Chương 5: Địa vị
Tháng năm, sen nở tiễn mùi hương như thể vương xa vạn dặm…
Đấy là tôi nói quá thôi! Sở dĩ mũi tôi luôn vương vít cái mùi hồng liên dìu dịu là bởi vì Du Quán thích hương sen, đến nỗi tràn qua căn phòng nhỏ của tôi cũng xông mùi hoa sen đến chán chường.
“Này này cháu lại đi đâu đấy?”
Tôi đã rất rón rén khi đi qua thư phòng của Quảng Thành vương, nào ngờ lại bị ông bắt gặp. Muốn đi chơi mà bị ông bắt gặp thì kể như xong đời, ba ngày tiếp theo không còn cách nào khác, phải lầm lầm lỳ lỳ bó gối trong phủ mà thôi.
Tôi khẽ xoay người lại, dè dặt vào thư phòng, níu lấy vạt áo của vương mà dẩu môi cầu xin:
“Bác, ở nhà chán quá, cháu không có gì làm nên muốn ra hồ Lương Giang hái hoa sen thôi. Cháu hái về rồi, nhất định sẽ ướp ra loại trà thượng hạng, mang sang cho bác thưởng thức nhé? Còn nữa, cháu sẽ mang hoa đấy làm hương liệu, đốt lên thì cực kỳ thơm. Bác cho cháu đi đi có được không?”
“Trà Du Quán ướp còn chưa ngon hay sao? Hương Du Quán làm còn chưa đủ hay sao? Khéo hai quận chúa biến cả phủ ta thành cái ao sen mất.” – Bác tôi day day thái dương.
Những ngày tháng đầu về phủ, chị em chúng tôi làm gì cũng e dè cẩn thận, sợ không vừa mắt người khác. Nhưng lâu dần, quen nước quen cái, chúng tôi bắt đầu trở lại làm những trò người khác không lường trước được để giết thời gian. Hẳn là người trong phủ thấy chúng tôi phiền lắm, nhất là người bác hết mực yêu thương chúng tôi này.
“Cháu xin lỗi bác… Cháu sẽ dặn lại Quán…”
“Không sao không sao. Ta chỉ nói vậy thôi, nhìn các cháu vui vẻ ở trong phủ thì ta vui rồi. Giờ chỉ còn đợi ngày đưa hai cháu xuất giá, ta xem như nhẹ lòng. Mà phải rồi, cháu hai mươi tuổi, Quán mười chín tuổi, không đứa nào định lấy chồng à? Mấy năm nay ai đến ướm hỏi cũng đều bị hai đứa từ chối đây đẩy. Không tìm cho mình một tấm chồng, một ngày nào đó bệ hạ mà ban hôn thì hai đứa hết đường chạy trốn! Lúc đó đừng có kêu ca với ta nhé!”
“Phủ Quảng Thành vương vui như thế, cháu không muốn lấy chồng.” – Tôi vươn tay chỉnh lại tay áo của bác khi ông đứng lên.
“Vui thì tốt. Ta không ép, chỉ gợi ý thế thôi. Không biết cháu đã biết chuyện của Quán chưa?”
“Chuyện gì thưa bác?”
“Dăm hôm trước, thầy lang khám cho Quán có nói rằng mạch tượng bẩm sinh của nó đã rất yếu ớt, lại thêm nỗi dằn vặt tâm lý mười năm trước nên ngay cả việc hít thở, đôi lúc cũng sẽ rất khó khăn. Nếu không tịnh dưỡng về thân thể lẫn tinh thần, e rằng trong khoảng năm năm tới, con bé sẽ không qua khỏi…”
Tuy không nói nhưng hầu như trong suốt mười năm qua, không ngày nào là Du Quán không đau đáu nghĩ về cái chết của phụ mẫu năm xưa, rồi lặng lẽ thở dài não nuột.
Có lẽ giờ cũng đã đến lúc cho Du Quán một câu trả lời.
Hôm nay Du Quán lại ra ngoài, tôi định bụng khi em trở về sẽ bàn bạc kế hoạch lật lại vụ án năm xưa. Ngày đó chúng tôi còn quá bé, chưa hiểu chuyện, hơn nữa trong triều lại không ai chống lưng nên không thể làm gì hơn. Song hiện tại thì đã khác, chúng tôi có bệ hạ, há lại sợ những tên quan lại kia nhe nanh múa vuốt?
Theo thói quen, tôi pha một ấm trà, mang chúng đến lầu trà xây trong vườn, vừa thưởng trà vừa đợi Du Quán trở về.
Chẳng ngờ rằng, hôm nay Hoàng hậu lại hứng chí di giá đến đây.
Đã bốn năm kể từ lần đầu tiên tôi gặp nàng trong cung cấm. Tự Trúc năm thứ sáu, khi ấy chính cung được chẩn mạch xác định là mang long thai của Vưu Tề, nhà vua thiết yến, chiêu đãi quần thần cuộc chén no say.
Khung cảnh hoàng cung sa lệ, huy hoàng vẫn vẹn nguyên như cũ, đến nỗi khi vừa bước vào yến tiệc, tôi đã ngỡ chưa từng có chính biến diễn ra, ngỡ có cha mẹ bên cạnh dắt tay chị em tôi khi còn thơ bé.
Vưu Tề một thân long bào sáng chói, ngũ quan xán lạn, nghiêm trang, kèm một chút sắt lạnh, quy quyền nên có của bậc đế vương.
Liễu Túc Hoàng hậu người mặc phượng bào, đầu đội phượng quan, cùng bệ hạ đi vào buổi yến, ngồi vào vị trí tôn quý nhất. Phải nói rằng, đây là lần đầu tiên tôi thấy một mỹ nhân sắc nước hương trời, đẹp đến khuynh quốc khuynh thành như thế. Nàng sắc sảo, kiều mỵ, diễm lệ như sinh ra để dành cho bộ lễ phục đó. Cử chỉ thanh cao có đến thập phần dịu dàng khiến cho chính tôi cũng cảm thấy xiêu lòng ngả dạ. Song, khi đưa ánh nhìn lâu hơn về khuôn mặt xinh đẹp đến thoát tục kia, tôi dường như thấy một nỗi bất mãn hiện lên trong đôi mắt, đôi khi còn thấy nàng khá gượng ép và không thoải mái trong cả biểu cảm và hành động.
Tôi không rõ lý do, nhưng chắc là Vưu Tề hiểu rõ, sẽ có một ngày tôi hỏi Vưu Tề vì sao lại khiến một mỹ nhân ưu phiền đến như thế.
Một toán mỹ nhân người ngoại tộc bước ra sân lễ ca múa. Tôi thực không biết đám người này từ đâu đến, trang phục thì không phải người Đại Quang quốc chúng tôi, vũ điệu có phần thiên về thảo nguyên hoang dã hơn là nơi mà tôi sống.
Mãi đến khi vũ điệu cùng tiếng nhạc kết thúc, một người đàn ông, có lẽ là sứ giả, mới đứng lên dâng rượu và giới thiệu về nữ nhân trung tâm của điệu múa ban nãy. Cô ta là công chúa nước Khả Lợi. Nói đến đây thì ai nấy cũng hiểu, Khả Lợi muốn kết thân với Đại Quang chúng tôi qua cuộc hôn nhân chính trị cùng bệ hạ.
Bệ hạ không suy nghĩ lâu, nhanh chóng chấp thuận lời đề nghị của sứ giả, nạp nàng công chúa kia làm phi tử. Do mối quan hệ của chúng tôi thân thiết như ruột rà máu mủ. Ngay sau khi kết thúc yến tiệc, Vưu Tề đến chỗ tôi kể lể hàng tá nguyên nhân khiến ngài phải chấp thuận người con gái đó: triều thần, mối quan hệ với Khả Lợi, con đường buôn bán giao thương, và cả tầm nhìn quân sự về sau,… tất thảy đều có sự ảnh hưởng nhất định của phiên quốc Khả Lợi này.
Chuyện triều đình không can hệ gì đến tôi, không hiểu vì lý do gì mà Vưu Tề phải tìm tôi giải thích tường tận nguyên do đến như thế.
Ký ức năm đó nhanh chóng vụt qua, gương mặt cao quý mà phúc hậu của Liễu Túc Hoàng hậu kéo tôi trở về thực tại. Bốn năm trôi qua, Liễu Túc Hoàng hậu của hiện tại vẫn giữ cái vẻ thục đức, nhu mì như ngày đó, chỉ là ánh mắt đã không hằn lên một nỗi bất mãn khó diễn đạt như xưa mà trở nên chấp thuận, êm dịu hơn rất nhiều. Có lẽ vì đã làm mẹ, nàng chấp nhận việc mình làm một Liễu Túc, hơn việc là một Quân Ca.
“Ứng Thiên tham kiến Hoàng hậu.” – Tôi thi lễ, trong đầu hiện lên nhiều câu hỏi tại sao Hoàng hậu lại xuất hiện ngay lúc này.
“Bình thân.”
Hoàng hậu ngồi xuống, song tôi phận người dưới, đành đứng nép sang bên cạnh không dám ngồi. Tôi chưa rõ tính khí của vị mẫu nghi này, nhỡ đâu tôi chọc phải một người tính cách thất thường, thế thì tôi có trăm cái miệng cũng không thể cãi lại. Mẫu nghi thiên hạ, cao cao tại thượng, tôi không gánh vác nỗi trách nhiệm cho lỗi lầm của mình dù chỉ là rất nhỏ.
“Quận chúa ngồi đi.” – Hoàng hậu mở lời, song tôi vẫn không dám – “Không cần câu nệ lễ tiết nhiều vậy đâu, quận chúa cư xử thế nào với bệ hạ, thì cứ như thế ấy với ta. Đều là người một nhà cả mà.”
Tôi vâng một tiếng rồi đáp xuống ngồi ngay bên cạnh, không quên ghé mắt trông cho rõ khuôn mặt ngàn vàng của nàng. Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn nàng ở góc độ gần đến thế. Mày ngài mắt phượng, đặc biệt là đôi mắt, như chứa cả mùa xuân rạo rực, và một chút lạnh lẽo buồn thương của đông dài khắc nghiệt, đôi môi mỏng đỏ thắm, khe khẽ nhấp từng ngụm trà. Dấu hoa đỏ rực ngay mi tâm càng tôn lên vẻ mặn mà sắc sảo không sao suy suyển nỗi của một đấng mẫu nghi.
“Quận chúa. Cô có nghe ta nói không?”
Vì mải ngắm nàng nên tôi quên mất mọi cơ sự, đành vội vã nhận lỗi:
“Hoàng hậu thứ lỗi. Thần nữ có chút lơ đễnh, không nghe rõ lời người nói. Nhưng… người đến đây có việc gì ạ?”
“Ban nãy ta đang giải thích lý do mà ta đến.” – Liễu Túc thở dài có vẻ thất vọng với tôi, rồi nói tiếp – “Sở dĩ ta đến đây, vì muốn hỏi ý quận chúa.”
Tôi hốt hoảng há hốc mồm, có chuyện gì hệ trọng đến vậy sao, bèn quên mất vị thế mà ngắt lời Hoàng hậu:
“Hỏi ý… hỏi chuyện gì ạ?”
“Cô có muốn nhập cung không?”
“Nhập cung? Nhập cung làm nữ quan ạ? Bổng lộc nhà Quảng Thành vương đủ cho thần ăn cả đời rồi, không cần phải mưu sinh đâu.” – Tôi cười khì, rồi sững lại – “Lẽ nào, mọi người thấy thần nữ ăn không ngồi rồi nên nghĩ đã đến lúc thần tự lực cánh sinh?”
Nghe tôi trình bày, Hoàng hậu bỗng dưng che miệng rồi cười khẽ:
“Không không. Ta có ý muốn cô nhập cung, là để ăn không ngồi rồi tiếp thôi, không bắt cô lao động đâu mà hãi.”
“Thứ lỗi thần nữ không hiểu ý Hoàng hậu lắm…”
“Cô có muốn trở thành phi tần của bệ hạ không?”
Tôi suýt chút đã co cẳng nhảy lên vì bất ngờ. Nàng ta, làm sao biết được chuyện hơn mười năm trước tôi đã từng thích Vưu Tề cơ chứ? Vả lại, không phải chúng tôi có quan hệ anh em hay sao mà nàng lại nói những lời như vậy?
“Nhưng… nhưng chúng tôi có họ với nhau.”
“Đó chỉ là phép nước, kỷ cương ở Đại Quang quốc thôi. Giả sử bệ hạ ban chiếu xuống, sửa đổi luật lệ, cũng chẳng ai dám lên tiếng về mối quan hệ này đâu, họa chăng là có thì cũng chỉ to nhỏ sau lưng… ta cho là thế. Ở Khả Lợi quốc, anh em trong họ đều được lấy nhau làm chồng vợ, một số nước nhỏ khác cũng vậy. Do đó, thay đổi sẽ dần dần được chấp thuận thôi. Chỉ là giai đoạn đầu sẽ có chút khó khăn, thiệt thòi, hoặc áp lực từ nhiều phía. Không biết cô có cam tâm nhẫn nhịn được hay không mà thôi.”
“Hoàng hậu người có vẻ đã hiểu lầm mối quan hệ giữa thần nữ và bệ hạ. Bệ hạ coi thần nữ như em gái, còn thần nữ từ lâu đã xem bệ hạ như huynh trưởng trong nhà. Trong lòng thần nữ, không hề xuất hiện tư tình như người đã nghĩ. Thứ lỗi cho thần từ chối lời đề nghị này.” – Tôi rời ghế, cúi gập người khẩn khoản.
Nàng ấy có vẻ lúng túng trong một chốc, nhưng rồi rất nhanh lấy được vẻ điềm đạm cố hữu, mặt không hề biến sắc hay tức giận, chỉ mỉm cười với tôi:
“Bây giờ cô không muốn cũng không sao. Nếu sau này suy nghĩ kỹ hơn, có việc gì cứ đến tìm ta. Cô đã xem bệ hạ như huynh trưởng, thì cứ xem ta như chị dâu của mình, không cần giữ nhiều lễ tiết phiền hà thế đâu.”
“Cung tiễn Hoàng hậu.” – Tôi vái chào theo bóng lưng Liễu Túc dần đi khuất khỏi khoảnh vườn.
Lòng tôi đà nặng nề thêm một chút.
***
Tôi mệt mỏi chống cằm trên bàn, vô thức vươn tầm mắt ra đến dải tường cao của vương phủ.
Đoạn, Du Quán đập tay lên vai tôi, khiến tôi hoàn hồn sực tỉnh.
“Chị nghĩ chuyện gì mà chăm chú đến nỗi em về cũng không hay không biết?”
“Thôi bỏ đi, không có gì đâu.”
“Nghe quản gia nói chị đợi em từ sáng. Có chuyện gì quan trọng thế?”
Đột nhiên tôi lại nghĩ đến sức khỏe của Du Quán, lòng lại dâng lên một nỗi buồn vô hạn. Tôi quay mặt đi để ổn định một chốc, rồi mới trả lời em:
“Chị nghĩ đã đến lúc… chúng ta điều tra hung thủ trong vụ án mạng trăm mạng người năm xưa.”
“Thật sao, chị?” – Con bé vừa bàng hoàng vừa vui mừng khi nghe tôi mở lời nói thế.
“Ừ.”
“Nhưng sao đột nhiên, chị lại quyết định như thế?”
Tôi không thể nói rõ là tôi vì Du Quán được. Du Quán trước nay đều ghét người khác thấy thương hại mình, tuy trước mặt vẫn điềm nhiên, cảm ơn nhẹ nhàng, nhưng khi ở một mình lại cảm thấy tổn thương vì những ân huệ được người khác ban cho.
“Năm đó chị đã nói với em là đợi đến lúc. Chị cho rằng nay đã đến lúc, thì cứ thực hiện kế hoạch thôi. Tuy nhiên chị cũng chưa biết nên bắt đầu từ đâu.”
“Chị… nếu em nói ra điều này, chị không giận em chứ?” – Du Quán ấp úng.
“Giận. Em lén lút điều tra chứ gì?”
“Cũng không hẳn là điều tra. Em biết chị không thích em cãi lời, nên không dám. Em chỉ là, cố đi tìm đầu mối đầu tiên, để khi nào ‘thời cơ đến’ như chị nói, thì liền nói cho chị. Tiết kiệm được một khoảng lớn thời gian, chẳng phải quá tốt sao?”
“Tốt cái đầu em ấy! Nhỡ không may trên đường em điều tra, bọn người có liên quan liền tìm cách trừ khử cả chúng ta thì sao? Làm gì cũng được, nhưng trước hết phải bảo vệ mình chu toàn, đó là di nguyện của mẹ…” – Tôi giận hành động của Du Quán.
“Em xin lỗi.”
“Sau này bất kể là vì chuyện gì, cũng phải chú ý an toàn của bản thân có biết chưa? Chuyện năm xưa, ngày tháng còn dài, có nhiều thời khắc để điều tra, còn tính mạng của chúng ta thì chỉ có một. Chị không muốn ôm mối tức tưởi này xuống hoàng tuyền đâu!”
“Hì, em biết chị cũng nghĩ như em mà.” – Du Quán ôm lấy tôi, liền bị tôi thẳng tay đẩy ra.
“Được rồi đừng xu nịnh nữa. Nói chị nghe em biết được gì rồi?”
“Năm đó khi em gọi anh họ đến thì chị đã không còn ở trong nhà, có lẽ chị đang đi tìm tung tích cha mẹ.”
“Mất bao lâu để em tìm được Vưu Tề?”
“Chị không nên gọi thẳng tên húy của bệ hạ chứ?” – Du Quán hoảng sợ bịt mồm tôi.
“Chị quên mất, nhưng bỏ qua việc đó đi, việc chính là em đã tìm anh họ bao lâu? Để chị ước lượng thời gian ứng với khoảng thời gian chị tìm cha mẹ.”
Du Quán đăm chiêu, bàn tay đưa lên tính toán mất một lúc. Rồi nói với tôi có lẽ là hơn hai khắc(1): 30 phút. Điều đó cũng có nghĩa là tôi đã tìm cha mẹ khoảng hai khắc. Du Quán còn nói với tôi, khi con bé dò la tình hình xung quanh, tối đó hầu như không có người lạ mặt hay hành tung kỳ lạ ra vào phủ. Vậy thì rõ chính là người trong phủ, hoặc nội ứng ngoại hợp với một người nào đó, không phải người lạ. Đáng tiếc nhà tôi hơn trăm mạng, tôi không thể nhớ rõ từng người, tối đó đều chết không đối chứng, tôi khó có thể lần ra manh mối từ những gia nô đó được.
Hung thủ có người thuộc phủ, điều này chúng tôi không lường trước được, hay nói đúng hơn là trước đây chưa từng dám nghĩ sâu.
Tôi nhắm mắt, trong đầu mường tượng lại dáng vẻ hung thủ ngày hôm đó. Hắn khá cao, gầy, một thân chỉ mặc màu đen, hắn rất giỏi khinh công, lướt qua mắt tôi trong tích tắc. Hắn lại còn là một người khá cẩn trọng, trên người không lưu lại bất kỳ mùi hương gì đặc biệt. Chỉ là… có một điểm kỳ quặc trên y phục hắn mà nhất thời tôi lại không nhớ ra.
“Rồi tiếp đó? Đầu mối em tìm được chỉ có bấy nhiêu thôi à?” – Tôi gấp gáp nhìn Du Quán mà hỏi.
“À không, vẫn còn một chuyện kỳ lạ. Đó là chẳng hiểu sao khoảng một tháng trước ngày án mạng xảy ra, rất nhiều ăn mày khi đi ngang qua phủ vương đều ghé lại xin ăn.”
Ăn mày thì xin ăn, điều này có gì mà bất thường. Tôi vốn đã nghĩ thế nhưng chợt khững lại. Du Quán nói là nhiều, trong khi trước đây không hề như thế. Phủ vương có một lão quản gia cộc tính, ông ta không hề thích ăn mày, cứ thấy thì đuổi như đuổi tà vì tin rằng họ sẽ mang lại xui xẻo cho gia chủ, thế nên không ai bén mảng lại xin xỏ. Lão quản gia đột ngột qua đời một tháng trước đại nạn phủ Quảng Chiêu vương, không lý nào họ lại nhạy tin đến thế, ngay lập tức đến cửa nhà mà xin. Nghĩ lại thì quả là có nhiều điểm kỳ lạ.
Vậy nên trước hết, có lẽ đầu mối mà chúng tôi nên tìm nằm ở trên người cái bang trong thành.
Đấy là tôi nói quá thôi! Sở dĩ mũi tôi luôn vương vít cái mùi hồng liên dìu dịu là bởi vì Du Quán thích hương sen, đến nỗi tràn qua căn phòng nhỏ của tôi cũng xông mùi hoa sen đến chán chường.
“Này này cháu lại đi đâu đấy?”
Tôi đã rất rón rén khi đi qua thư phòng của Quảng Thành vương, nào ngờ lại bị ông bắt gặp. Muốn đi chơi mà bị ông bắt gặp thì kể như xong đời, ba ngày tiếp theo không còn cách nào khác, phải lầm lầm lỳ lỳ bó gối trong phủ mà thôi.
Tôi khẽ xoay người lại, dè dặt vào thư phòng, níu lấy vạt áo của vương mà dẩu môi cầu xin:
“Bác, ở nhà chán quá, cháu không có gì làm nên muốn ra hồ Lương Giang hái hoa sen thôi. Cháu hái về rồi, nhất định sẽ ướp ra loại trà thượng hạng, mang sang cho bác thưởng thức nhé? Còn nữa, cháu sẽ mang hoa đấy làm hương liệu, đốt lên thì cực kỳ thơm. Bác cho cháu đi đi có được không?”
“Trà Du Quán ướp còn chưa ngon hay sao? Hương Du Quán làm còn chưa đủ hay sao? Khéo hai quận chúa biến cả phủ ta thành cái ao sen mất.” – Bác tôi day day thái dương.
Những ngày tháng đầu về phủ, chị em chúng tôi làm gì cũng e dè cẩn thận, sợ không vừa mắt người khác. Nhưng lâu dần, quen nước quen cái, chúng tôi bắt đầu trở lại làm những trò người khác không lường trước được để giết thời gian. Hẳn là người trong phủ thấy chúng tôi phiền lắm, nhất là người bác hết mực yêu thương chúng tôi này.
“Cháu xin lỗi bác… Cháu sẽ dặn lại Quán…”
“Không sao không sao. Ta chỉ nói vậy thôi, nhìn các cháu vui vẻ ở trong phủ thì ta vui rồi. Giờ chỉ còn đợi ngày đưa hai cháu xuất giá, ta xem như nhẹ lòng. Mà phải rồi, cháu hai mươi tuổi, Quán mười chín tuổi, không đứa nào định lấy chồng à? Mấy năm nay ai đến ướm hỏi cũng đều bị hai đứa từ chối đây đẩy. Không tìm cho mình một tấm chồng, một ngày nào đó bệ hạ mà ban hôn thì hai đứa hết đường chạy trốn! Lúc đó đừng có kêu ca với ta nhé!”
“Phủ Quảng Thành vương vui như thế, cháu không muốn lấy chồng.” – Tôi vươn tay chỉnh lại tay áo của bác khi ông đứng lên.
“Vui thì tốt. Ta không ép, chỉ gợi ý thế thôi. Không biết cháu đã biết chuyện của Quán chưa?”
“Chuyện gì thưa bác?”
“Dăm hôm trước, thầy lang khám cho Quán có nói rằng mạch tượng bẩm sinh của nó đã rất yếu ớt, lại thêm nỗi dằn vặt tâm lý mười năm trước nên ngay cả việc hít thở, đôi lúc cũng sẽ rất khó khăn. Nếu không tịnh dưỡng về thân thể lẫn tinh thần, e rằng trong khoảng năm năm tới, con bé sẽ không qua khỏi…”
Tuy không nói nhưng hầu như trong suốt mười năm qua, không ngày nào là Du Quán không đau đáu nghĩ về cái chết của phụ mẫu năm xưa, rồi lặng lẽ thở dài não nuột.
Có lẽ giờ cũng đã đến lúc cho Du Quán một câu trả lời.
Hôm nay Du Quán lại ra ngoài, tôi định bụng khi em trở về sẽ bàn bạc kế hoạch lật lại vụ án năm xưa. Ngày đó chúng tôi còn quá bé, chưa hiểu chuyện, hơn nữa trong triều lại không ai chống lưng nên không thể làm gì hơn. Song hiện tại thì đã khác, chúng tôi có bệ hạ, há lại sợ những tên quan lại kia nhe nanh múa vuốt?
Theo thói quen, tôi pha một ấm trà, mang chúng đến lầu trà xây trong vườn, vừa thưởng trà vừa đợi Du Quán trở về.
Chẳng ngờ rằng, hôm nay Hoàng hậu lại hứng chí di giá đến đây.
Đã bốn năm kể từ lần đầu tiên tôi gặp nàng trong cung cấm. Tự Trúc năm thứ sáu, khi ấy chính cung được chẩn mạch xác định là mang long thai của Vưu Tề, nhà vua thiết yến, chiêu đãi quần thần cuộc chén no say.
Khung cảnh hoàng cung sa lệ, huy hoàng vẫn vẹn nguyên như cũ, đến nỗi khi vừa bước vào yến tiệc, tôi đã ngỡ chưa từng có chính biến diễn ra, ngỡ có cha mẹ bên cạnh dắt tay chị em tôi khi còn thơ bé.
Vưu Tề một thân long bào sáng chói, ngũ quan xán lạn, nghiêm trang, kèm một chút sắt lạnh, quy quyền nên có của bậc đế vương.
Liễu Túc Hoàng hậu người mặc phượng bào, đầu đội phượng quan, cùng bệ hạ đi vào buổi yến, ngồi vào vị trí tôn quý nhất. Phải nói rằng, đây là lần đầu tiên tôi thấy một mỹ nhân sắc nước hương trời, đẹp đến khuynh quốc khuynh thành như thế. Nàng sắc sảo, kiều mỵ, diễm lệ như sinh ra để dành cho bộ lễ phục đó. Cử chỉ thanh cao có đến thập phần dịu dàng khiến cho chính tôi cũng cảm thấy xiêu lòng ngả dạ. Song, khi đưa ánh nhìn lâu hơn về khuôn mặt xinh đẹp đến thoát tục kia, tôi dường như thấy một nỗi bất mãn hiện lên trong đôi mắt, đôi khi còn thấy nàng khá gượng ép và không thoải mái trong cả biểu cảm và hành động.
Tôi không rõ lý do, nhưng chắc là Vưu Tề hiểu rõ, sẽ có một ngày tôi hỏi Vưu Tề vì sao lại khiến một mỹ nhân ưu phiền đến như thế.
Một toán mỹ nhân người ngoại tộc bước ra sân lễ ca múa. Tôi thực không biết đám người này từ đâu đến, trang phục thì không phải người Đại Quang quốc chúng tôi, vũ điệu có phần thiên về thảo nguyên hoang dã hơn là nơi mà tôi sống.
Mãi đến khi vũ điệu cùng tiếng nhạc kết thúc, một người đàn ông, có lẽ là sứ giả, mới đứng lên dâng rượu và giới thiệu về nữ nhân trung tâm của điệu múa ban nãy. Cô ta là công chúa nước Khả Lợi. Nói đến đây thì ai nấy cũng hiểu, Khả Lợi muốn kết thân với Đại Quang chúng tôi qua cuộc hôn nhân chính trị cùng bệ hạ.
Bệ hạ không suy nghĩ lâu, nhanh chóng chấp thuận lời đề nghị của sứ giả, nạp nàng công chúa kia làm phi tử. Do mối quan hệ của chúng tôi thân thiết như ruột rà máu mủ. Ngay sau khi kết thúc yến tiệc, Vưu Tề đến chỗ tôi kể lể hàng tá nguyên nhân khiến ngài phải chấp thuận người con gái đó: triều thần, mối quan hệ với Khả Lợi, con đường buôn bán giao thương, và cả tầm nhìn quân sự về sau,… tất thảy đều có sự ảnh hưởng nhất định của phiên quốc Khả Lợi này.
Chuyện triều đình không can hệ gì đến tôi, không hiểu vì lý do gì mà Vưu Tề phải tìm tôi giải thích tường tận nguyên do đến như thế.
Ký ức năm đó nhanh chóng vụt qua, gương mặt cao quý mà phúc hậu của Liễu Túc Hoàng hậu kéo tôi trở về thực tại. Bốn năm trôi qua, Liễu Túc Hoàng hậu của hiện tại vẫn giữ cái vẻ thục đức, nhu mì như ngày đó, chỉ là ánh mắt đã không hằn lên một nỗi bất mãn khó diễn đạt như xưa mà trở nên chấp thuận, êm dịu hơn rất nhiều. Có lẽ vì đã làm mẹ, nàng chấp nhận việc mình làm một Liễu Túc, hơn việc là một Quân Ca.
“Ứng Thiên tham kiến Hoàng hậu.” – Tôi thi lễ, trong đầu hiện lên nhiều câu hỏi tại sao Hoàng hậu lại xuất hiện ngay lúc này.
“Bình thân.”
Hoàng hậu ngồi xuống, song tôi phận người dưới, đành đứng nép sang bên cạnh không dám ngồi. Tôi chưa rõ tính khí của vị mẫu nghi này, nhỡ đâu tôi chọc phải một người tính cách thất thường, thế thì tôi có trăm cái miệng cũng không thể cãi lại. Mẫu nghi thiên hạ, cao cao tại thượng, tôi không gánh vác nỗi trách nhiệm cho lỗi lầm của mình dù chỉ là rất nhỏ.
“Quận chúa ngồi đi.” – Hoàng hậu mở lời, song tôi vẫn không dám – “Không cần câu nệ lễ tiết nhiều vậy đâu, quận chúa cư xử thế nào với bệ hạ, thì cứ như thế ấy với ta. Đều là người một nhà cả mà.”
Tôi vâng một tiếng rồi đáp xuống ngồi ngay bên cạnh, không quên ghé mắt trông cho rõ khuôn mặt ngàn vàng của nàng. Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn nàng ở góc độ gần đến thế. Mày ngài mắt phượng, đặc biệt là đôi mắt, như chứa cả mùa xuân rạo rực, và một chút lạnh lẽo buồn thương của đông dài khắc nghiệt, đôi môi mỏng đỏ thắm, khe khẽ nhấp từng ngụm trà. Dấu hoa đỏ rực ngay mi tâm càng tôn lên vẻ mặn mà sắc sảo không sao suy suyển nỗi của một đấng mẫu nghi.
“Quận chúa. Cô có nghe ta nói không?”
Vì mải ngắm nàng nên tôi quên mất mọi cơ sự, đành vội vã nhận lỗi:
“Hoàng hậu thứ lỗi. Thần nữ có chút lơ đễnh, không nghe rõ lời người nói. Nhưng… người đến đây có việc gì ạ?”
“Ban nãy ta đang giải thích lý do mà ta đến.” – Liễu Túc thở dài có vẻ thất vọng với tôi, rồi nói tiếp – “Sở dĩ ta đến đây, vì muốn hỏi ý quận chúa.”
Tôi hốt hoảng há hốc mồm, có chuyện gì hệ trọng đến vậy sao, bèn quên mất vị thế mà ngắt lời Hoàng hậu:
“Hỏi ý… hỏi chuyện gì ạ?”
“Cô có muốn nhập cung không?”
“Nhập cung? Nhập cung làm nữ quan ạ? Bổng lộc nhà Quảng Thành vương đủ cho thần ăn cả đời rồi, không cần phải mưu sinh đâu.” – Tôi cười khì, rồi sững lại – “Lẽ nào, mọi người thấy thần nữ ăn không ngồi rồi nên nghĩ đã đến lúc thần tự lực cánh sinh?”
Nghe tôi trình bày, Hoàng hậu bỗng dưng che miệng rồi cười khẽ:
“Không không. Ta có ý muốn cô nhập cung, là để ăn không ngồi rồi tiếp thôi, không bắt cô lao động đâu mà hãi.”
“Thứ lỗi thần nữ không hiểu ý Hoàng hậu lắm…”
“Cô có muốn trở thành phi tần của bệ hạ không?”
Tôi suýt chút đã co cẳng nhảy lên vì bất ngờ. Nàng ta, làm sao biết được chuyện hơn mười năm trước tôi đã từng thích Vưu Tề cơ chứ? Vả lại, không phải chúng tôi có quan hệ anh em hay sao mà nàng lại nói những lời như vậy?
“Nhưng… nhưng chúng tôi có họ với nhau.”
“Đó chỉ là phép nước, kỷ cương ở Đại Quang quốc thôi. Giả sử bệ hạ ban chiếu xuống, sửa đổi luật lệ, cũng chẳng ai dám lên tiếng về mối quan hệ này đâu, họa chăng là có thì cũng chỉ to nhỏ sau lưng… ta cho là thế. Ở Khả Lợi quốc, anh em trong họ đều được lấy nhau làm chồng vợ, một số nước nhỏ khác cũng vậy. Do đó, thay đổi sẽ dần dần được chấp thuận thôi. Chỉ là giai đoạn đầu sẽ có chút khó khăn, thiệt thòi, hoặc áp lực từ nhiều phía. Không biết cô có cam tâm nhẫn nhịn được hay không mà thôi.”
“Hoàng hậu người có vẻ đã hiểu lầm mối quan hệ giữa thần nữ và bệ hạ. Bệ hạ coi thần nữ như em gái, còn thần nữ từ lâu đã xem bệ hạ như huynh trưởng trong nhà. Trong lòng thần nữ, không hề xuất hiện tư tình như người đã nghĩ. Thứ lỗi cho thần từ chối lời đề nghị này.” – Tôi rời ghế, cúi gập người khẩn khoản.
Nàng ấy có vẻ lúng túng trong một chốc, nhưng rồi rất nhanh lấy được vẻ điềm đạm cố hữu, mặt không hề biến sắc hay tức giận, chỉ mỉm cười với tôi:
“Bây giờ cô không muốn cũng không sao. Nếu sau này suy nghĩ kỹ hơn, có việc gì cứ đến tìm ta. Cô đã xem bệ hạ như huynh trưởng, thì cứ xem ta như chị dâu của mình, không cần giữ nhiều lễ tiết phiền hà thế đâu.”
“Cung tiễn Hoàng hậu.” – Tôi vái chào theo bóng lưng Liễu Túc dần đi khuất khỏi khoảnh vườn.
Lòng tôi đà nặng nề thêm một chút.
***
Tôi mệt mỏi chống cằm trên bàn, vô thức vươn tầm mắt ra đến dải tường cao của vương phủ.
Đoạn, Du Quán đập tay lên vai tôi, khiến tôi hoàn hồn sực tỉnh.
“Chị nghĩ chuyện gì mà chăm chú đến nỗi em về cũng không hay không biết?”
“Thôi bỏ đi, không có gì đâu.”
“Nghe quản gia nói chị đợi em từ sáng. Có chuyện gì quan trọng thế?”
Đột nhiên tôi lại nghĩ đến sức khỏe của Du Quán, lòng lại dâng lên một nỗi buồn vô hạn. Tôi quay mặt đi để ổn định một chốc, rồi mới trả lời em:
“Chị nghĩ đã đến lúc… chúng ta điều tra hung thủ trong vụ án mạng trăm mạng người năm xưa.”
“Thật sao, chị?” – Con bé vừa bàng hoàng vừa vui mừng khi nghe tôi mở lời nói thế.
“Ừ.”
“Nhưng sao đột nhiên, chị lại quyết định như thế?”
Tôi không thể nói rõ là tôi vì Du Quán được. Du Quán trước nay đều ghét người khác thấy thương hại mình, tuy trước mặt vẫn điềm nhiên, cảm ơn nhẹ nhàng, nhưng khi ở một mình lại cảm thấy tổn thương vì những ân huệ được người khác ban cho.
“Năm đó chị đã nói với em là đợi đến lúc. Chị cho rằng nay đã đến lúc, thì cứ thực hiện kế hoạch thôi. Tuy nhiên chị cũng chưa biết nên bắt đầu từ đâu.”
“Chị… nếu em nói ra điều này, chị không giận em chứ?” – Du Quán ấp úng.
“Giận. Em lén lút điều tra chứ gì?”
“Cũng không hẳn là điều tra. Em biết chị không thích em cãi lời, nên không dám. Em chỉ là, cố đi tìm đầu mối đầu tiên, để khi nào ‘thời cơ đến’ như chị nói, thì liền nói cho chị. Tiết kiệm được một khoảng lớn thời gian, chẳng phải quá tốt sao?”
“Tốt cái đầu em ấy! Nhỡ không may trên đường em điều tra, bọn người có liên quan liền tìm cách trừ khử cả chúng ta thì sao? Làm gì cũng được, nhưng trước hết phải bảo vệ mình chu toàn, đó là di nguyện của mẹ…” – Tôi giận hành động của Du Quán.
“Em xin lỗi.”
“Sau này bất kể là vì chuyện gì, cũng phải chú ý an toàn của bản thân có biết chưa? Chuyện năm xưa, ngày tháng còn dài, có nhiều thời khắc để điều tra, còn tính mạng của chúng ta thì chỉ có một. Chị không muốn ôm mối tức tưởi này xuống hoàng tuyền đâu!”
“Hì, em biết chị cũng nghĩ như em mà.” – Du Quán ôm lấy tôi, liền bị tôi thẳng tay đẩy ra.
“Được rồi đừng xu nịnh nữa. Nói chị nghe em biết được gì rồi?”
“Năm đó khi em gọi anh họ đến thì chị đã không còn ở trong nhà, có lẽ chị đang đi tìm tung tích cha mẹ.”
“Mất bao lâu để em tìm được Vưu Tề?”
“Chị không nên gọi thẳng tên húy của bệ hạ chứ?” – Du Quán hoảng sợ bịt mồm tôi.
“Chị quên mất, nhưng bỏ qua việc đó đi, việc chính là em đã tìm anh họ bao lâu? Để chị ước lượng thời gian ứng với khoảng thời gian chị tìm cha mẹ.”
Du Quán đăm chiêu, bàn tay đưa lên tính toán mất một lúc. Rồi nói với tôi có lẽ là hơn hai khắc(1): 30 phút. Điều đó cũng có nghĩa là tôi đã tìm cha mẹ khoảng hai khắc. Du Quán còn nói với tôi, khi con bé dò la tình hình xung quanh, tối đó hầu như không có người lạ mặt hay hành tung kỳ lạ ra vào phủ. Vậy thì rõ chính là người trong phủ, hoặc nội ứng ngoại hợp với một người nào đó, không phải người lạ. Đáng tiếc nhà tôi hơn trăm mạng, tôi không thể nhớ rõ từng người, tối đó đều chết không đối chứng, tôi khó có thể lần ra manh mối từ những gia nô đó được.
Hung thủ có người thuộc phủ, điều này chúng tôi không lường trước được, hay nói đúng hơn là trước đây chưa từng dám nghĩ sâu.
Tôi nhắm mắt, trong đầu mường tượng lại dáng vẻ hung thủ ngày hôm đó. Hắn khá cao, gầy, một thân chỉ mặc màu đen, hắn rất giỏi khinh công, lướt qua mắt tôi trong tích tắc. Hắn lại còn là một người khá cẩn trọng, trên người không lưu lại bất kỳ mùi hương gì đặc biệt. Chỉ là… có một điểm kỳ quặc trên y phục hắn mà nhất thời tôi lại không nhớ ra.
“Rồi tiếp đó? Đầu mối em tìm được chỉ có bấy nhiêu thôi à?” – Tôi gấp gáp nhìn Du Quán mà hỏi.
“À không, vẫn còn một chuyện kỳ lạ. Đó là chẳng hiểu sao khoảng một tháng trước ngày án mạng xảy ra, rất nhiều ăn mày khi đi ngang qua phủ vương đều ghé lại xin ăn.”
Ăn mày thì xin ăn, điều này có gì mà bất thường. Tôi vốn đã nghĩ thế nhưng chợt khững lại. Du Quán nói là nhiều, trong khi trước đây không hề như thế. Phủ vương có một lão quản gia cộc tính, ông ta không hề thích ăn mày, cứ thấy thì đuổi như đuổi tà vì tin rằng họ sẽ mang lại xui xẻo cho gia chủ, thế nên không ai bén mảng lại xin xỏ. Lão quản gia đột ngột qua đời một tháng trước đại nạn phủ Quảng Chiêu vương, không lý nào họ lại nhạy tin đến thế, ngay lập tức đến cửa nhà mà xin. Nghĩ lại thì quả là có nhiều điểm kỳ lạ.
Vậy nên trước hết, có lẽ đầu mối mà chúng tôi nên tìm nằm ở trên người cái bang trong thành.
Nhận xét về Thân Tan Khi Mộng Tàn