Chương 8: Lên chùa khấn Phật (Hạ)
Chàng trông thấy tôi, bệnh nặng lắm rồi nhưng nào còn sức mắng sức đuổi:
“Sao lại là cô?”
Cả gia tộc hay tin làng mắc dịch bệnh, lên xe ngựa rời đi trong đêm. Chàng sốt li bì mấy ngày, thầy mẹ cắt cử vài tên hầu ở lại chăm sóc nhưng bọn chúng nhân lúc khốn khó vơ vét tài sản. Thật là lũ không có tình người.
Rồi có một đêm mưa tầm tã, chàng sốt đến mụ mị đầu óc, nắm tay tôi chặt gọi tên thị. Đêm đó, tôi thức trắng đêm ngồi nhìn chàng.
Trước khi về làm vợ chàng, tôi đi tới đâu tôi tớ theo sau không rời nửa bước. Giờ đây đổi lại, tôi bước một bước, người hầu của thị cản tôi hai bước. Âu thời thế thay đổi nhanh như vũ bão.
Thầy u thương tôi, của dành cho tôi cũng nhiều, chỉ là từ khi lên chùa tập quen sống giản dị, đạm bạc cho nên cũng không cần kẻ hầu người hạ như trước.
Thị sợ tôi lây bệnh cho thị, khăn voan che trước mũi, còn xua tôi như xua tà:
“Chồng cô trả lại cho cô.”
Chồng tôi nhưng trái tim chàng đâu ở nơi tôi. Tôi vì chàng lại lặn lội đường xa leo núi gặp sư thầy hỏi xin cách cứu chữa. Sư thầy chắp tay, lắc đầu.
“Sắc thắm liên hoa ngát lòng người.” (***)
Tôi nghe vậy vội vội vàng vàng xuống núi mang hết tài sản sẵn có phổ độ chúng sanh, phát gạo cho dân làng qua cơn đói khát tích đức thay chàng.
Hiếm lắm chàng mới chịu bắt chuyện cùng tôi:
“Cô có vẻ tin thần tin phật.”
Tôi nắm chặt tràng hạt, chỉ biết cười:
“Phật cho em kiếp này, cớ gì lại không tin?”
Thì mê rồi phải ngộ, còn hơn cả thần, cả Phật Tổ, là chàng, chàng liệu có tin chăng?
Tôi nhìn tượng Phật, vội lau giọt nước hoen mi. Phật duyên thâm sâu, tôi nào có phúc phận được trời độ, cố chấp nương nhờ cửa Phật nên duyên cùng chàng.
“Đức Phật trên cao, từ bi đại lượng, con chân thành chắp tay cầu chàng tai qua nạn khỏi.”
Chàng và tôi phu phụ vài năm, xa cách vài năm. Chuyện đời luẩn quẩn quay lại sớm tối dưới một mái nhà. Chỉ là lần này tôi không xong rồi, thật không xong rồi.
“Chàng là người vô thần, nhưng ở đời có tín ngưỡng làm niềm tin cũng tốt mà”
Chăm chàng đến khi xuống giường được cũng là lúc tôi đổ bệnh. Tôi sốt li bì mãi trên giường, lúc nhàm chán sẽ nói đôi ba câu cùng chàng. Chàng muốn chăm sóc tôi để trả ơn cứu mạng nhưng tôi lại không muốn chàng lại gần. Nợ một kiếp, bồi hoàn một kiếp, giờ nếu còn tiếp tục nợ, chỉ sợ chấp niệm với chàng sâu không thấy đáy. Tôi cãi cùn cùng chàng, nói chàng năm xưa bỏ qua tôi, kiếp này định sẵn qua rồi.
Chàng quay đầu lại, nhìn bức tượng Phật bên trong:
“Nếu lần này em sống, tôi nguyện thờ thần cúng Phật.”
Tôi ngỡ bản thân sốt cao quá sinh ra ảo tưởng. Muốn hỏi chàng một câu, kiếp này tôi trả chàng đã đủ chưa? Nhưng cuống họng khàn khàn không phát nổi âm thanh.
Hàng cau ngoài hiên xác xơ đến thảm, tôi nhìn chàng, không còn thấy vầng hào quang đến lóa cả mắt nhưng vẫn là chấp niệm cả đời tôi:
“Chàng đã từng thương em chưa? Dù chỉ một lần nhỏ nhoi trong suốt bao năm quen biết.”
Chàng hé miệng nhưng vẫn không nói lời nào. Tôi hiểu, hiểu hết chứ. Chuyện tình cảm đâu thể một hai ngày kề cận liền có thể nói thích. Chàng thẳng thắn như vậy thật không uổng công tôi u mê một thuở nhưng lòng không ngăn được bâng khuâng ngậm ngùi.
Tôi mệt đến nỗi thở dài cũng thấy đau, kỳ thực biết là uổng công vẫn cố chấp gặng hỏi. Tôi nhắm nghiền mắt:
“Thôi thì thôi vậy.”
Chàng khẽ gọi tên tôi, từ lần chàng đưa hưu thư tôi mới hay chàng còn biết đến tên mình:
“Chiêu, kiếp sau chờ ta.”
Sinh tử luân hồi. Hắc Bạch Vô Thường hiện ra từ cõi hư không, chàng không hay tôi đã xuất hồn khỏi xác vẫn nắm tay tôi nói đôi ba câu. Lúc tôi còn sống không chịu nói với tôi nhiều một chút, giờ tiếc lắm thay, tôi chẳng nghe chàng nói được nữa.
Tôi được áp giải tới cầu Nại Hà, ranh giới cuối cùng của địa ngục. Mạnh Bà hỏi tôi có uống canh không, tôi thầm nghĩ kiếp này trả cho chàng cũng xong rồi, chờ đợi làm gì. Tôi uống cạn chén canh, quên đi một kiếp, lại luân hồi một kiếp. Chỉ là chẳng hiểu cớ sao, kiếp trước trả nợ chàng lận đận tình duyên không nói đến kiếp sau lại ứng vào vô tâm vô phế, lãnh đạm duyên trần.
Tôi mang một bụng uỷ khuất bước xuống hoàng tuyền lần nữa, chàng chắp tay sau lưng, trông thấy tôi mắt bỗng ánh lên.
Chàng phất tay áo, hỏi:
“Cớ sao không chờ?”
Chàng đột nhiên hỏi vậy, làm tôi ngẩn ngơ một hồi lâu:
“Tưởng chàng nói đùa.”
Chàng cười lạnh:
“Thôi thì thôi vậy, dù gì Phật tổ cũng hứa cho tôi và em ba kiếp. Ba kiếp mất một còn hai cũng đủ rồi.”
Tôi suy nghĩ mãi một hồi mới hiểu chàng toan nói gì, nhưng chàng lại không chịu giải thích chàng làm cách nào để cầu được.
“Có lẽ thành ý của em cuối cùng cũng đã cảm động đến trời cao”
Tôi nhoẻn miệng cười, nhưng hai hàng lệ rơi. Ngẩng đầu không hiểu sao lại thấy đài sen lấp lánh tỏa bốn phương.
***
P/s: (***) - Trích ĐỨC PHẬT TỪ BI, lời thơ: Thích Pháp Lưu
“Sao lại là cô?”
Cả gia tộc hay tin làng mắc dịch bệnh, lên xe ngựa rời đi trong đêm. Chàng sốt li bì mấy ngày, thầy mẹ cắt cử vài tên hầu ở lại chăm sóc nhưng bọn chúng nhân lúc khốn khó vơ vét tài sản. Thật là lũ không có tình người.
Rồi có một đêm mưa tầm tã, chàng sốt đến mụ mị đầu óc, nắm tay tôi chặt gọi tên thị. Đêm đó, tôi thức trắng đêm ngồi nhìn chàng.
Trước khi về làm vợ chàng, tôi đi tới đâu tôi tớ theo sau không rời nửa bước. Giờ đây đổi lại, tôi bước một bước, người hầu của thị cản tôi hai bước. Âu thời thế thay đổi nhanh như vũ bão.
Thầy u thương tôi, của dành cho tôi cũng nhiều, chỉ là từ khi lên chùa tập quen sống giản dị, đạm bạc cho nên cũng không cần kẻ hầu người hạ như trước.
Thị sợ tôi lây bệnh cho thị, khăn voan che trước mũi, còn xua tôi như xua tà:
“Chồng cô trả lại cho cô.”
Chồng tôi nhưng trái tim chàng đâu ở nơi tôi. Tôi vì chàng lại lặn lội đường xa leo núi gặp sư thầy hỏi xin cách cứu chữa. Sư thầy chắp tay, lắc đầu.
“Sắc thắm liên hoa ngát lòng người.” (***)
Tôi nghe vậy vội vội vàng vàng xuống núi mang hết tài sản sẵn có phổ độ chúng sanh, phát gạo cho dân làng qua cơn đói khát tích đức thay chàng.
Hiếm lắm chàng mới chịu bắt chuyện cùng tôi:
“Cô có vẻ tin thần tin phật.”
Tôi nắm chặt tràng hạt, chỉ biết cười:
“Phật cho em kiếp này, cớ gì lại không tin?”
Thì mê rồi phải ngộ, còn hơn cả thần, cả Phật Tổ, là chàng, chàng liệu có tin chăng?
Tôi nhìn tượng Phật, vội lau giọt nước hoen mi. Phật duyên thâm sâu, tôi nào có phúc phận được trời độ, cố chấp nương nhờ cửa Phật nên duyên cùng chàng.
“Đức Phật trên cao, từ bi đại lượng, con chân thành chắp tay cầu chàng tai qua nạn khỏi.”
Chàng và tôi phu phụ vài năm, xa cách vài năm. Chuyện đời luẩn quẩn quay lại sớm tối dưới một mái nhà. Chỉ là lần này tôi không xong rồi, thật không xong rồi.
“Chàng là người vô thần, nhưng ở đời có tín ngưỡng làm niềm tin cũng tốt mà”
Chăm chàng đến khi xuống giường được cũng là lúc tôi đổ bệnh. Tôi sốt li bì mãi trên giường, lúc nhàm chán sẽ nói đôi ba câu cùng chàng. Chàng muốn chăm sóc tôi để trả ơn cứu mạng nhưng tôi lại không muốn chàng lại gần. Nợ một kiếp, bồi hoàn một kiếp, giờ nếu còn tiếp tục nợ, chỉ sợ chấp niệm với chàng sâu không thấy đáy. Tôi cãi cùn cùng chàng, nói chàng năm xưa bỏ qua tôi, kiếp này định sẵn qua rồi.
Chàng quay đầu lại, nhìn bức tượng Phật bên trong:
“Nếu lần này em sống, tôi nguyện thờ thần cúng Phật.”
Tôi ngỡ bản thân sốt cao quá sinh ra ảo tưởng. Muốn hỏi chàng một câu, kiếp này tôi trả chàng đã đủ chưa? Nhưng cuống họng khàn khàn không phát nổi âm thanh.
Hàng cau ngoài hiên xác xơ đến thảm, tôi nhìn chàng, không còn thấy vầng hào quang đến lóa cả mắt nhưng vẫn là chấp niệm cả đời tôi:
“Chàng đã từng thương em chưa? Dù chỉ một lần nhỏ nhoi trong suốt bao năm quen biết.”
Chàng hé miệng nhưng vẫn không nói lời nào. Tôi hiểu, hiểu hết chứ. Chuyện tình cảm đâu thể một hai ngày kề cận liền có thể nói thích. Chàng thẳng thắn như vậy thật không uổng công tôi u mê một thuở nhưng lòng không ngăn được bâng khuâng ngậm ngùi.
Tôi mệt đến nỗi thở dài cũng thấy đau, kỳ thực biết là uổng công vẫn cố chấp gặng hỏi. Tôi nhắm nghiền mắt:
“Thôi thì thôi vậy.”
Chàng khẽ gọi tên tôi, từ lần chàng đưa hưu thư tôi mới hay chàng còn biết đến tên mình:
“Chiêu, kiếp sau chờ ta.”
Sinh tử luân hồi. Hắc Bạch Vô Thường hiện ra từ cõi hư không, chàng không hay tôi đã xuất hồn khỏi xác vẫn nắm tay tôi nói đôi ba câu. Lúc tôi còn sống không chịu nói với tôi nhiều một chút, giờ tiếc lắm thay, tôi chẳng nghe chàng nói được nữa.
Tôi được áp giải tới cầu Nại Hà, ranh giới cuối cùng của địa ngục. Mạnh Bà hỏi tôi có uống canh không, tôi thầm nghĩ kiếp này trả cho chàng cũng xong rồi, chờ đợi làm gì. Tôi uống cạn chén canh, quên đi một kiếp, lại luân hồi một kiếp. Chỉ là chẳng hiểu cớ sao, kiếp trước trả nợ chàng lận đận tình duyên không nói đến kiếp sau lại ứng vào vô tâm vô phế, lãnh đạm duyên trần.
Tôi mang một bụng uỷ khuất bước xuống hoàng tuyền lần nữa, chàng chắp tay sau lưng, trông thấy tôi mắt bỗng ánh lên.
Chàng phất tay áo, hỏi:
“Cớ sao không chờ?”
Chàng đột nhiên hỏi vậy, làm tôi ngẩn ngơ một hồi lâu:
“Tưởng chàng nói đùa.”
Chàng cười lạnh:
“Thôi thì thôi vậy, dù gì Phật tổ cũng hứa cho tôi và em ba kiếp. Ba kiếp mất một còn hai cũng đủ rồi.”
Tôi suy nghĩ mãi một hồi mới hiểu chàng toan nói gì, nhưng chàng lại không chịu giải thích chàng làm cách nào để cầu được.
“Có lẽ thành ý của em cuối cùng cũng đã cảm động đến trời cao”
Tôi nhoẻn miệng cười, nhưng hai hàng lệ rơi. Ngẩng đầu không hiểu sao lại thấy đài sen lấp lánh tỏa bốn phương.
***
P/s: (***) - Trích ĐỨC PHẬT TỪ BI, lời thơ: Thích Pháp Lưu
Nhận xét về Một Thoáng Kinh Hồng, Vạn Kiếp Tương Tư