Chương 6: Khi bàn tay thôi nắm (Phần hai)

Tôi mở mắt. Những thanh âm ồn ã không còn nữa, những lời chửi mắng nào còn đâu, tiếng chạy hục hịch hay lời nói bai bải cùng với điệu cười khúc khích cứ vậy mà tan biến trong sương gió và nơi tôi đang đứng đây sẽ in hằn mãi mỗi bước chân tôi như đang níu lại những hồi ức đẹp đẽ nhất của một con người….

“Bịch! Bịch!” Đôi chân tôi chạy như bay về phía thị trấn, tôi cố gắng hô to, gào giọng nói:

- Chạy đi! Bọn chúng tới rồi! Bọn Mỹ sắp kéo đến đây rồi!

Nghe tin ấy, ai cũng như kiến vỡ tổ, nháo nhào lên, người đi xuôi kẻ ngược dòng, xô lấn nhau để chiếm được cái chỗ “tốt” ở hầm trú ẩn. Người thì tá hoả mặc kệ hành lí đồ đạc, hùng hục chạy biến vào chỗ trú, người thì phải mang nào là đồ ăn, thức uống đến cả quần áo xong xuôi mới chịu trốn. Không ai chịu ai cả, ào ào chẳng khác gì đê vỡ đến nơi.

- Anh Linh! - Bỗng một tiếng gọi vọng đến, tôi vội ngoảnh mặt thì trông thấy cô Chi đang ôm con chạy lại.

- Anh Linh giúp tôi với! Bọn trẻ vẫn còn ở trong đấy!

- Bọn trẻ nào? Có phải lũ con nhà bà Ngan không?

- Vâng đúng rồi! - Cô hớt hải chỉ tay vào căn nhà tranh được dựng trong góc. Một căn buồng nát bươm, bẩn thỉu và cũ kĩ, nơi mà chính tôi đã ngỡ rằng nó là cái chuồng chó. Cô Chi còn kéo tôi lại, dục tôi vào nhanh kẻo trễ.

Tôi ngơ ngác, chỉ ừ ừ mấy cái rồi lẩn vào trong. Một cảnh tượng bất ngờ xuất hiện trước mắt tôi.

Đám con thơ nhà bà Ngan đang quỳ rạp xuống, lũ nhỏ đứa nào cũng lem luốc không vết dơ bánh xe thì là những vệt bẩn đen ngỏm trông phát khiếp, hay có chỗ còn lấm tấm mấy cục ghẻ lở sưng tấy lên như loang lổ viêm đỏ khi về mùa.

Chúng đang làm gì đó mà thần bí lắm, ngó thì có vẻ là không có chuyện gì đấy nhưng thật sự thì một chuyện kinh hoàng đã xảy ra: Cái Mẹt, cái đứa con gái lì lợm nhất trong đám đang nằm phát sốt trên thềm đất lạnh! Nó co rúm lại, với thân thể gầy trơ xương. Trông nó không khác gì quả trứng gà đã luộc chín, lăn lông lốc trên đất.

Bọn trẻ khóc đến sưng cả mắt. Con chị cả thì ngồi lì ở đấy, cứ ôm chặt con em nhỏ nhất rồi lâu lâu lại thì thầm với mấy đứa em còn lại.

Thật khó hiểu lũ con nít! Bọn chúng có thể nghịch ngợm, quậy phá đến phát bực nhưng không ai có thể bỏ mặc những đôi mắt ướt đẫm ấy sung vù lên trước tình cảnh khốn nạt khi con chị nó đang làm trơ trơ trên thềm đất và cũng sẽ không ai có thể kìm nén được cảm xúc khi sinh mạng của bọn trẻ đang ngàn cân treo sợi tóc trước mũi súng quân thù.

Nghĩ đến đây tôi lại “chập chờn” như bóng đèn điện. Cai óc chứa đầy sự thắc mắc hiện lên rõ mồn một những câu hỏi kì lạ. Và dòng cảm xúc chảy trong đầu tôi lúc này đang phím trong bộ não một nỗi lòng đan xen sự thất vọng lẫn sự buồn bã khó tả rằng: chẳng phải chúng ta, những người lớn mới kì lạ sao? Dẫu cho ngoài kia có bao nhiêu người lớn có thể giết người vô kể nhưng kì cục thay khi một ít trong số đó lại có người không hại trẻ em.

Một câu hỏi tưởng chừng như không có lời đáp ấy đã thổn thức trong tôi những tháng ngày tuổi thơ đẹp đẽ nhất…

- Chị ơi!

Tôi bất giác ngước lên, ngỡ ngàng khi thấy thằng Tị đang gào lên trước thân thể yếu ớt của con Mẹt. Con nhỏ đang rên lên những tiếng ư ử dai dẳng, đau đớn thấm nhuần vào xương tuỷ.

Tôi chậm rãi lại gần, khe khẽ nhấc từng bước chân như đôi chân chảy mủ, bệnh tật của thầy tôi phải nhón nhén nhẹ nhàng vào những buổi đêm để giữ cho tôi được ngon giấc hồi còn bé rồi từ từ chạm vào vai thằng Tẹo. Thằng nhỏ giật nảy người, dáng dấp gầy nhòm, khúc khuỷu của nó nhảy bổ lên, vội vã trốn sau lưng người chị ba.

- Ủa? Chú Linh? Sao chú lại ở đây?

- Bọn lính Mỹ sắp kéo đến rồi! Hồi chừ cô Chi còn nói mấy đứa không chịu ra kia kìa! Nhanh nhanh lên đi!

- Không được đâu chú ạ! Má con còn chưa về nên chúng con phải đợi má nữa! Thôi! Chú đi trước đi! - Con nhỏ thẳng thừng từ chối, nó chau mày rồi lắc đầu liên tục. Mặt mũi nó dù có đen nhẻm như chét tro nhưng chỉ một chút thôi, tôi nhận ra được ánh mắt kiên quyết của con bé.

Tôi đứng người. Bọn chúng hiểu chuyện đến nỗi làm tôi đau lòng!

Bỗng một thứ súc cảm nào đó nảy nở trong lòng tôi, một thứ tình cảm hiện lên và sực sôi mạnh mẽ như ngọn sóng dữ quật vào bờ kéo theo tiếng gầm rú kinh điển nhất. Những cơn đau đớn, quằn quại mà Mẹt đang chịu ấy có thể đâm sâu vào trái tim này hàng ngàn tấm gai nhọn ứa máu. Tôi không kìm được nữa. Chịu thôi! Dù bất cứ giá nào mình cũng phải giúp chúng!

Ngay khi con chị cả lau đi những giọt mồ hôi mặt chát trên đầu đứa em. Tôi nhanh chóng kéo nó ra rồi chậm rãi xách bồng Mẹt lên. Tôi ra lệnh:

- Chú không quan tâm là u mấy đứa có chịu về hay không nhưng nếu để con bé như vậy thì nó sẽ không qua kịp mất!

- Nhưng má dặn tui con phải trông nhà đến khi nào má về! Làm ơn chú! Cứ mặc tụi con đi! - Thằng Tẹo van xin tôi. Cu cậu nắm chặt lấy gấu áo và mếu máo như dáng vẻ của thằng lính quèn quỳ xuống hôn chân tên quan huyện thời An Nam. Hành động ấy khiến tôi kinh ngạc lẫn có thái độ chần chừ hơn.

- Tụi cháu thương u thì phải biết giữ mạng của mình chứ! Lũ lính Mỹ mà đến đây thì không chỉ chú mà còn toàn bộ chúng cháu sẽ toi đời! Chả lẽ các cháu không quan tâm đến u các cháu sao? Sẽ thế nào nếu bà ấy thấy xác của con mình đang nằm trên đất? - Tôi cố gắng gượng lại và giải thích mọi chuyện.

- Nhưng… - Bất chợt bọn chúng cúi gằm mặt xuống lưỡng lự với điệu bộ sợ hãi, lo lắng rồi câm như hến.

- Không nhưng nhị gì hết! Đi theo chú! - Tôi xồng xộc kéo tay con chị cả, mấy đứa em thấy vậy cũng lật đật theo sau.

Thoạt đầu, bọn chúng cứ lầm lì mãi, không chịu nghe. Thế mà sau khi được chị cả nhắc có mấy câu là lại ngoan ngoãn đến bất ngờ.

Chúng tôi chậm rãi “đi nhẹ bước khẽ” ra ngoài cửa rồi nhanh chóng trốn ra sau tấm liếp trải trước nhà để nắm bắt tình hình.

Có vẻ bọn lính Mỹ chưa mần đến đây, chắc có lẽ chúng đang đi viễn chinh qua một số ngôi làng gần đấy…

Đoàng!

Bỗng nhiên một tiếng súng oanh tạc vang lên. Tôi trợn tròn mắt, hớt hải quay lại. Một tốp lính Mỹ mặt mày bặm trợn đang đứng cách tôi chỉ dăm bảy, tám mét. Chúng gần lắm và sẽ không bao giờ ngừng đi tiếp để giết những người như chúng tôi!

Ban đầu, khi biết tin quân Mỹ đến đây thì tôi không lo lắm, thế nhưng sau khi nhớ lại cái khoảng khắc mà Nhân kể lại cho tôi rằng người cứu em là Lim đã ra đi dưới con dao găm của một đại đội Mỹ và nhiều nguồn tin truyền miệng cũng có nhắc đến chúng.

Như có một tia sét đánh vọt qua trong tâm trí, tôi mới nhận ra ngay từ ban đầu, chính những kẻ tự xưng mình là anh hùng bảo vệ chính nghĩa ấy đã cướp đi mạng sống của hàng loạt người dân vô tội! Bọn chúng không có ý định tha cho chúng tôi, và đó cũng là lí do tại sao mỗi khi có ai nhắc khẽ đến cái tên Mỹ thì người dân trong làng đều sẽ sợ đến xanh mặt như cái cách mà con dê con run rẩy khi nghe tiếng bước chân của loài người. Chúng sẽ phải vào bàn mổ không lí do và những đĩa thịt ngon lành sau cùng sẽ được bày biện đẹp đẽ trước mặt mấy gã thực khách háu ăn. Dẫu có khóc lóc đỏ cả mắt và khuôn mặt đã dính lại do nước mắt nhưng biết làm sao được. Chúng ta cuối cùng chả phải chết!

Con tim tôi cứ run rẩy mãi. Nó đập liên tục và nhanh đến nỗi dường như đứa trẻ ngồi bên cạnh cũng có thể nghe thấy được.

Khó nghĩ quá! Tôi than thở, đôi mày nhăn lại và mi mắt cũng nặng dần. Tôi liếc nhìn bọn trẻ, rồi thầm thì: Cứ như thế này thì chết là cái chắc. Để mình làm con mồi thì không được, bởi vì bọn trẻ không biết đường đến hầm trú ẩn. Còn nếu lấy một đứa ra thì những đứa còn lại sẽ không chịu và điều đó là bất khả thi!

Tiếng bước chân thì càng ngày gần hơn…. Một… hai…ba rồi đến mười, mười một bước… Gần như đã hơn một chục bước chân!

Tôi hồi hộp. Tôi biết mình không thể nào thoát khỏi cái ống sắt đen ngỏm như hai con ngươi của chủ nhân chúng, được nạp đầy đạn chắc nịch kèm theo những lời tanh bẩn, tức tưởi được phun ra từ chính cái miệng hôi hám của những tên lính Mỹ. Tôi biết những đứa trẻ này sớm muộn gì cũng phải ra đi trên mảnh đất quê nhà trước khi mẹ chúng về. Rồi sẽ sớm thôi mọi thứ sẽ đến, bởi vì thời gian trôi đi không chờ một ai như cái chết nhanh gọn được kết liễu trong gang tấc của chúng tôi...

Cạch!

Bất chợt một âm thanh lạ vang lên, nó xuất hiện từ đằng sau lưng. Tiếng động ấy rất quen thuộc, giống với thứ tôi đã từng nghe qua khi còn chui rúc trong cái hang tối ngày con bé. Thuở ấy, tôi phải trốn khỏi sự ráo riết của bọn Việt gian. Thứ vũ khí chúng dùng có tiếng rất giống với cái mà tôi nghe thấy. Vâng, không lẫn vào đâu được, đó là một khẩu súng!

Tôi ngoảnh lại và bóng dáng con người đập vào mắt tôi lúc này là một người lính Tây da đen. Anh ta mặc một bộ quân phục màu xanh nhạt cũ kĩ, trước ngực là hơn một chục túi đựng bom đạn, các loại và một cái nón cối màu xanh lá mạ. Khẩu shotgun trên tay của tên này có dây đeo, thân màu đen và tay cầm làm bằng gỗ được đánh nhẵn bóng. Trông rất giống với cái mà bác Mai đã miêu tả mấy hôm trước.

Chúng tôi đứng hình, mồ hôi nhỏ từng hột trên má, đôi tròng mở to hết cỡ. Chúng tôi không ngờ người này lại đi từ hướng ngược lại.

Mặt mày anh ta cũng ngạc nhiên không kém. Tôi đoán không chừng có lẽ người lính này nếu không biết có thể nghĩ chúng tôi là Việt Cộng rồi sẽ xuống tay sớm thôi. Mà dù có là người dân thì sao chứ? Chúng cũng chằng để tâm cái chuyện nắm trên tay sinh mạng của người khác, cái mà chúng luôn coi là cỏn con ấy.

Tôi cố vươn người lên, giang rộng hai tay ra ôm lũ trẻ. Tôi thì thào:

Đừng sợ. Các cháu sẽ không sao đâu! Có chú ở đây rồi!

Tôi không kiềm được trước giàn nước mắt giàn giụa của bọn chúng. Vừa lo sợ vừa thương cảm, tôi ngoái đầu lại, trừng mắt nhìn hắn ta. Ánh mắt tức giận đến cực cùng, tay nắm chặt chờ đợi thời khắc sinh tử gần kề.

Bỗng dưng, một bầu không khí yên lặng từ đâu ập đến. Mọi thứ chuyển biến quá nhanh! Tôi đơ cứng người. Còn anh chàng kia thì đau đớn rên lên.

Anh ta đột nhiên lấy con dao găm đeo ở hông ra và đâm phát một vào vùng đùi trái!

Tôi ngỡ ngàng, không thể nào tin vào mắt mình.

Còn bọn lính đứng xa xa kia thì khi nghe thấy tiếng động liền bất giác chạy lại. Bọn chúng cất lời với chất giọng đặc sệt, chúng nói bằng tiếng Anh (Cũng may là tôi đã từng học một ít tiếng Anh trước đây):

Có chuyện gì thế! Chú có sao không?

Anh chàng gốc Phi ban nãy cứ hừ hừ rên rỉ, anh cố gượng chỉ tay về phía trước, đằng sau anh ta rồi thều thào bảo với người anh em da trắng:

Ở đằng kia...Tên Việt Cộng đã bắn tôi đang ở đằng ấy... các anh đừng để....hắn thoát!

Bọn lính ấy chẳng nói chẳng rằng, chúng chăm chăm chạy một mạch về phía trước bỏ lại thân xác nhuốm đầy máu của đồng đội với một người lính khác làng một tên Mỹ da trắng. Anh ta có cặp mắt láo liên khiến chúng tôi kinh sợ như thể có một con hổ đói đang ráo riết tìm miếng mồi béo bở.

Mack, sao thế? Có chuyện gì à? - Bất chợt anh chàng bị thương kia cất lời.

Không có gì đâu. Nhưng tôi có cảm giác như thể có ai đó đang theo dõi chúng ta.

Thôi nào! Mack, cậu đa nghi quá rồi đấy! Ở đây làm gì có ma nào đâu! Chúng ta đã đi kiểm tra rồi mà.

Nhưng còn phía trước nữa!

Phía trước? Ý cậu là phía tôi vừa đi ra sao?

Ừ - Người đồng đội da trắng kia từ từ đảo mắt thăm dò xung quanh, dáng vẻ anh ta thực sự rất giống với một người đã trải qua nhiều trận chiến gay go, thảm khốc. Anh ta có một cặp lông mày nhăn nhó xếp lên nhau và cái trực giác nhanh nhạy làm chúng tôi cảm thấy vừa lo lắng vừa khó chịu.

Không phải tôi đã nói rồi sao, không có ai ở đấy đâu! - Người đồng đội da đen kia cất lời.

Tôi không tin, ở đây có mùi của chúng.

Rồi anh ta chậm rãi lại gần phía chúng tôi, lung sục từng chút một từ đống cỏ đến những tấm liếp mỏng dẻ, nhẹ tênh.

Trong phút chốc đống mành và liếp đã được lật lên hết. Cuối cùng chỉ còn lại cái của chúng tôi.

Chúng tôi sợ hãi co rúm người lại, rồi ôm nhau như chờ đợi cái chết đang gần kề...

Này Andree! Chúng tôi tìm thấy hắn rồi!

Bỗng dưng một giọng đàn ông trầm vang lên cắt đứt bầu không khí căng thẳng trước mắt.

Bọn lính Mỹ dường như đã tìm ra một người lính của ta. Tôi liền ngó đầu ra sau để nghe ngóng tình hình.

Ôi giời ơi! Là bác Chín!

Bác ta đang bị trói gô lại và bị cưỡng ép bước đi. Tôi sửng sốt và bàng hoàng khi người trước mặt mình là một người lính. Tôi bắt đầu hối hận dần và lo lắng cho an nguy của bác ấy.

Đột nhiên, anh chàng đa nghi lúc nãy lại gần bác Chín và chĩa súng vào mặt bác ta. Anh ta chậm rãi nói với giọng đanh thép:

Nói! Ở đây còn có người đúng không!?

Hừ! Bộ mày bị mù hả? Ở đây thì làm gì có ma nào chứ! Bọn họ đi trốn hết rồi, chỉ có mình tao ở đây thôi! - Bác Chín nhổ nước bọt khinh bỉ rồi nghênh giọng nói.

Vớ vẩn! Tao biết thừa mày đang giấu chúng! Đừng có mà lừa tao!

Tao đã nói không có là không có! Đừng có mà nói nhiều, cái thứ lắm chuyện!

Được thôi! Nếu mày cứng đầu cứng cổ như vậy thì đừng chắc tao sẽ phải chôn mày chung với ngôi làng này dưới ngọn lửa dành của việc nói láo!

Mày!... - Bỗng ông Chín điên tiết lên, mắng hắn như thể ông biết chúng tôi ở đây.

Đừng có mà manh động! Không thì đừng trách tao!

Haha! Sắp chết rồi mà lắm mồm nhỉ? Đứng là Việt Cộng, mồm mép lắm! - Sau đó chúng cười ồ lên, dở thái độ hách dịch chê cười ông Chín.

Tao lắm chuyện đấy nhưng không bằng một lũ sát nhân bẩn thỉu như chúng mày...

Xoạt!

Ngay khi ông Chín vừa dứt miệng thì một tiếng động vừa vang lên khiến cho ánh mắt của quân địch chuyển hướng về phía chúng tôi.

Con em út không cẩn thật đẩy miếng liếp đi chệch hướng và lộ ra đám chị em đang trú ở phía sau!

Báo cáo nội dung vi phạm

Nhận xét về Trên Đất Mẹ: Những Tấm Lòng Quả Cảm

Số ký tự: 0