Chương 1: Quá khứ

Đang ngồi ăn sandwich một cách ngon lành ở phòng nghỉ trưa, màn hình điện thoại của Thùy Phương chợt sáng rồi hiện lên hai chữ "Phó Đức". Cuộc gọi được kết nối, đầu dây bên kia phát ra âm thanh ma sát của những tờ giấy, rồi giọng nói của Phó Đức vang lên khiến cô hơi rùng mình.

"Ừm, hai giờ có ca phẫu thuật, cô là người thực hiện chính."

"Ôi thật ạ?"

"Bệnh nhân Duy Quân, phòng bệnh 108."

"..."

Thùy Phương chuẩn bị nhảy lên bàn ăn mừng nhưng liền bị câu nói đó giữ chân. Cảm giác như khắp cơ thể mình bị thứ không khí lạnh buốt bao trùm, cô khẽ run người. Bệnh nhân phòng 108 có tiền sử bệnh rất nặng, trong quá khứ còn thực hiện nhiều ca phẫu thuật lớn nhỏ khác, tất cả đều ghi chằng chịt trong xấp bệnh án. Hiện tại, người nhà yêu cầu thực hiện ca phẫu thuật cắt u nhày nhĩ trái, vì nếu không thực hiện là đồng nghĩa với việc giao tính mạng của Duy Quân cho thần chết.(*)

(*) U nhày nhĩ trái: Khối u lấp kín lỗ van hai lá, dẫn đến máu không thể lưu thông xuống tâm thất trái. (Trường hợp nặng.)

Mặc dù đội ngũ bác sĩ đã thông qua về tỉ lệ thành công của cuộc phẫu thuật, song người nhà vẫn khăng khăng phải tiến hành. Đến hiện tại cam kết đã ký đủ, song, ca phẫu thuật này đến bác sĩ chủ nhiệm còn phải dè chừng. Thùy Phương im lặng một lúc rồi lúng túng lên tiếng:

"Tôi... tôi không làm được không?"

Vừa dứt lời, cô đã phải nhắm mắt vì tiếng đập bàn rõ to phát ra từ đầu dây bên kia.

"Chẳng phải trước đây cô rất muốn phẫu thuật sao? Nếu không muốn thì ngay lập tức, tôi sẽ đồng ý đơn xin nghỉ việc."

Cô chưa kịp phản kháng, điện thoại đã vang lên thứ âm thanh "tút tút" đầy ức chế. Có lẽ kiếp trước cô đã làm chuyện gì đó thất đức lắm, vậy nên giờ đây mới phải khổ tâm với những tình huống trời ơi đất hỡi mà cuộc sống trao tặng cho mình. Cô gục xuống, tay không ngừng đập vào thành bàn khiến cốc cafe đen đổ xuống nền nhà, loang ra xung quanh, màu đen ấy như tượng trưng cho chính cuộc sống của cô vậy, đen.

"Mặc dù không muốn, nhưng vẫn phải làm."

"Nếu không làm ngay lập tức sẽ bị đuổi việc."

"Tôi không muốn bị đuổi việc."

Mang theo suy nghĩ đó, Thùy Phương bắt đầu đi đến phòng hội chẩn để cùng các bác sĩ khác xem hồ sơ bệnh án, tình trạng, triệu chứng và tổn thương thực thể. Ai nấy đều phải lắc đầu ngán ngẩm vì độ khó của ca phẫu thuật này. Thật ra ai trong họ cũng hiểu rõ lý do vì sao mà Phó Đức lại lựa chọn Thuỳ Phương làm đại diện ca mỗ, vì đơn giản, ca này rất khó và người nhà của bệnh nhân lại càng đáng sợ hơn. Họ dựa vào một chút tiền bạc mà gây áp lực không hề nhỏ đến tập thể bệnh viện. Chính vì thế, một bác sĩ vô danh tiểu tốt như cô đã thành công lọt vào tầm ngắm của Phó Đức.

Mặc dù vậy, trong ca phẫu thuật, ngoài Thùy Phương vẫn nhận được không ít sự hỗ trợ của các bậc thầy cứng cỏi khác vào những lúc khó khăn. Hết lần này đến lần khác, bọn họ phải thót tim vì những triệu chứng phát sinh trong ca mổ, ai ai đều mang một tâm trạng thấp thỏm, âu lo. Và họ lo cho Thuỳ Phương là nhiều nhất.

Phòng phẫu thuật sáng đèn từ mười bốn giờ đến hai mươi giờ ba mươi phút.

Đến khi ca phẫu thuật kết thúc, cô vừa bước ra ngoài đã nhận thấy tất cả mọi thứ trong tầm mắt đang dần chuyển thành một màu đen. Quanh tai cô chỉ nghe được những tiếng la hét của phụ tá. Một phần máu đỏ từ trong đầu cô loang xuống nền đất.

Khi tỉnh lại, cô đã cảm thấy phần đầu nặng trĩu và dường như đã được băng bó. Cô sờ một chút rồi thay đồ để đi thăm khám tình hình người bệnh bất đắc dĩ của mình.

Gió chiều luồn qua khung cửa sổ, không khí trong phòng bệnh vẫn mang một màu sắc ảm đạm. Chiếc monitor bên cạnh vẫn đang hoạt động năng suất. Chợt, tất cả dấu hiệu sinh tồn đều chuyển về con số không, điện tâm đồ cũng duỗi thẳng, ngưng tim.

Giây phút ấy, tim của Thùy Phương như ngừng đập, cô là bác sĩ điều trị chính của người này. Cô nhanh chóng hét lên với tua trực rồi tự mình cấp cứu khôi phục tuần hoàn với hi vọng bệnh nhân sẽ hô hấp trở lại.

Ba phút sau đó, điện tâm đồ vẫn duỗi thẳng.

Dòng nước mắt nóng hổi chợt lăn trên nơi khoé mắt của cô.

"Bệnh nhân Duy Quân. Tử vong vào lúc 8 giờ 44 phút."

Ẩn quảng cáo


Hít một hơi thật sâu, cởi bỏ khẩu trang, áo sát trùng, cô xịt khuẩn đầy đủ rồi bước ra ngoài. Cửa phòng bệnh vừa được mở, người mẹ già liền đi lại phía Thùy Phương, chắp tay như cầu khấn khiến cô đau lại càng thêm đau.

Dù không muốn, cô vẫn phải nói.

"Chúng tôi đã cố gắng hết sức…"

Người mẹ già đứng hình, đôi mắt vô hồn nhìn vào phòng bệnh đã đóng kín cửa. Bà ngồi khụy xuống rồi khóc nấc lên khiến ai nấy ở đó đều phải nán lại để xem kịch.

"Thành thật xin lỗi bà."

Thùy Phương nói rồi cúi người đỡ cụ già lên, đôi chân run run dìu cụ vào trong để nhìn mặt con trai mình lần cuối.

Mọi người ở phía sau đều nước mắt ngắn dài vì tình cảnh phía trước. Đến khi đã đủ, cụ già cúi đầu sâu rồi đi ra ngoài.

Đến lúc này, Thùy Phương nhân danh bác sĩ chủ trị đã đến bên bệnh nhân, đôi tay run run đưa ra rút ống thở. Một sinh mệnh chính thức kết thúc.

Rồi bỗng nhiên, bên ngoài truyền đến âm thanh cửa bị kéo. Thiên Mỹ nhìn vào cảnh tượng Thùy Phương rút ống thở mà hét toáng lên:

"Không đúng. Chồng tôi còn sống. Sao cô lại rút ống thở?"

Đó là tiếng la ai oán của người vợ tên Thiên Mỹ, cái túi xách hàng hiệu trên tay cô ta đã rơi xuống tự bao giờ.

"Tôi kiện, tôi sẽ kiện!"

Cảm xúc lấn át lý trí, không cần lý lẽ gì sất, người vợ buộc miệng nói một câu mang vấn đề hết sức nhạy cảm và nặng nề.

"Tôi biết là chị đang đau lòng, nhưng anh nhà đã không thể qua khỏi..."

Thùy Phương cố gắng trấn an và giải thích với mong muốn người nhà sẽ biết lý lẽ.

Trong phòng bệnh vang lên tiếng thét ai oán của quá phụ kèm theo tiếng khóc sướt mướt, tiếng đưa tay lay mặt chồng của cô ấy.

Thùy Phương nước mắt ngắn dài, đứng chôn chân ở đó như chịu tội. Cô vừa nhận bằng bác sĩ phẫu thuật khoa ngoại lồng ngực của bệnh viện Nhân Đức không lâu, sau khi ra trường, cô đã vô cùng thành thạo với công việc này và dồn rất nhiều nỗ lực để học hỏi, tìm tòi. Hai năm thực tập, học hỏi, trau dồi, cô cũng lần đầu tiên đảm nhận ghế chính trong một cuộc phẫu thuật quy mô lớn.

Đây là trường hợp đầu tiên không cứu nổi mặc dù đã có sự kết hợp của rất nhiều bác sĩ chuyên môn, bậc thầy lão luyện. Vì vốn dĩ, nó thật sự rất khó. Bệnh án hiện chi chít những cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, các bệnh nền đều có mặt kín bệnh án, rõ ràng không thể cứu vãn.

"Không đúng. Cô, cô rút ống thở, cô rút, chồng tôi mới chết. Cô là kẻ giết người!"

"..."

"Cô đền đi, đền mạng sống cho chồng tôi đi."

Như đã nói, cảm xúc lấn át toàn bộ lý trí, tâm tư con người. Trong những lúc thế này, ai cũng nghĩ mình là người đúng. Người vợ bỏ ngoài tai những lời phân tích của Thùy Phương, một mạch chạy đến phòng bác sĩ trưởng khoa. Trên đường đi, cô ta luôn miệng gào lên câu "Cô bác sĩ ở bệnh viện này là kẻ giết người."

Thùy Phương oan ức, nước mắt chực trào nơi khoé mắt nhìn người đi qua lại quăng ánh mắt khinh bỉ cho cô. Đội ngũ trực nhà xác cũng vào việc, mang thi thể đi bảo quản, chờ người nhà ký nhận.

Bác sĩ trưởng khoa đến làm việc. Người này là bác sĩ Khang, một tay lão luyện trong khoa ngoại lòng ngực, nổi tiếng là một người khó tính đến đáng sợ.

"Cô giải thích đi."

Người vợ đi sau ông ta, đôi mắt hằn lên tia tức giận và buồn bã nhìn thi thể của chồng mình được chuyển đi. Mẹ già đã khóc rất nhiều, khóc đến thiếu nước mà ngất đi.

Ẩn quảng cáo


"Dạ, à… bệnh nhân này có tiền sử bệnh nền rất nguy nặng. Trong quá khứ đã thực hiện trên dưới năm, sáu ca mổ lồng ngực khác nhau, không thể cứu chữa. Giấy báo tử cũng đã có. Chủ nhiệm cũng biết mà?"

Đôi mắt của bác sĩ Khang nheo lại.

"Sao cô lại rút ống thở của bệnh nhân?"

Thùy Phương khó hiểu nhìn bác sĩ chủ nhiệm Khang rồi dán mắt vào người nhà bệnh nhân nọ. Cô oan ức giải thích và trăn trở gọi người làm chứng.

"Bệnh nhân đã tắt thở, xác nhận xong xuôi rồi tôi mới rút ống. Ai ở đó cũng biết mà?"

"..."

"Y tá Dung? Đúng không?"

"..."

"Y tá Nam?

"..."

"Tôi cam đoan những điều tôi nói là sự thật!"

Lúc này, Thùy Phương mất kiên nhẫn mà gào thét. Sau tiếng thét ấy, cô cảm thấy bên má mình nhói đau lên, bên tai phải truyền đến tiếng "chát" kinh hồn.

"Cô dám láo, cô nói xem, ai làm chứng cho cô?"

Có lẽ số phận đã gián tiếp không cho Thùy Phương có một cuộc sống yên ổn, camera trong phòng bệnh đã được đưa đi bảo trì từ hôm trước. Cô la lên như hét thẳng vào mặt mũi từng người có ở đó:

"Trời đất chứng giám, tôi không làm việc đó. Không làm!"

Người người đi qua, ai cũng nhìn cô với đôi mắt thương cảm thì ít mà hóng hớt thì nhiều.

Sau sự việc ngày hôm đó, dù không muốn nhưng áp lực của việc "kiện đơn lên tòa" đã đè nặng khiến bác sĩ Khang phải ký giấy cho cô thôi việc. Bệnh viện mặc dù đã nhìn nhận vấn đề, phần thắng nghiêng về phía Thùy Phương. Nhưng cô lại xin nghỉ việc trước vì áp lực công việc, cô không muốn làm lớn chuyện.

Ngoài ra còn một khoản tiền khá lớn bồi thường cho cái chết của bệnh nhân.

Dù rất muốn bênh vực và chứng minh, nhưng mọi y tá ở đó đều không thể mở mồm nói một lời.

"Nếu các người hé răng một tiếng, không ai được sống."

Thùy Phương hoàn toàn suy sụp trong giai đoạn đó, cô giam mình trong nhà suốt một tuần lễ, đến khi nhận thấy cả người mình mệt mỏi rã rời, cô mới ngóc đầu nấu cơm canh qua loa rồi ăn cho có lệ. Cô dĩ nhiên không muốn nói với ai về sóng gió cuộc đời của mình, cô bị bệnh viện đình chỉ trong thời gian hai năm.

Trong suốt thời gian đó, cô chọn một ngành nghề khác. Với tấm bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi, cô chỉ xin vào nhà thuốc để làm nhân viên bán thời gian, tối thì ở nhà viết tiểu thuyết kiếm sống.

Về tình yêu, cô vẫn không muốn vướng vào nó.

Độc thân là tự do, ăn no rồi đi ngủ.

Báo cáo nội dung vi phạm
Ẩn quảng cáo

Nhận xét về Tiền Bối Là Bác Sĩ Khoa Ngoại

Số ký tự: 0