Chương 6: Cái tên.
Bẵng đi một lúc, tôi mới ngờ ngợ hiểu ra mọi chuyện. Tôi gọi với lại phía sau em, khi chúng tôi đã bước gần đến cửa nhà:
"Chờ một chút, em có phải là Enrico?"
Tôi chủ động đi lên phía trước bắt chuyện thêm một lần nữa, nhờ vào sự dày mặt giống người cha đáng kính của mình - con người mà tôi không thể hiểu vì lý do gì lại có thể khiến cho mẹ tôi say mê đến mức bà sẵn sàng rời xứ, bỏ cả cái nghề bà yêu cả chục năm trời để theo gót ông đến với một mảnh đất lạ lẫm vô cùng:
"Vâng. Chắc là ông bà đã nhắc đến em lúc trò chuyện cùng anh?"
Enrico trả lời một cách nhẹ nhàng hết sức, nhưng vẫn khiến tôi cảm thấy ánh mắt em có thể nhìn thấu qua cả lớp da của mình. Đến sau này vẫn vậy, Enrico vẫn là một con người cực kỳ tinh tế và sâu sắc.
"Đúng vậy, ông bà kể rất nhiều chuyện của em cho anh. Đôi lúc anh còn nghĩ em mới là cháu ruột của ông bà đấy."
Ông và bà của tôi đều ra ngoài vào đúng lúc này, nhìn thấy Enrico, hình như là họ còn vui mừng hơn khi thấy tôi. Nhưng mà điều đó không khiến tôi khó chịu, ngược lại, tôi còn cảm thấy rất nhẹ nhõm.
"Enrico, vào đi, lâu rồi chúng ta không cùng dùng bữa. Tiện thể, để chúng ta giới thiệu thằng nhóc này cho cháu."
"Để anh."
Tôi chủ động cầm giúp Enrico chiếc ô đen, trước khi bản thân mài mặt làm khúc ruột thừa lủi thủi đi theo sau một gia đình ba người nào đó.
Khỏi phải nói, ông bà tôi rất yêu quý cậu trai trẻ này, tôi còn có thể thấy ông tôi đi trước để tắt bớt đèn trong nhà, mặc dù nó không thật sự có tác dụng gì lắm. Bà báo cho tôi một tin, rằng cha mẹ của tôi hôm nay sẽ không về. Tôi bỏ ba lô và dựng ô trong một góc nhà rồi giúp ông bà chuẩn bị cho bữa ăn, chẳng nói gì đến chuyện này. Mà mấy hành động đó của tôi nhanh gọn chỉ mất vài giây, nhưng tôi còn chậm hơn Enrico một bước, em đã chủ động giúp đỡ mọi việc.
Thấy thế, tôi liền vội vàng bước đến, cầm lấy mấy đĩa mì ống trên tay em và đề nghị rằng em hãy ngồi nghỉ ngơi. Enrico của lúc trên thuyền và Enrico của bây giờ rất khác nhau, em còn có thể cười một cách thoải mái:
"Em không muốn ngồi yên một chỗ, bí bách lắm."
Thôi được rồi, tôi sẽ không nói gì đến việc tôi đã phải chịu áp lực lớn đến nhường nào vì nụ cười ấy. Nhưng tôi sốt sắng bao nhiêu vì một lần mỉm cười của em thì câu nói ngay sau đó đã khiến tôi cảm thấy có chút gì đó nặng nề. Tôi không biết em đã phải một mình trong ngôi nhà đó bao lâu, ấy vậy nhưng tôi hiểu rất rõ việc một mình đối diện với bốn bức tường chẳng có mấy sắc màu.
Cuộc sống ấy là ngục tù, nếu không có cọ vẽ và gia đình, tôi chẳng biết là bản thân có thể chịu đựng nổi mấy ngày. Chúng ta vẫn có thể nhìn ngắm bình minh yên ả như một chồi non rũ mình trong nắng, tuy nhiên, sẽ có những lúc mọi chuyện chẳng được như mong đợi, nhưng hãy trân trọng chúng. Ai mà biết được sẽ có một ngày nào đấy, động lực sẽ tự tìm đến và đốc thúc chúng ta hướng về những điều tốt đẹp hơn.
Enrico cùng tôi dọn nốt mấy món truyền thống, sau đó cũng không ngồi vào bàn, em cầm một cái hộp nhỏ hai tay đưa cho tôi, lễ phép và khéo léo. Mọi hành động cử chỉ của em, khiến cho tôi chưa từng có cảm giác đối diện với mình là một con người đã bị trói buộc trong bóng tối lâu ngày.
Enrico nói chiếc rằng chiếc đĩa ban sáng tôi mang đến đã bị em bất cẩn làm rơi vỡ, em đã cố gắng đi tìm rất nhiều nơi nhưng vẫn không tìm được chiếc nào giống y hệt, em thành thật xin lỗi tôi và ông bà vì điều đó.
Thì ra, Enrico đã nhìn thấy tôi vào lúc tôi mang bữa sáng đến cho em, nhưng việc em kiệm lời ở trên thuyền làm cho tôi cảm thấy khó hiểu. Tôi mở nắp chiếc hộp đỏ em đưa, bên trong có một chiếc đĩa sứ trắng tinh được bao bọc kĩ lưỡng trong bộ lót, dám cá bằng tất cả mọi thứ tôi có, không ai khác, chính tôi là người đã mang chiếc đĩa sang bên nhà em. Nhưng ngay bây giờ đây, tôi còn chẳng tài nào tìm ra được điểm khác nhau giữa hai chiếc đĩa ấy.
Nghi ngờ về thị lực của mình, tôi giả như bâng quơ:
"Có một chiếc đĩa thôi mà, anh thấy nó cũng không khác gì."
"Nhưng chiếc cũ dày hơn."
Còn nhớ mãi câu trả lời thành thật này, tôi không thể không cười, nhưng là cười xoà cho qua chuyện giống như ông bà. Enrico đang rất áy náy, vì một chuyện nhỏ bé đến nỗi mà bình thường những người hàng xóm với nhau chỉ xởi lởi đôi ba câu là xong chuyện. Một khúc gỗ rỗng ruột còn đầy dằm như tôi thì chẳng biết an ủi ai, nhưng có một điều đơn giản nhất tôi có thể nghĩ đến, là làm ấm cái dạ dày của em trước tiên:
"Nhưng cái này đẹp hơn."
Tôi trả lời em, với một dáng vẻ thành thật cực kỳ. Hoạ hoằn lắm ai cũng không thể dối lòng trước một thiên thần.
"Được rồi, mọi người ngồi vào bàn đi."
Cầm nốt đĩa bánh mì nướng để lên bàn, tôi kéo ghế cho ông bà, còn một vị trí, tôi sẽ ngồi bên cạnh Enrico trong bữa ăn. Nhưng Enrico không ngồi, em nói bản thân không đói và ở nhà còn việc cần làm nên phải về.
Đương nhiên rồi, tôi chẳng thể nào để cho chuyện đó xảy ra, tôi giữ em ở lại:
"Enrico, ở lại thêm một lúc đi, dù gì ông bà cũng đã chuẩn bị thêm rồi. Chắc em cũng chưa dùng thêm gì từ bữa trước?"
"Được rồi, hai đứa, thử một lát bánh mì nướng đi. Trời lạnh thế này mà không thử nó thì thật đáng tiếc."
Bà tôi để vào đĩa của tôi và Enrico hai lát bánh mì nướng giòn rụm sau khi em chẳng còn cách nào khác mà phải thoả hiệp. Thêm một ít sốt dầu ô liu và thịt nguội, trong khi ông tôi thì phải tự túc, trông ông lúc ấy tủi thân đến lạ.
"Bà, hình như bánh của ông chưa có sốt."
"Ông ấy có tay có chân, để ông ấy tự làm đi."
Tôi nhìn sang ông, chỉ trông thấy ông não nề thở dài. Dám cá là trước khi tôi đến, cuộc sống của một người chồng cũng không khá khẩm hơn là bao.
"Đây chính là cuộc sống hôn nhân, thôi thì cũng chẳng có gì."
Vừa nói, ông tôi vừa phết dầu ô liu lên lát bánh của mình, kèm hai lát thịt nguội, sau đó đổi với phần mới chỉ có sốt của bà:
"Khổ lắm, lúc chúng ta kết hôn, ta đã lỡ miệng nói rằng sẽ hầu hạ bà ấy đến hết đời."
Không hẹn mà cùng tủm tỉm cười, tôi và Enrico nhìn về nhau cùng một lúc, điều này trở thành sợi dây nối gần khoảng cách đầu tiên của tôi và em.
Trong bữa ăn, bà tôi giới thiệu tôi cho em, đính kèm thêm một vài thông tin không cần thiết lắm. Đầu tiên, vẫn là tên gọi, Marcovici Narcis, vừa bước sang tuổi hai mươi lăm và vẫn chưa có nổi một mảnh tình vắt vai, suốt ngày chỉ biết pha màu và vẽ vời như mấy nhóc tì chân tay lem luốc. Rồi, bà tôi nhìn về phía Enrico, thấy em còn đang đăm chiêu.
"Enrico? Đồ ăn không hợp khẩu vị?"
Enrico cầm vội lát bánh, lắc đầu nguầy nguậy, cứ như thể em nghĩ em sẽ làm mất lòng bà tôi vậy. Em nói rằng đồ ăn rất ngon, suy nghĩ một lúc chỉ là do cái tên của tôi, nó gợi cho em cảm giác rất quen thuộc, nhưng em không thể nhớ đã từng gặp nó ở đâu.
"Có phải ý em là một cái tên như kiểu Narcissus?"
Khi Enrico nhắc đến chuyện này, tôi đã ngạc nhiên đến nỗi đáp lại ngay lập tức, tôi mong chờ một điều gì đó và mọi thứ tốt đẹp theo đúng ý khi em chợt nhớ và gật đầu.
"Đúng thế, là tên của thần. Em nhớ rõ câu chuyện về vị thần ấy, một câu chuyện buồn. Mà cũng không hẳn là thần, một người con của thần và tiên."
Tôi mỉm cười, xác nhận cảm giác của em là đúng. Cái tên của tôi quả thật đã được cha mẹ tôi lấy từ tên của Narcissus, kết tinh của thần và tiên, mang trên mình nét đẹp phi giới tính. Narcissus đẹp hơn cả những nữ thần đồng trinh đồng đại hay những vị thần bất tử, cũng vì thế, Narcissus đã chết trong sự si mê hình ảnh dưới nước của chính mình.
Sau khi Narcissus dần kiệt quệ và trút hơi tàn bên hồ nước, thân xác vô giá của thần đã biến mất trước khi tang lễ được cử hành. Ở chỗ mà thần ra đi, đâm chồi một loài hoa luôn rũ rượi nhìn xuống hình ảnh phản chiếu của nó, các tiên nữ đã đặt tên của chàng trai cho nó, cũng là hoa Thủy Tiên.
Tôi hỏi lý do vì sao em lại nói câu chuyện của thần là một câu chuyện buồn? Phải chăng em thương tiếc thay cho chàng trai trẻ tuổi và nhan sắc của Narcissus?
Có nhiều quan điểm cho rằng, Narcissus đã yêu bản thân thái quá và câu chuyện của Narcissus còn là khởi nguồn cho cái tên của một hội chứng. Còn tôi thì chỉ xem đó như là một cái chết trong tính ái kỷ, một cái chết đẹp.
Enrico nói rằng em không có cảm tình với Narcissus, bắt nguồn từ lúc Narcissus thinh lặng và ban cho Ameinias - người sẵn sàng đánh đổi mọi giá để được ở bên thần một con dao găm và rồi, Ameinias tự kết liễu đời mình trong uất hận, một dấu chấm dứt khoát cho mối tình sẽ không bao giờ có kết quả. Cả nữ thần sông núi, cách quay lưng bỏ đi ấy chẳng xứng đáng với gương mặt và thân hình của Narcissus, nữ thần Echo rồi cũng coi rẻ tính mạng của mình và thân xác nàng tan vào cát bụi chỉ để lại được vài lời gió thổi quanh các khe núi tán cây. Narcissus sống một đời sai lầm, gieo rắc nỗi tuyệt vọng và thần đã tự phải trả giá bằng một cái chết tương tự, cũng là công bằng.
Buồn ở đây là sự cố chấp của Narcissus, cũng như Ameinias và Echo, sự cố chấp đánh đổi bằng tính mạng.
"Trả giá bằng sinh mệnh, tình yêu không đắt đỏ đến thế."
Đây là lần đầu tiên Enrico nói với tôi nhiều điều như vậy, tôi gần như đã bỏ dở bữa ăn của mình để lắng nghe. Trong khi trước đó vài giây, tôi còn thưởng thức món mì ống một cách dễ chịu mà chẳng còn tâm trí nào để bài xích mùi cần tây có trong nó như mọi khi.
"Đó chẳng phải là tình yêu, ít nhất thì anh không cảm thấy câu chuyện này tồn tại tình yêu. Tình yêu là khi em được đáp trả và dù có phải chết, cái giá này đối với em vẫn còn rẻ."
"Chờ một chút, em có phải là Enrico?"
Tôi chủ động đi lên phía trước bắt chuyện thêm một lần nữa, nhờ vào sự dày mặt giống người cha đáng kính của mình - con người mà tôi không thể hiểu vì lý do gì lại có thể khiến cho mẹ tôi say mê đến mức bà sẵn sàng rời xứ, bỏ cả cái nghề bà yêu cả chục năm trời để theo gót ông đến với một mảnh đất lạ lẫm vô cùng:
"Vâng. Chắc là ông bà đã nhắc đến em lúc trò chuyện cùng anh?"
Enrico trả lời một cách nhẹ nhàng hết sức, nhưng vẫn khiến tôi cảm thấy ánh mắt em có thể nhìn thấu qua cả lớp da của mình. Đến sau này vẫn vậy, Enrico vẫn là một con người cực kỳ tinh tế và sâu sắc.
"Đúng vậy, ông bà kể rất nhiều chuyện của em cho anh. Đôi lúc anh còn nghĩ em mới là cháu ruột của ông bà đấy."
Ông và bà của tôi đều ra ngoài vào đúng lúc này, nhìn thấy Enrico, hình như là họ còn vui mừng hơn khi thấy tôi. Nhưng mà điều đó không khiến tôi khó chịu, ngược lại, tôi còn cảm thấy rất nhẹ nhõm.
"Enrico, vào đi, lâu rồi chúng ta không cùng dùng bữa. Tiện thể, để chúng ta giới thiệu thằng nhóc này cho cháu."
"Để anh."
Tôi chủ động cầm giúp Enrico chiếc ô đen, trước khi bản thân mài mặt làm khúc ruột thừa lủi thủi đi theo sau một gia đình ba người nào đó.
Khỏi phải nói, ông bà tôi rất yêu quý cậu trai trẻ này, tôi còn có thể thấy ông tôi đi trước để tắt bớt đèn trong nhà, mặc dù nó không thật sự có tác dụng gì lắm. Bà báo cho tôi một tin, rằng cha mẹ của tôi hôm nay sẽ không về. Tôi bỏ ba lô và dựng ô trong một góc nhà rồi giúp ông bà chuẩn bị cho bữa ăn, chẳng nói gì đến chuyện này. Mà mấy hành động đó của tôi nhanh gọn chỉ mất vài giây, nhưng tôi còn chậm hơn Enrico một bước, em đã chủ động giúp đỡ mọi việc.
Thấy thế, tôi liền vội vàng bước đến, cầm lấy mấy đĩa mì ống trên tay em và đề nghị rằng em hãy ngồi nghỉ ngơi. Enrico của lúc trên thuyền và Enrico của bây giờ rất khác nhau, em còn có thể cười một cách thoải mái:
"Em không muốn ngồi yên một chỗ, bí bách lắm."
Thôi được rồi, tôi sẽ không nói gì đến việc tôi đã phải chịu áp lực lớn đến nhường nào vì nụ cười ấy. Nhưng tôi sốt sắng bao nhiêu vì một lần mỉm cười của em thì câu nói ngay sau đó đã khiến tôi cảm thấy có chút gì đó nặng nề. Tôi không biết em đã phải một mình trong ngôi nhà đó bao lâu, ấy vậy nhưng tôi hiểu rất rõ việc một mình đối diện với bốn bức tường chẳng có mấy sắc màu.
Cuộc sống ấy là ngục tù, nếu không có cọ vẽ và gia đình, tôi chẳng biết là bản thân có thể chịu đựng nổi mấy ngày. Chúng ta vẫn có thể nhìn ngắm bình minh yên ả như một chồi non rũ mình trong nắng, tuy nhiên, sẽ có những lúc mọi chuyện chẳng được như mong đợi, nhưng hãy trân trọng chúng. Ai mà biết được sẽ có một ngày nào đấy, động lực sẽ tự tìm đến và đốc thúc chúng ta hướng về những điều tốt đẹp hơn.
Enrico cùng tôi dọn nốt mấy món truyền thống, sau đó cũng không ngồi vào bàn, em cầm một cái hộp nhỏ hai tay đưa cho tôi, lễ phép và khéo léo. Mọi hành động cử chỉ của em, khiến cho tôi chưa từng có cảm giác đối diện với mình là một con người đã bị trói buộc trong bóng tối lâu ngày.
Enrico nói chiếc rằng chiếc đĩa ban sáng tôi mang đến đã bị em bất cẩn làm rơi vỡ, em đã cố gắng đi tìm rất nhiều nơi nhưng vẫn không tìm được chiếc nào giống y hệt, em thành thật xin lỗi tôi và ông bà vì điều đó.
Thì ra, Enrico đã nhìn thấy tôi vào lúc tôi mang bữa sáng đến cho em, nhưng việc em kiệm lời ở trên thuyền làm cho tôi cảm thấy khó hiểu. Tôi mở nắp chiếc hộp đỏ em đưa, bên trong có một chiếc đĩa sứ trắng tinh được bao bọc kĩ lưỡng trong bộ lót, dám cá bằng tất cả mọi thứ tôi có, không ai khác, chính tôi là người đã mang chiếc đĩa sang bên nhà em. Nhưng ngay bây giờ đây, tôi còn chẳng tài nào tìm ra được điểm khác nhau giữa hai chiếc đĩa ấy.
Nghi ngờ về thị lực của mình, tôi giả như bâng quơ:
"Có một chiếc đĩa thôi mà, anh thấy nó cũng không khác gì."
"Nhưng chiếc cũ dày hơn."
Còn nhớ mãi câu trả lời thành thật này, tôi không thể không cười, nhưng là cười xoà cho qua chuyện giống như ông bà. Enrico đang rất áy náy, vì một chuyện nhỏ bé đến nỗi mà bình thường những người hàng xóm với nhau chỉ xởi lởi đôi ba câu là xong chuyện. Một khúc gỗ rỗng ruột còn đầy dằm như tôi thì chẳng biết an ủi ai, nhưng có một điều đơn giản nhất tôi có thể nghĩ đến, là làm ấm cái dạ dày của em trước tiên:
"Nhưng cái này đẹp hơn."
Tôi trả lời em, với một dáng vẻ thành thật cực kỳ. Hoạ hoằn lắm ai cũng không thể dối lòng trước một thiên thần.
"Được rồi, mọi người ngồi vào bàn đi."
Cầm nốt đĩa bánh mì nướng để lên bàn, tôi kéo ghế cho ông bà, còn một vị trí, tôi sẽ ngồi bên cạnh Enrico trong bữa ăn. Nhưng Enrico không ngồi, em nói bản thân không đói và ở nhà còn việc cần làm nên phải về.
Đương nhiên rồi, tôi chẳng thể nào để cho chuyện đó xảy ra, tôi giữ em ở lại:
"Enrico, ở lại thêm một lúc đi, dù gì ông bà cũng đã chuẩn bị thêm rồi. Chắc em cũng chưa dùng thêm gì từ bữa trước?"
"Được rồi, hai đứa, thử một lát bánh mì nướng đi. Trời lạnh thế này mà không thử nó thì thật đáng tiếc."
Bà tôi để vào đĩa của tôi và Enrico hai lát bánh mì nướng giòn rụm sau khi em chẳng còn cách nào khác mà phải thoả hiệp. Thêm một ít sốt dầu ô liu và thịt nguội, trong khi ông tôi thì phải tự túc, trông ông lúc ấy tủi thân đến lạ.
"Bà, hình như bánh của ông chưa có sốt."
"Ông ấy có tay có chân, để ông ấy tự làm đi."
Tôi nhìn sang ông, chỉ trông thấy ông não nề thở dài. Dám cá là trước khi tôi đến, cuộc sống của một người chồng cũng không khá khẩm hơn là bao.
"Đây chính là cuộc sống hôn nhân, thôi thì cũng chẳng có gì."
Vừa nói, ông tôi vừa phết dầu ô liu lên lát bánh của mình, kèm hai lát thịt nguội, sau đó đổi với phần mới chỉ có sốt của bà:
"Khổ lắm, lúc chúng ta kết hôn, ta đã lỡ miệng nói rằng sẽ hầu hạ bà ấy đến hết đời."
Không hẹn mà cùng tủm tỉm cười, tôi và Enrico nhìn về nhau cùng một lúc, điều này trở thành sợi dây nối gần khoảng cách đầu tiên của tôi và em.
Trong bữa ăn, bà tôi giới thiệu tôi cho em, đính kèm thêm một vài thông tin không cần thiết lắm. Đầu tiên, vẫn là tên gọi, Marcovici Narcis, vừa bước sang tuổi hai mươi lăm và vẫn chưa có nổi một mảnh tình vắt vai, suốt ngày chỉ biết pha màu và vẽ vời như mấy nhóc tì chân tay lem luốc. Rồi, bà tôi nhìn về phía Enrico, thấy em còn đang đăm chiêu.
"Enrico? Đồ ăn không hợp khẩu vị?"
Enrico cầm vội lát bánh, lắc đầu nguầy nguậy, cứ như thể em nghĩ em sẽ làm mất lòng bà tôi vậy. Em nói rằng đồ ăn rất ngon, suy nghĩ một lúc chỉ là do cái tên của tôi, nó gợi cho em cảm giác rất quen thuộc, nhưng em không thể nhớ đã từng gặp nó ở đâu.
"Có phải ý em là một cái tên như kiểu Narcissus?"
Khi Enrico nhắc đến chuyện này, tôi đã ngạc nhiên đến nỗi đáp lại ngay lập tức, tôi mong chờ một điều gì đó và mọi thứ tốt đẹp theo đúng ý khi em chợt nhớ và gật đầu.
"Đúng thế, là tên của thần. Em nhớ rõ câu chuyện về vị thần ấy, một câu chuyện buồn. Mà cũng không hẳn là thần, một người con của thần và tiên."
Tôi mỉm cười, xác nhận cảm giác của em là đúng. Cái tên của tôi quả thật đã được cha mẹ tôi lấy từ tên của Narcissus, kết tinh của thần và tiên, mang trên mình nét đẹp phi giới tính. Narcissus đẹp hơn cả những nữ thần đồng trinh đồng đại hay những vị thần bất tử, cũng vì thế, Narcissus đã chết trong sự si mê hình ảnh dưới nước của chính mình.
Sau khi Narcissus dần kiệt quệ và trút hơi tàn bên hồ nước, thân xác vô giá của thần đã biến mất trước khi tang lễ được cử hành. Ở chỗ mà thần ra đi, đâm chồi một loài hoa luôn rũ rượi nhìn xuống hình ảnh phản chiếu của nó, các tiên nữ đã đặt tên của chàng trai cho nó, cũng là hoa Thủy Tiên.
Tôi hỏi lý do vì sao em lại nói câu chuyện của thần là một câu chuyện buồn? Phải chăng em thương tiếc thay cho chàng trai trẻ tuổi và nhan sắc của Narcissus?
Có nhiều quan điểm cho rằng, Narcissus đã yêu bản thân thái quá và câu chuyện của Narcissus còn là khởi nguồn cho cái tên của một hội chứng. Còn tôi thì chỉ xem đó như là một cái chết trong tính ái kỷ, một cái chết đẹp.
Enrico nói rằng em không có cảm tình với Narcissus, bắt nguồn từ lúc Narcissus thinh lặng và ban cho Ameinias - người sẵn sàng đánh đổi mọi giá để được ở bên thần một con dao găm và rồi, Ameinias tự kết liễu đời mình trong uất hận, một dấu chấm dứt khoát cho mối tình sẽ không bao giờ có kết quả. Cả nữ thần sông núi, cách quay lưng bỏ đi ấy chẳng xứng đáng với gương mặt và thân hình của Narcissus, nữ thần Echo rồi cũng coi rẻ tính mạng của mình và thân xác nàng tan vào cát bụi chỉ để lại được vài lời gió thổi quanh các khe núi tán cây. Narcissus sống một đời sai lầm, gieo rắc nỗi tuyệt vọng và thần đã tự phải trả giá bằng một cái chết tương tự, cũng là công bằng.
Buồn ở đây là sự cố chấp của Narcissus, cũng như Ameinias và Echo, sự cố chấp đánh đổi bằng tính mạng.
"Trả giá bằng sinh mệnh, tình yêu không đắt đỏ đến thế."
Đây là lần đầu tiên Enrico nói với tôi nhiều điều như vậy, tôi gần như đã bỏ dở bữa ăn của mình để lắng nghe. Trong khi trước đó vài giây, tôi còn thưởng thức món mì ống một cách dễ chịu mà chẳng còn tâm trí nào để bài xích mùi cần tây có trong nó như mọi khi.
"Đó chẳng phải là tình yêu, ít nhất thì anh không cảm thấy câu chuyện này tồn tại tình yêu. Tình yêu là khi em được đáp trả và dù có phải chết, cái giá này đối với em vẫn còn rẻ."
Nhận xét về Ráo Mực