Chương 1: Cái gì là Ma Giáo? Cái gì là Nhân Giáo?

Yên Thành có một ngọn núi tên gọi là Sát Đồ Sơn. Ngọn núi này quanh năm sương mù mờ mịt, không khí ẩm thấp, lạnh lẽo, vô số luồng sát khí thay nhau bao quanh, tạo thành một mảng đen che lấp toàn bộ đỉnh núi Sát Đồ. Vì vậy mặt trời thường không chiếu sáng được nơi đây, nên ngày đêm đều là một màu tăm tối âm u. Từ xa nhìn vào sẽ thấy núi Sát Đồ lúc ẩn lúc hiện, huyền bí đáng sợ tựa như một con đại hắc xà. Người của nhân giáo gọi Sát Đồ Sơn là ngọn núi của yêu ma. Tại sao lại gọi như vậy? Bởi vì đối với Nhân giáo người ở Sát Đồ Sơn không phải là tiểu ma đầu thì sẽ là đại ma đầu, không phải tiểu yêu quái thì nhất định sẽ là đại yêu quái. Nói chung người của Sát Đồ Sơn có làm thế nào đi nữa cũng không thể thoát khỏi hai chữ yêu ma.

Ở Yên Thành con người được chia làm ba loại, một là những người dân bình thường, ngày ăn ba bữa tối đến đi ngủ, không tu đạo cũng không tu ma. Hai là người của nhân giáo, loại người này thường tự xưng là anh hùng hào kiệt đại diện cho chính nghĩa, đạo mà nhân giáo tu cũng quang minh chính đại được gọi là chính đạo. Ba là người của Ma giáo, loại người này hành tung bất thường mặt mày lúc nào cũng âm u khó gần, đạo mà ma giáo tu theo như nhân giáo nói thì là ma đạo.

Ma giáo trong mắt thiên hạ là ác giáo, còn giáo chúng của ma giáo thì là những ma đầu độc ác giết người không gớm tay. Nhưng mà ma giáo giết ai, giết như thế nào thì người trong thiên hạ lại không hề biết.

Ma giáo còn có một cái tên khác gọi là Đại Thiên Giáo, lý do có cái tên này là vì giáo chủ đời thứ nhất của ma giáo rất không vui vì lúc nào cũng bị gọi là ma quỷ. Cho nên giáo chủ mới quyết định đặt cho ma giáo một cái tên mới, mà vừa nghe qua liền cho người ta cái cảm giác có thể dời non lấp bể, suy nghĩ cả nửa ngày cuối cùng giáo chủ nghĩ ra được cái tên Đại Thiên giáo, ý nghĩa ma giáo của bọn họ là một ông trời lớn. Xem tên thì thật sự đặc rất hay, chỉ tiếc là đến tận khi giáo chủ chết đi cũng không có ai thèm gọi ma giáo là Đại Thiên giáo. Cho nên giáo chủ đời thứ nhất của Đại Thiên giáo, chết xuống mười tám tầng địa ngục vẫn cứ bị người ta gọi là là ma đầu.

Nói về Nhân giáo, nếu như ma giáo chỉ có một giáo duy nhất là Đại Thiên giáo, thì Nhân giáo lại là sự tập hợp của lục đại giáo phái ở Yên Thành. Lục giáo của Nhân giáo gồm Kim Long giáo, Mộc Linh giáo, Thủy Ngư giáo, Hoả Tâm giáo, Thổ Kỳ giáo và Nhạc giáo. Cái tên Nhạc giáo so với ngũ giáo còn lại có vẻ không ăn nhập gì mấy. Cái này là bởi vì trước đây Nhân giáo thật ra chỉ có ngũ đại giáo phái mà thôi, nhưng mà sau này Yên Thành lại tự nhiên lòi ra một giáo phái mới có tên là Nhạc giáo.

Nhạc giáo này là một giáo phái rất lười, giáo chủ và giáo chúng từ sáng tới tối chỉ biết ăn uống vui ca. Trời vừa sáng đầu tiên là ăn no cái bụng, tiếp đến là tập hợp với nhau xem múa nghe đàn. Giáo chủ sẽ cùng với các vị trưởng lão luận xem hôm nay tên giáo chúng nào đàn hay nhất, nàng mỹ nhân nào múa đẹp nhất. Đến khi trời tối sẽ cùng nhau uống rượu, uống say rồi thì lăn ra ngủ. Mỗi ngày đều đặn lặp lại y như nhau. Người của giáo khác ngày đêm tu luyện đạo thuật, còn người của Nhạc giáo thì ngày đêm vui ca hưởng lạc. Bọn họ sống một cuộc sống không cực không khổ, cả một đám lười biếng được giáo chủ bỏ tiền ra nuôi cho tròn trịa mập mạp.

Ẩn quảng cáo


Giáo chủ của Nhạc giáo là một nam nhân không có chí, cũng không có hướng chỉ có tiền tên gọi Nhạc Phong Thiên. Lại tiếp tục theo lời của Nhân giáo nói thì Nhạc giáo thật ra chính là một cái nhà hát. Tên giáo chủ Nhạc Phong Thiên là chủ nhân của nhà hát, còn giáo chúng thì là các nhạc sư và ca kỷ. Cả một cái giáo phái từ lớn tới bé, từ chủ tới tớ đều là vừa lười biếng vừa làm màu như nhau.

Mỗi lần Nhạc Phong Thiên xuất hiện là phía trước mười tên thuộc hạ thổi sáo, chính giữa mười nàng ca kỹ hát hò, phía sau lại thêm mười tên thuộc hạ đánh trống. Còn y thì toàn thân y phục trắng, mặt đeo khăn che màu trắng, ngồi trên một cái kiệu được đính đầy mã não và ngọc thạch, nhìn qua vừa sáng vừa chói đến mức làm người ta muốn mù mắt. Tóm lại Nhạc Phong Thiên đi đến đâu thì tiếng nhạc theo đến đó, kết hợp với cái kiệu sáng như nhật quang của y, tất cả tạo nên khung cảnh chẳng khác nào một cái đoàn hát.

Lúc Nhạc Giáo vừa xuất hiện người ta không biết nên xếp giáo này vào Ma Giáo hay là Nhân Giáo. Nhạc Giáo không đối địch với Ma Giáo, cũng không gia nhập cùng Nhân Giáo trừ ma diệt yêu. Nhưng xét thấy đây không phải là một giáo phái máu lạnh, độc ác, giết người tùy tiện, cho nên người ta tạm xếp Nhạc Giáo vào trong Nhân Giáo.

Nói về Nhân Giáo thì chấp niệm sống một đời của họ là diệt trừ Ma Giáo. Người của Nhân Giáo từ khi sinh ra đã được dạy Ma Giáo là tà ma ngoại đạo, toàn bộ người của Ma Giáo đều là ma đầu chuyên làm việc ác. Cho nên trên đường mà gặp được người của Ma Giáo, nếu như kẻ đó yếu hơn mình thì phải giết chết không tha. còn ngược lại nếu kẻ đó quá mạnh, mình đánh không lại, giết không được thì trước tiên phải trốn đã, sau đó hãy gọi thật nhiều người của Nhân Giáo cùng nhau đi tiêu diệt kẻ đó. Bởi giết được Ma Giáo là đồng nghĩa với việc đã lập được công lớn, mà người của Nhân Giáo thì tấm lòng rộng lượng, yêu thương đồng môn, cho nên công lao không nên lập một mình, thay vào đó hãy chia sẻ để các đồng môn cùng nhau lập công.

Đối với Nhân Giáo nếu ba bốn tên Ma Giáo, cùng đánh một người của Nhân Giáo thì bị gọi là ỷ đông hiếp yếu, còn ba bốn trăm người của Nhân Giáo đi đánh một tên tép riu của Ma Giáo thì được gọi là thay trời hành đạo.

Báo cáo nội dung vi phạm
Ẩn quảng cáo

Nhận xét về Tiểu Lăng Cẩu Của Đại Ma Vương

Số ký tự: 0