Chương 9
“Ông có thấy hối tiếc không ạ?”
Tôi hỏi, đầy mặt vẻ sốt sắng. Ông Tích chậm rãi đáp lại:
“Không hề.”
“Vì sao ạ?”
“Bởi vì ai cũng từng có tuổi trẻ cả, không phải sao? Ta trẻ tuổi, ta sẽ thích một ai đó, sẽ yêu một ai đó, người đó có thể tốt mà cũng có thể xấu. Chẳng sao cả, đâu ai biết được tương lai, vậy nên con người sẽ sống cho hiện tại. Thích người ấy, yêu người ấy, mình đâu có sai, đây ngược lại là một cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời. Ngọc à, hãy nhớ lấy, dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, dù người trong lòng mình là ai, đó đều sẽ là một khoảng ký ức vô cùng đẹp trong đời. Đừng bao giờ hối hận vì nó, hãy nghĩ rằng mình cũng từng hạnh phúc, vậy là đủ.”
Ông Tích nói. Ấy là quan điểm cá nhân của ông Tích, một quan điểm luôn hướng tới sự lạc quan vô điều kiện. Mình vui, vậy là đủ. Đơn giản như thế nhưng nào có ai làm được điều này đâu.
Nhất là tôi.
Tinh thần tôi sa sút, ông Tích nhận ra ngay. Ông nói:
“Ông từng tưởng tượng đến một ngày kia, nếu ông và anh ấy được đoàn tụ cùng nhau thì chúng ta sẽ làm gì. Có thể ông và anh ấy sẽ tìm một mảnh vườn nhỏ, ngày ngày tưới rau chơi chim, tận hưởng cuộc sống nhàn nhã. Cũng có thể chúng ta sẽ bị người đời coi khinh, sống không cách nào ngóc đầu lên được, rồi chúng ta sẽ cãi vã, sẽ rời bỏ nhau. Đến cuối cùng, dù đã xa nhau rồi, người ta vẫn chẳng cho chúng ta một ánh mắt tốt đẹp nào cả.”
Ông nghiêm túc nhìn tôi, tiếp tục:
“Vậy thì xa nhau hay bên nhau khác gì nhau, chỉ khác mỗi điều ta sẽ vui vẻ và không vui vẻ. Ánh mắt người đời luôn soi xét chúng ta, có đúng đến đâu rồi sẽ thành sai hết, chỉ là cháu có muốn can đảm đứng đối diện với nó và chấp nhận hết thảy hay không cả thôi.”
Ông Tích hiểu tôi đang gặp phải vấn đề gì, dù tôi chẳng hé răng câu nào cả. Biểu hiện của tôi qua từng câu hỏi đã quá đủ cho ông Tích, một người đã dạn dày sương gió cùng cát bụi chiến tranh, đoán được chỉ nhờ vào cái liếc nhìn.
Tôi trả lại cho ông lá thư được gấp gọn, trong đầu lại ngổn ngang một đống suy nghĩ lần nữa. Ông Tích bảo tôi hãy sớm về nhà, bảo tôi hãy đứng đối diện với thực tế rằng chẳng ai ủng hộ tôi cả, và tôi hãy mạnh mẽ lên. Chỉ có mạnh mẽ lên, tôi mới chứng tỏ được rằng con đường mà tôi chọn là con đường đúng đắn.
***
Mấy hôm sau, tôi thực sự cắp ba lô về thành phố. Lúc tôi đi hệt như lúc đến, lặng lẽ mà đi, chẳng ai biết tôi đi từ bao giờ.
Về đến trước cửa nhà, bước chân của tôi sững lại. Tôi không muốn vào trong đó chút nào, chỗ đó có bố mẹ và các anh chị em của tôi, là nơi tôi lại bị đưa ra xét xử lần nữa. Tôi ghét những ánh mắt cùng lời nói của họ. Có lẽ ông Tích đã đúng, tôi không có đủ can đảm đối diện với một sự thật rằng gia đình không ủng hộ mình, tôi cũng không đủ gan dạ để mạnh mẽ đứng lên chứng minh cho họ thấy.
Vậy thì tôi về nhà làm cái quái gì mới được, chẳng bằng về quê, hay đi du lịch gì đấy. Rồi đi làm, rồi kiếm tiền, rồi lại đi du lịch.
Cứ trốn tránh như thế rồi không chỉ vấn đề không được giải quyết, mà còn sắp sửa thành đoạn tuyệt quan hệ với gia đình rồi.
Là như thế thì thật bi thảm.
Tôi thở ra một hơi dài thật dài, tay nắm chặt quai đeo ba lô, từng bước một chậm rãi, rồi tăng tốc dần dần. Có thể nói tôi đã lao tới tông vào cửa nhà, gào lên cho tất cả mọi người bên trong, kể cả hàng xóm nghe thấy:
“Con không cần biết mọi người nghĩ gì về con. Con chỉ muốn nói rằng: con muốn sống theo cách con tạo, đi con đường con đã chọn, yêu người con thích; mặc kệ nó có lố lăng, có dở hơi, có khó khăn, mặc kệ nửa kia của con có phải nam hay không, con sẽ chấp nhận hết, những hậu quả tồi tệ nhất, con sẽ nhận hết!”
[hết]
Lời của tác giả:
- Chân thảnh cảm ơn các bạn đã đọc và ủng hộ cho câu chuyện ngắn này, hi vọng các bạn đã có những khoảnh khắc tốt khi đọc truyện.
Tôi hỏi, đầy mặt vẻ sốt sắng. Ông Tích chậm rãi đáp lại:
“Không hề.”
“Vì sao ạ?”
“Bởi vì ai cũng từng có tuổi trẻ cả, không phải sao? Ta trẻ tuổi, ta sẽ thích một ai đó, sẽ yêu một ai đó, người đó có thể tốt mà cũng có thể xấu. Chẳng sao cả, đâu ai biết được tương lai, vậy nên con người sẽ sống cho hiện tại. Thích người ấy, yêu người ấy, mình đâu có sai, đây ngược lại là một cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời. Ngọc à, hãy nhớ lấy, dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, dù người trong lòng mình là ai, đó đều sẽ là một khoảng ký ức vô cùng đẹp trong đời. Đừng bao giờ hối hận vì nó, hãy nghĩ rằng mình cũng từng hạnh phúc, vậy là đủ.”
Ông Tích nói. Ấy là quan điểm cá nhân của ông Tích, một quan điểm luôn hướng tới sự lạc quan vô điều kiện. Mình vui, vậy là đủ. Đơn giản như thế nhưng nào có ai làm được điều này đâu.
Nhất là tôi.
Tinh thần tôi sa sút, ông Tích nhận ra ngay. Ông nói:
“Ông từng tưởng tượng đến một ngày kia, nếu ông và anh ấy được đoàn tụ cùng nhau thì chúng ta sẽ làm gì. Có thể ông và anh ấy sẽ tìm một mảnh vườn nhỏ, ngày ngày tưới rau chơi chim, tận hưởng cuộc sống nhàn nhã. Cũng có thể chúng ta sẽ bị người đời coi khinh, sống không cách nào ngóc đầu lên được, rồi chúng ta sẽ cãi vã, sẽ rời bỏ nhau. Đến cuối cùng, dù đã xa nhau rồi, người ta vẫn chẳng cho chúng ta một ánh mắt tốt đẹp nào cả.”
Ông nghiêm túc nhìn tôi, tiếp tục:
“Vậy thì xa nhau hay bên nhau khác gì nhau, chỉ khác mỗi điều ta sẽ vui vẻ và không vui vẻ. Ánh mắt người đời luôn soi xét chúng ta, có đúng đến đâu rồi sẽ thành sai hết, chỉ là cháu có muốn can đảm đứng đối diện với nó và chấp nhận hết thảy hay không cả thôi.”
Ông Tích hiểu tôi đang gặp phải vấn đề gì, dù tôi chẳng hé răng câu nào cả. Biểu hiện của tôi qua từng câu hỏi đã quá đủ cho ông Tích, một người đã dạn dày sương gió cùng cát bụi chiến tranh, đoán được chỉ nhờ vào cái liếc nhìn.
Tôi trả lại cho ông lá thư được gấp gọn, trong đầu lại ngổn ngang một đống suy nghĩ lần nữa. Ông Tích bảo tôi hãy sớm về nhà, bảo tôi hãy đứng đối diện với thực tế rằng chẳng ai ủng hộ tôi cả, và tôi hãy mạnh mẽ lên. Chỉ có mạnh mẽ lên, tôi mới chứng tỏ được rằng con đường mà tôi chọn là con đường đúng đắn.
***
Mấy hôm sau, tôi thực sự cắp ba lô về thành phố. Lúc tôi đi hệt như lúc đến, lặng lẽ mà đi, chẳng ai biết tôi đi từ bao giờ.
Về đến trước cửa nhà, bước chân của tôi sững lại. Tôi không muốn vào trong đó chút nào, chỗ đó có bố mẹ và các anh chị em của tôi, là nơi tôi lại bị đưa ra xét xử lần nữa. Tôi ghét những ánh mắt cùng lời nói của họ. Có lẽ ông Tích đã đúng, tôi không có đủ can đảm đối diện với một sự thật rằng gia đình không ủng hộ mình, tôi cũng không đủ gan dạ để mạnh mẽ đứng lên chứng minh cho họ thấy.
Vậy thì tôi về nhà làm cái quái gì mới được, chẳng bằng về quê, hay đi du lịch gì đấy. Rồi đi làm, rồi kiếm tiền, rồi lại đi du lịch.
Cứ trốn tránh như thế rồi không chỉ vấn đề không được giải quyết, mà còn sắp sửa thành đoạn tuyệt quan hệ với gia đình rồi.
Là như thế thì thật bi thảm.
Tôi thở ra một hơi dài thật dài, tay nắm chặt quai đeo ba lô, từng bước một chậm rãi, rồi tăng tốc dần dần. Có thể nói tôi đã lao tới tông vào cửa nhà, gào lên cho tất cả mọi người bên trong, kể cả hàng xóm nghe thấy:
“Con không cần biết mọi người nghĩ gì về con. Con chỉ muốn nói rằng: con muốn sống theo cách con tạo, đi con đường con đã chọn, yêu người con thích; mặc kệ nó có lố lăng, có dở hơi, có khó khăn, mặc kệ nửa kia của con có phải nam hay không, con sẽ chấp nhận hết, những hậu quả tồi tệ nhất, con sẽ nhận hết!”
[hết]
Lời của tác giả:
- Chân thảnh cảm ơn các bạn đã đọc và ủng hộ cho câu chuyện ngắn này, hi vọng các bạn đã có những khoảnh khắc tốt khi đọc truyện.
Nhận xét về Một Mẩu Chuyện Không Tên