Chương 5
Từ sau hôm đó tôi và Nhật Minh giận nhau. Tôi không còn đi nhờ xe cậu ta nếu lười đi bộ nữa và dù ngồi cạnh nhau chúng tôi cũng phớt lờ. Lợi ích của việc này là tôi tập trung hoàn toàn vào bài giảng. Bất tiện thì tất nhiên là có. Ngồi cạnh nhau thì kiểu gì chẳng phải giao tiếp một hai câu trong những trường hợp bắt buộc như thảo luân theo cặp, trực nhật hay hỏi lại một điều gì đó. Cứ không phải nghe giảng là Minh lại gục xuống bàn còn tôi quay sang cửa sổ nhìn ra ngoài. Lớp tôi có những cửa sổ kính lớn mà tôi rất thích, nhìn mãi không chán, càng nhìn trời xanh và khung cảnh bên ngoài càng thấy dễ chịu trong lòng.
Trong tiết sinh hoạt, giáo viên có nhắc chúng tôi về kỳ thi chọn học sinh vào các đội tuyển. Vân có định hướng khác nên cô chỉ khuyến khích bạn tham gia chứ không đặt áp lực. Tên tôi và Nhật Minh nằm trong số những người được kỳ vọng sẽ đạt kết quả tốt. Cô nhìn Nhật Minh cứ gục xuống bàn mà không có phản ứng lại thì quan tâm hỏi:
- Bạn Minh bị mệt hả em?
Thân là đứa ngồi cạnh, tôi không thể tỏ ra không liên quan nên đành miễn cưỡng vỗ cậu ta mấy cái.
- Em không sao ạ. – Cậu ta đáp rồi lại chán chường nằm xuống bàn dù mặt đã ngẩng lên.
Tôi lén nhìn sang thấy gương mặt cậu ta hơi đỏ vì dùng cánh tay làm gối, vẻ mặt tỉnh bơ, lạnh lùng nhìn thẳng lên bảng. Cậu ta cũng tính là đẹp trai, chỉ là không phải kiểu hiền hiền, đáng yêu như Đăng thôi. Đang nghĩ thế thì đột nhiên cậu ta quay sang nhìn thẳng vào tôi, ánh mắt hiện rõ hai chứ “muốn gì?” khiến tôi lúng túng, vội vàng quay đi.
- Cậu với Minh giận nhau đấy à? – Vân hỏi khi chúng tôi cùng đi lấy tài liệu cho lớp ở phòng phô tô.
- Chắc thế.
- Lý do?
- Cay nhau.
Vân nhìn tôi nhưng không hỏi thêm, có lẽ là kèm biểu cảm cạn lời. Chú phô tô bảo chúng tôi tiện thể cầm luôn tài liệu tiếng Anh cho lớp A1. Tôi định cầm tập của lớp mình để Vân cầm tập của lớp A1 thì cô bạn làm ngược lại rồi giải thích trước vẻ mặt bất ngờ của tôi:
- Tớ không muốn mấy tin đồn làm cậu ấy không thoải mái.
Cô bạn chỉ nói có thế, không thêm thông tin gì. Thế là tôi gánh vác việc mang tài liệu qua lớp A1 trước khi về đến cửa lớp tôi ở ngay bên cạnh. Đăng ngồi bàn đầu gần cửa nên giúp tôi nhận đống tài liệu đó cho lớp.
- Dũng bảo cậu với Minh giận nhau. Có chuyện gì à?
Mặt tôi như muốn nóng bừng lên. Tôi lườm Dũng đang hóng hớt cách đó mấy bước chân một cái thật dài, mắng:
- Đồ lắm chuyện!
Nói xong tôi bỏ về lớp, không muốn dây dưa thêm một giây phút nào. Thực ra tôi còn sợ tên Minh kia hé răng gì với tên Dũng nhiều chuyện này và thế là tôi chỉ có nước đi tìm cái lỗ nẻ nào chui xuống cho rồi.
Đó là thời gian ôn thi nên mọi người đều bận rộn. Chẳng ai muốn chen ngang đôi uyên ương nhưng mọi người đều cần điểm mà. Trong hội chúng tôi thì chỉ có mỗi Đăng văn hay chữ tốt nên chúng tôi đều bám theo cậu ấy nhờ giúp đỡ. Rút khinh nghiệm từ lần thi trước chúng tôi đã quá chủ quan để rồi nhận về kết cục thảm hại. Tôi còn nhớ nguyên sau khi ra khỏi phòng thi văn, trong khi tôi vừa thở phào vì viết được những ý cốt lõi nhất thì Dũng đi dọc hành lang phòng thi hỏi thăm đồng bọn. Cậu ta bơ phờ lắc đầu:
- Tôi còn chưa đọc hết tác phẩm Đăm Săn đấy. Đăng với Vân thì khỏi lo. Còn Minh đang nhai trầu thì hết giờ.
Ngoại trừ Dũng học theo kiểu học những gì mình thích, chỉ nghiêm túc đầu tư cho những môn cậu ta có hứng thú và cần dùng điểm nên không bàn đến thì tôi hay Nhật Minh đều không phải loại kém cỏi hay lười biếng. Chúng tôi có thể nắm được ý cốt lõi và hiểu bản chất nhưng không có khả năng phóng ngòi bút thành những câu từ chau chuốt, hoa mỹ cũng không thấm được những câu chữ như thế. Chúng tôi gọi phong cách của mình là huỵch toẹt, có sao viết vậy nên điểm khó mà cao được. Đăng đề nghị bọn tôi đọc sách để trau dồi ngôn ngữ thế nên thời gian vừa rồi chúng tôi đọc nhiều sách. Còn giai đoạn này tôi thử từ những dàn ý đã lập viết thành bài hoàn chỉnh, đối diện với nỗi ám ảnh, cơn ác mộng là bài tập viết văn.
Hôm đó tôi vừa trông hàng cho mẹ vừa viết một đề thì có người tới mua hàng. Khách quý là bạn Nhật Minh mà tôi đang giận. Cậu ta chắc cũng chẳng mong tôi là người bán. Khách sộp nên cậu ta cứ thoải mái lựa chọn vì quá quen hàng hóa này thì ở góc nào. Tôi chỉ việc tính tiền hai bịch sữa và hai gói bim bim của cậu ta. Dù giận nhau nhưng tôi vẫn tính giá khách quen nếu không mẹ mà biết sẽ đánh tôi bươu đầu mất.
- Sáu mươi nghìn.
Cậu ta đặt tờ năm mươi nghìn lên quầy, nói:
- Tôi chỉ mang bằng này thôi.
Tôi kéo lại hai góm bim bim, mỉm cười:
- Vậy thì bớt lại.
- Tôi là khách quen mà. Ghi sổ đi.
Tôi mở cuốn sổ dày cộp của mẹ ra, vừa ghi vừa đọc cho cậu ta:
- Phạm Nhật Minh, nợ hai gói bim bim...
- Nợ mười nghìn. – Cậu ta chỉnh.
Nhìn mặt cậu ta khó chịu nhưng hai má hơi đỏ lên vì ngại khiến tôi nhịn cười. Tôi chiều ý cậu ta:
- ... tổng cộng mười nghìn.
Thấy tôi nhịn cười nhìn mình, Nhật Minh động tác nhanh nhẹn lấy túi đồ rồi về. Cậu ta vừa đi khỏi là tôi phá lên cười.
Trong tiết sinh hoạt, giáo viên có nhắc chúng tôi về kỳ thi chọn học sinh vào các đội tuyển. Vân có định hướng khác nên cô chỉ khuyến khích bạn tham gia chứ không đặt áp lực. Tên tôi và Nhật Minh nằm trong số những người được kỳ vọng sẽ đạt kết quả tốt. Cô nhìn Nhật Minh cứ gục xuống bàn mà không có phản ứng lại thì quan tâm hỏi:
- Bạn Minh bị mệt hả em?
Thân là đứa ngồi cạnh, tôi không thể tỏ ra không liên quan nên đành miễn cưỡng vỗ cậu ta mấy cái.
- Em không sao ạ. – Cậu ta đáp rồi lại chán chường nằm xuống bàn dù mặt đã ngẩng lên.
Tôi lén nhìn sang thấy gương mặt cậu ta hơi đỏ vì dùng cánh tay làm gối, vẻ mặt tỉnh bơ, lạnh lùng nhìn thẳng lên bảng. Cậu ta cũng tính là đẹp trai, chỉ là không phải kiểu hiền hiền, đáng yêu như Đăng thôi. Đang nghĩ thế thì đột nhiên cậu ta quay sang nhìn thẳng vào tôi, ánh mắt hiện rõ hai chứ “muốn gì?” khiến tôi lúng túng, vội vàng quay đi.
- Cậu với Minh giận nhau đấy à? – Vân hỏi khi chúng tôi cùng đi lấy tài liệu cho lớp ở phòng phô tô.
- Chắc thế.
- Lý do?
- Cay nhau.
Vân nhìn tôi nhưng không hỏi thêm, có lẽ là kèm biểu cảm cạn lời. Chú phô tô bảo chúng tôi tiện thể cầm luôn tài liệu tiếng Anh cho lớp A1. Tôi định cầm tập của lớp mình để Vân cầm tập của lớp A1 thì cô bạn làm ngược lại rồi giải thích trước vẻ mặt bất ngờ của tôi:
- Tớ không muốn mấy tin đồn làm cậu ấy không thoải mái.
Cô bạn chỉ nói có thế, không thêm thông tin gì. Thế là tôi gánh vác việc mang tài liệu qua lớp A1 trước khi về đến cửa lớp tôi ở ngay bên cạnh. Đăng ngồi bàn đầu gần cửa nên giúp tôi nhận đống tài liệu đó cho lớp.
- Dũng bảo cậu với Minh giận nhau. Có chuyện gì à?
Mặt tôi như muốn nóng bừng lên. Tôi lườm Dũng đang hóng hớt cách đó mấy bước chân một cái thật dài, mắng:
- Đồ lắm chuyện!
Nói xong tôi bỏ về lớp, không muốn dây dưa thêm một giây phút nào. Thực ra tôi còn sợ tên Minh kia hé răng gì với tên Dũng nhiều chuyện này và thế là tôi chỉ có nước đi tìm cái lỗ nẻ nào chui xuống cho rồi.
Đó là thời gian ôn thi nên mọi người đều bận rộn. Chẳng ai muốn chen ngang đôi uyên ương nhưng mọi người đều cần điểm mà. Trong hội chúng tôi thì chỉ có mỗi Đăng văn hay chữ tốt nên chúng tôi đều bám theo cậu ấy nhờ giúp đỡ. Rút khinh nghiệm từ lần thi trước chúng tôi đã quá chủ quan để rồi nhận về kết cục thảm hại. Tôi còn nhớ nguyên sau khi ra khỏi phòng thi văn, trong khi tôi vừa thở phào vì viết được những ý cốt lõi nhất thì Dũng đi dọc hành lang phòng thi hỏi thăm đồng bọn. Cậu ta bơ phờ lắc đầu:
- Tôi còn chưa đọc hết tác phẩm Đăm Săn đấy. Đăng với Vân thì khỏi lo. Còn Minh đang nhai trầu thì hết giờ.
Ngoại trừ Dũng học theo kiểu học những gì mình thích, chỉ nghiêm túc đầu tư cho những môn cậu ta có hứng thú và cần dùng điểm nên không bàn đến thì tôi hay Nhật Minh đều không phải loại kém cỏi hay lười biếng. Chúng tôi có thể nắm được ý cốt lõi và hiểu bản chất nhưng không có khả năng phóng ngòi bút thành những câu từ chau chuốt, hoa mỹ cũng không thấm được những câu chữ như thế. Chúng tôi gọi phong cách của mình là huỵch toẹt, có sao viết vậy nên điểm khó mà cao được. Đăng đề nghị bọn tôi đọc sách để trau dồi ngôn ngữ thế nên thời gian vừa rồi chúng tôi đọc nhiều sách. Còn giai đoạn này tôi thử từ những dàn ý đã lập viết thành bài hoàn chỉnh, đối diện với nỗi ám ảnh, cơn ác mộng là bài tập viết văn.
Hôm đó tôi vừa trông hàng cho mẹ vừa viết một đề thì có người tới mua hàng. Khách quý là bạn Nhật Minh mà tôi đang giận. Cậu ta chắc cũng chẳng mong tôi là người bán. Khách sộp nên cậu ta cứ thoải mái lựa chọn vì quá quen hàng hóa này thì ở góc nào. Tôi chỉ việc tính tiền hai bịch sữa và hai gói bim bim của cậu ta. Dù giận nhau nhưng tôi vẫn tính giá khách quen nếu không mẹ mà biết sẽ đánh tôi bươu đầu mất.
- Sáu mươi nghìn.
Cậu ta đặt tờ năm mươi nghìn lên quầy, nói:
- Tôi chỉ mang bằng này thôi.
Tôi kéo lại hai góm bim bim, mỉm cười:
- Vậy thì bớt lại.
- Tôi là khách quen mà. Ghi sổ đi.
Tôi mở cuốn sổ dày cộp của mẹ ra, vừa ghi vừa đọc cho cậu ta:
- Phạm Nhật Minh, nợ hai gói bim bim...
- Nợ mười nghìn. – Cậu ta chỉnh.
Nhìn mặt cậu ta khó chịu nhưng hai má hơi đỏ lên vì ngại khiến tôi nhịn cười. Tôi chiều ý cậu ta:
- ... tổng cộng mười nghìn.
Thấy tôi nhịn cười nhìn mình, Nhật Minh động tác nhanh nhẹn lấy túi đồ rồi về. Cậu ta vừa đi khỏi là tôi phá lên cười.
*Buổi tối, nhà Nhật Minh, mọi người cùng xem tivi, ăn hoa quả sau bữa cơm*
- Chính (anh trai Minh): Vừa ăn cơm khỏi miệng đã ăn bim bim. Còn không cho anh?
- Minh (đưa một gói khác)
- Bác Quang: Hai đứa lớn đầu rồi mà như trẻ con.
- Bác Nhung: Mẹ mới trả nợ hai gói bim bim này nhà cô Hà cho thằng Minh đấy nhá. Mai nợ nữa chỉ có nước gán sang đấy ở rể.
- Bác Quang (lắc đầu): Mai cả làng cả xóm biết thanh niên Nhật Minh, 16 tuổi, nợ hai gói bim bim. Ôi dồi!
- Chính (anh trai Minh): Vừa ăn cơm khỏi miệng đã ăn bim bim. Còn không cho anh?
- Minh (đưa một gói khác)
- Bác Quang: Hai đứa lớn đầu rồi mà như trẻ con.
- Bác Nhung: Mẹ mới trả nợ hai gói bim bim này nhà cô Hà cho thằng Minh đấy nhá. Mai nợ nữa chỉ có nước gán sang đấy ở rể.
- Bác Quang (lắc đầu): Mai cả làng cả xóm biết thanh niên Nhật Minh, 16 tuổi, nợ hai gói bim bim. Ôi dồi!
Nhận xét về Thanh Xuân Của Nhóm Bạn Nối Khố