Chương 5: Cùng ba trò chuyện



Một tuần sau, ba Lâm chính thức vào xí nghiệp làm việc, Quỳnh Anh và thằng Thanh bắt đầu đi học lại, gánh tàu hũ của mẹ Hạnh cũng dần đi vào quỹ đạo ổn định. Nhưng ngặt nỗi, trời bắt đầu vào mùa mưa, buổi sáng thì còn trời xanh mấy trắng nhưng chỉ cần vừa bước qua đầu giờ chiều là mây đen giăng kín lối, không gian trở nên âm u cũng khiến lòng người trở nên nặng nề. Mẹ Hạnh nói:

- Mình này, tôi còn đang định gánh thêm tàu hũ vào buổi chiều, ngay khúc Tượng Chúa dang tay ấy, đông người đến đấy lắm. Tôi còn muốn kiếm thêm, đỡ vào tiền học của hai đứa nhỏ, giờ lại mưa thế này.

- Đợi qua mùa mưa này đi đã, trời mưa bà gánh đi bán. Đường xá chưa sửa xong còn trơn trượt tôi không cũng không yên tâm. Với lại tôi cũng đi làm trong xí nghiệp rồi, trong đấy là ăn cơm tập thể, bà cứ chừa phần cơm tôi ra tiết kiệm đồng nào hay đồng đấy.

Nhưng là tôi vẫn muốn kiếm thêm một ít, coi tiết kiệm được bao nhiêu, tôi còn muốn ra gửi tiết kiệm ngân hàng đấy.

- Lương công nhân xí nghiệp của tôi được hai mươi sáu đồng, cũng có thêm tem phiếu lương thực mà. Bà để phiếu đổi cho nhà dùng, trừ mấy khoản cần chi còn bao nhiêu bà để tiết kiệm cho sinh lãi cũng được. Còn bà để qua mùa mưa đi rồi hãy tính tiếp.

- Vâng, thế để sau rồi tính vậy.

Quỳnh Anh ngồi phía ngoài nghe rõ lời ba mẹ nói chuyện, cô cũng đồng tình với ba về việc để mẹ qua mùa mưa rồi hãy tính chuyện bán thêm, lúc đấy cô cũng có thể phụ mẹ. Lại nhìn ra ngoài cửa, hôm nay mưa lớn lắm, tiếng mưa nặng hạt rơi lộp bộp trên mái nhà, tiếng gió gào thét như tiếng ai oán.

Đột nhiên từ trên bầu trời, một tia sét bất ngờ loé lên xé toạc không gian mà đánh xuống một tiếng nổ chói tai làm rung động lòng người. Bên cạnh đó, là tiếng sấm rền liên tục không ngừng như hoà đệm cho tiếng sét lúc nãy. Những hàng cây bình thường trông vững như tường thành nay lại có phần ngả nghiêng trước sự mạnh mẽ của thiên nhiên.

Khoảnh khắc trông thấy cảnh tượng ngoài kia, tuy tàn khốc nhưng lại vô cùng mạnh mẽ. Quỳnh Anh chợt cảm giác con người trông như những sinh vật nhỏ bé đang cố gắng tồn tại trong thế giới rộng lớn này.

Điều này làm cô ngộ ra được nhiều thứ, cô chính là cái cây nhỏ bé và tạm thời kia. Còn cơn bão, mưa gió, sấm sét là những thử thách, khó khăn tác động mạnh mẽ bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến cô. Quỳnh Anh muốn được như cái cây kiên trì đứng vững, bản thân có thể nghiêng ngả mệt mỏi nhưng tuyệt đối không thể ngã xuống.

Một lúc sau, cô lại tập trung vào cuốn sách Toán trước mặt, muốn làm việc gì thì cũng phải có kiến thức trước đã. Cô xem sơ qua nội dung, ghi ra những chỗ khó hiểu để chốc nữa hỏi thầy cô. Hai giờ chiều là cô bắt đầu vào học, lớp của thầy Tiến ở xóm trên nên chắc cô phải đi trước nửa tiếng, phòng khi đường sình đi rất lâu. Chuẩn bị xong xuôi, cô đem sách vở cuộn vào lớp vải dù để tránh cho bị ướt. Cùng lúc thì mẹ Hạnh đi ra hỏi:

- Mưa lớn lắm, hay là con để ngày sau hãy đi.

- Không sao đâu má, xíu nữa con chùm vải dù với đội nón là sẽ không bị mưa.

Ba Lâm nhìn trời mưa dường như chưa muốn dừng thì nói:

- Để ba chở con đi, đoạn từ nhà mình đến xóm trên có chỗ chưa sửa, đi một mình không an toàn, dễ té lắm.

- Dạ, con đi được mà, ba má đừng có lo…

- Nghe theo ba con nói đi, để ba chở đi học rồi ba đón về. Con gái đi một mình ngoài trời mưa cũng không nên.

Mẹ Hạnh cắt ngang lời của Quỳnh Anh, dứt khoát nói ba Lâm chở đi học.

Ba Lâm lấy chiếc xe đạp đang để trong góc, gọi cô ngồi lên, hai ba con cùng nhau đội mưa đi đến lớp. Quỳnh Anh ngồi phía sau nắm lấy vạt áo sơ mi đã bạc màu, hình như đã lâu rồi cô mới lại được ba chở phía sau xe, trông thấy ba bị hắt mưa cô vội đem một nửa tấm vải dù che sau lưng, ba Lâm nói:

- Con chớ có lo cho ba, mau trùm lại cho kín, dính mưa bay về lại ốm.

Quỳnh Anh rưng rưng, tầng tầng lớp lớp cảm xúc trào dâng. Thương cho tấm lòng của ba mẹ luôn nghĩ về con cái. Âm thanh cô run rẩy:

- Nhưng mà ba ướt hết rồi, để con che cho ba.

- Xì, ba bay nhìn thì già chứ vật mười con trâu còn được. Lát nữa về có má bay nấu nước gừng uống cho ấm lại mấy hồi.

- Vậy… lát nữa tới lớp, ba che tấm vải mà về. Con học trong lớp không có ướt.

- Ừ! Ráng mà học cho tốt.

Hai bà con trò truyện vài câu, thoáng chốc đã đến lớp của thày Tiến. Cô tạm biệt ba Lâm, dặn đi đường an toàn, chờ ba đi khuất bóng mới xoay người vào lớp. Quỳnh Anh không để thời gian đánh giá phòng học, mà cô nhanh chóng tìm chỗ ngồi gần giáo viên nhất, nếu không sẽ hết chỗ, cô tìm được chỗ ngồi ở bàn thứ hai, vừa vặn có thể nghe giáo viên giảng bài.

Ổn định chỗ ngồi cô mới bắt đầu quan sát xung quanh lớp học, phòng học rộng chưa đến mười sáu mét vuông, bức tường vàng đã cũ bị thấm ướt bởi trời mưa có hơi mùi ẩm mốc. Không quá lâu thì mọi người đã đến ngồi kín cả lớp, có người tới trễ vài giây nhưng lại hết chỗ đành phải đứng phía ngoài cửa nghe giảng. Phòng học nhỏ nhưng người lại đông, đám thầy trò đua nhau túa mồ hôi.

Thầy Tiến là một thầy giáo già, dáng người tầm thước, khuôn mặt toát lên vẻ nghiêm trang và tri thức. Áo sơ mi được sơ vin chỉnh tề, thầy bước lên bục giảng với dáng vẻ đường hoàng mà khoan thai. Lời giảng của thầy to, rõ, hơn hết là thầy giảng bài rất kĩ, kết thúc một phần sẽ hỏi lại mọi người đã hiểu hết chưa, nếu chưa thì thầy sẽ giảng lại. Quỳnh Anh nhận ra mình đã học đúng thầy, thầy Tiến giảng dạy từ tốn mà kiên nhẫn. Thời gian còn dư thầy chỉ ra bài tập để nhớ kiến thức. Tiếp đến sẽ ra bài tập bề nhà để học trò ôn luyện.

Nhoáng cái đã bốn giờ chiều, trời vẫn còn mưa nhỏ, ra đến ngoài đã thấy ba Lâm chờ sẵn, vừa nhìn thấy ba Lâm, Quỳnh Anh nhanh chân chạy lại sợ ba chờ ngoài mưa sẽ ướt.

- Con chào ba!

Quỳnh Anh cười tươi, ngồi xuống ghế sau. Ba Lâm phủ tấm vải dù lên người cô, sau đó đạp xe trở về. Cô hỏi:

- Ba, ba đến lâu chưa?

- Mới thôi, vừa dựng xe là con đi ra.

-!Vâng, ban nãy ba về uống nước gừng chưa?

- Ba uống rồi… Có lạnh hay không?

- Không đâu ạ, ban nãy trong lớp học đông nên nóng lắm, bây giờ ra ngoài thì mát hẳn.

- Ừ!

Ba Lâm im lặng không trả lời, thực ra ba Lâm không giỏi trong việc giao tiếp cho lắm. Nhưng ba Lâm cũng đang cố gắng để kết nối với gia đình mình. Đoạn đường có hai ba con cùng đi dường như không còn vắng vẻ nữa.

Báo cáo nội dung vi phạm

Nhận xét về Một Thoáng Tương Tư, Một Đời Son Sắt

Số ký tự: 0