn đặt thêm vài củ khoai lên để thu hút bầy lợn.
Chiều tối, tiếng chó sói hú hét trên đỉnh núi khiến cho bất kỳ tay thợ săn nào cũng phải cảnh giác cao độ. Mấy cái bẫy được bố trí đâu vào đấy, chỉ còn chờ đợi mà thôi.
Ngày hôm sau vẫn không có gì, cái bẫy vẫn còn nguyên, dường như bầy lợn này rất cảnh giác. Việc bây giờ hai người họ có thể làm đó là chờ đợi. Loài lợn này quen thuộc ngọn núi này như lòng bàn tay, chỉ cần một chút sự thay đổi là chúng sẽ không hành động như trước. Ai cũng biết đào đất lên chắc chắn sẽ có mùi khác lạ trong không khí, thường chúng ta không nhận ra. Nhưng loài lợn có cái mũi cứng cáp và nhạy bén, chúng ngửi thấy mùi tươi của đất mới đào. Cảm nhận lực chân thấy đất mềm liền đổi đường khác ngay.
Lũ lợn chưa mắc bẫy thì hai cha con cũng chưa thể về. Chúng ăn cỏ cây thì hai cha con cũng phải ăn rau rừng, uống nước suối, nguy hiểm ngày đêm rình rập, không một giấc ngủ yên... . Càng ở rừng lâu thì nguy hiểm càng nhiều. Khi con người theo dõi dấu vết thú rừng thì thú rừng cũng đang quan sát con người. Chỉ cần có cơ hội bọn chúng sẽ dồn lực vào cấu xé, cùng nhau xẻ thịt chúng ta.
Ngày thứ ba cuối cùng cũng có tiến triển, cả bầy lợn bị rơi xuống hầm, tổng cộng có mười hai con gồm bốn con lợn đực và tám con lợn cái. Những con lợn này không phải bầy lợn hai cha con họ nhắm tới nhưng mắc bẫy cũng là chuyện tốt! Bầy lợn này non hơn và chưa con nào có bầu, chứng tỏ tất cả bọn chúng cùng một mẹ. Có lẽ đã quá lâu không tìm được thức ăn hay không cạnh tranh được với những bầy khác nên chúng mới liều mạng ăn mấy củ khoai để rồi mắc bẫy.
Pup biết cha vẫn luôn tỉ mỉ, trước mỗi chuyến đi luôn có sự chuẩn bị cẩn thận. Nhưng bão đối với họ luôn là vấn đề không thể xem nhẹ. Bão tới, ở trên biển càng nguy hiểm hơn vì thuyền dễ bị sóng biển đánh chìm, ảnh hưởng đến mạng người. Còn trên đảo cũng không ổn được: Những cơn bão sẽ khiến cho nhiều nhà hư hỏng, có khi bão làm mất hết vụ mùa của người dân.
Vẩy tê tê*: Tên gọi của rạng mây di chuyển theo hướng từ Đông qua Tây mà ngư dân đặt hay gọi. Nó xuất hiện vào sáng sớm, là một dấu hiệu giúp ngư dân biết có thể vài ngày nữa sẽ có bão, biển sẽ động mạnh. Trong thơ ca Việt chúng ta còn có câu “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” ý chỉ hiện tượng chân trời có ráng vàng như mỡ gà là sắp có mưa to hoặc dông bão.
Pup nhìn cha, ông cũng không còn trẻ nữa. Trên mái tóc kia đã xuất hiện một, hai sợi tóc bạc; bàn tay thô kệch, to bành chai sạn như tảng đá do kéo lưới, quăng chài; làn da từ rám nắng dần trở nên đỏ rảu. Cha chưa từng than khổ, than nhọc trước bất kì ai, ông coi việc mình làm là điều đương nhiên, ông yêu biển và yêu gia đình hơn cả thảy. Nếu như hai anh của Pup luôn một lòng hướng nghiệp chài lưới của cha thì Pup lại khác hẳn. Cậu nhìn được xa hơn, cậu thấy những gian khổ mà cha anh phải chịu, cậu muốn dần thay đổi những điều ấy.
Suy nghĩ ấy luôn ở trong tâm, cậu chẳng nhắc cho ai bao giờ. Không nỡ nhìn cha cực nhọc, cậu mở lời:
“Cha, cần con phụ gì không?”
Người cha đang gỡ lưới cũng không ngước lên nhìn cậu.
“Không cần đâu con, con xem kiểm lại mấy bao cá trong bếp ấy, người ta nhờ vả thì phải giúp tới nơi tới chốn con ạ.”
“Vâng, con vào nhà trước nhé!”
Nhắc đến cá cậu mới nhớ tới chuyện đám lái buôn kia, chắc mai kia gì đó họ sẽ kéo tới nhà cậu thôi. Năm nay nhiều hộ trên đảo đều được mùa cá tra, những con cá được phơi khô săn lại, màu ngả sang vàng nâu nhìn bắt mắt. Trong nhà cậu cũng đang chứa vài bao cá tra bần – loại được dùng làm mẫu, của các hộ quanh đây. Kiểm kê lại đầy đủ, cũng phân chia ra thành các mức độ khác nhau từ tốt dần trở xuống. Pup dự định sẽ bán chúng với những mức giá khác nhau tùy theo chất lượng.
Lại nhắc đến đám lái buôn kia, tên béo dẫn đoàn la cà từ đầu tới cuối buổi cũng không bắt gặp một sạp hàng cá tra bần nào. Lão có chút tức giận, quát:
“Thằng nhãi đấy cũng bày trò cơ đấy, tụi mày biết nó là ai không?”
Một tên đi cùng đoàn với tên béo nói:
“Tôi nghe hắn là tên buôn bán được nhất trên cái đảo này, chưa có lái buôn nào ép giá của hắn được, có vẻ rất lợi hại!”
“Vậy à?”
Tên béo vuốt vuốt bộ râu tàng hình của hắn, cười khà khà: “Vậy phải đến xem nhà thằng nhãi đấy có cái gì mà huênh hoang với tao, đi! Mày đi hỏi xem nhà nó ở đâu, ngày kia cùng tao tới nhà nó!”
Bốn năm tên “lâu la” vâng vâng dạ dạ rồi hòa vào dòng người đi hỏi. Lão mập thì vẫn vênh váo, ngạo mạn về thuyền của họ nghỉ ngơi. Trong đầu hắn vốn chẳng để mấy lời tên ban trưa nói, cũng không quan tâm tên nhóc lanh lợi hắn gặp. Bản chất của hắn là thương nhân, chỉ quan tâm đến lợi ích, chỉ để tâm làm sao xu nịnh được những người thuộc tầng lớp tư bản để có thể nhanh chóng đẩy được hàng; còn mấy người trên đảo đối với hắn chỉ là những kẻ chưa tiến hóa, ngu ngục, bần tiện và dơ bẩn.
Ula mới vào rừng được một ngày, một đêm; anh cùng cha đang theo dõi một bầy lợn rừng. Tìm được dấu vết và cả đường chúng hay đi. Ý định là bẫy và bắt sống cả bầy, đem về một phần thịt đem bán, một phần Ula muốn đem chúng nuôi thử, nếu có thể cho chúng sinh ra con non thì sẽ không cần khổ cực đi săn nữa. Họ sẽ chăn nuôi để kiếm sống. Cha anh cũng đã không còn trẻ trung, đi săn cũng không phải kế lâu dài. Trong rừng đâu đâu cũng được bao bọc bởi màu xanh của cây cối, lâu lâu lại chen vào một cây thay lá sắc úa vàng. Như tâm tình vốn nên bình lặng đôi khi lại xen chút nhớ nhung.
Lần này hai cha con dùng bẫy hầm để bắt bầy lợn. Hì hục cả buổi chiều mới đào xong hai cái hố lớn sâu chừng hai mét, rộng một mét rưỡi. Công đoạn đào là do Ula nhận làm hết, anh bảo cha đi tìm lá cây và củi mục. Sau đi đào xong thì đặt những cành cây mục và phủ lá lên. Hoàn tất còn đặt thêm vài củ khoai lên để thu hút bầy lợn.
Chiều tối, tiếng chó sói hú hét trên đỉnh núi khiến cho bất kỳ tay thợ săn nào cũng phải cảnh giác cao độ. Mấy cái bẫy được bố trí đâu vào đấy, chỉ còn chờ đợi mà thôi.
Ngày hôm sau vẫn không có gì, cái bẫy vẫn còn nguyên, dường như bầy lợn này rất cảnh giác. Việc bây giờ hai người họ có thể làm đó là chờ đợi. Loài lợn này quen thuộc ngọn núi này như lòng bàn tay, chỉ cần một chút sự thay đổi là chúng sẽ không hành động như trước. Ai cũng biết đào đất lên chắc chắn sẽ có mùi khác lạ trong không khí, thường chúng ta không nhận ra. Nhưng loài lợn có cái mũi cứng cáp và nhạy bén, chúng ngửi thấy mùi tươi của đất mới đào. Cảm nhận lực chân thấy đất mềm liền đổi đường khác ngay.
Lũ lợn chưa mắc bẫy thì hai cha con cũng chưa thể về. Chúng ăn cỏ cây thì hai cha con cũng phải ăn rau rừng, uống nước suối, nguy hiểm ngày đêm rình rập, không một giấc ngủ yên... . Càng ở rừng lâu thì nguy hiểm càng nhiều. Khi con người theo dõi dấu vết thú rừng thì thú rừng cũng đang quan sát con người. Chỉ cần có cơ hội bọn chúng sẽ dồn lực vào cấu xé, cùng nhau xẻ thịt chúng ta.
Ngày thứ ba cuối cùng cũng có tiến triển, cả bầy lợn bị rơi xuống hầm, tổng cộng có mười hai con gồm bốn con lợn đực và tám con lợn cái. Những con lợn này không phải bầy lợn hai cha con họ nhắm tới nhưng mắc bẫy cũng là chuyện tốt! Bầy lợn này non hơn và chưa con nào có bầu, chứng tỏ tất cả bọn chúng cùng một mẹ. Có lẽ đã quá lâu không tìm được thức ăn hay không cạnh tranh được với những bầy khác nên chúng mới liều mạng ăn mấy củ khoai để rồi mắc bẫy.
Nhận xét về Xanh