Chương 34: Từ Biệt

Lê Triều Bí Sử 1 Dạ Du 5816 từ 05:52 09/05/2024

Bạn phải đăng nhập để đọc tiếp.

Bạn phải đăng nhập để đọc tiếp.

Chú thích:
1. (*) Điện Thị Triều: Tên một ngôi điện nằm trước mặt Điện Kính Thiên trong cung thành Thăng Long thời Lê Sơ. Bạn đọc có thể tìm xem tài liệu nghiên cứu về kiến trúc thời Lê Sơ, đặc biệt là những tư liệu khảo cổ về điện Kính Thiên sẽ thấy nhắc đến.
2. (*) Trường Lạc Hoàng Hậu: Hoàng Hậu của vua Lê Thánh Tông.
3. (*) Lụa Mao Điềm: Loại vải được sản xuất từ xã Mao Điềm tại Đông Kinh, thời Lê Sơ.
4. (*)Thái Tổ: chỉ Lê Lợi – Lê Thái Tổ
5. (*) Ghi chép về vải vóc thời Lê Sơ:

[MỘT SỐ GHI CHÉP VỀ VẢI VÓC VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ ]

Người Việt bắt đầu biết sản xuất các loại vải lụa từ rất sớm, trong “Ngô đô phú” (吳都賦) của Tả Tư (左思) (250 – 305) viết vào khoảng năm 272 thời Tây Tấn, có dẫn lại “Giao Châu ký”, miêu tả lối sống của người Giao Chỉ “Nấu nước biển lấy muối, khai khoáng để đúc tiền. Thuế của nhà nước một năm hai vụ lúa, thôn xóm cống 8 lứa tơ tằm.” (煮海為鹽,采山鑄錢。國稅再熟之稻,鄉貢八蠶之綿) ([9])

Thời Bắc Ngụy (386–535), tác phẩm “Thủy kinh chú” (水經注) của Lịch Đạo Nguyên (郦道元) (472 - 527), dẫn lại nguồn từ “Lâm Ấp ký” cũng viết “Trong nước một năm được 8 lứa tằm tang” ([5]tr 32b)

Trong “Lĩnh Ngoại đại đáp” của Chu Khứ Phi thời Tống, tác giả đã ghi nhận quân lính nhà Tiền Lê (980–1009) dưới thời Lê Đại Hành, được thưởng đầu năm bằng tiền và lụa “Ngày mùng 7 Chính Nguyệt (Tháng Giêng), mỗi binh sĩ lãnh tiền 300, trừu lụa vải 1 xấp” (Nguyên văn: 歲正月七日,每一兵支錢三百,紬絹布各一匹) ([2]tr4a). Ghi chép trên cho thấy vải lụa của nước ta đã được sản xuất với số lượng lớn, được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt.
Tới thời Lý việc chủ động sản xuất vải lụa càng trở nên chủ động và phát triển hơn. Năm 1040, dưới thời Lý Thái Tông “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi nhận “vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa.” ([7]tr 61)

Thời thuộc Minh (1407–1427), tơ lụa sống Giao Chỉ là một trong những cống phẩm hàng đầu mà nhà Minh bắt nước ta phải cống nộp, tổng cộng quận Giao Chỉ đã phải cống nộp 12.440 tấm lụa sống. (*)

Tới thời Lê Sơ, trong tác phẩm Dư địa chí (1435), Nguyễn Trãi đã ghi chép về sản vật vải lụa ở rất nhiều nơi. Có thể kể ra ở đây các địa phương nổi tiếng với sản phẩm tơ lụa, vải lụa - tơ tằm, gấm vóc, là lãnh: phường Thụy Chương, Nghi Tàm ở phủ Phụng Thiên ([8]tr746); các xã Mao Điềm, Bất Bế, Hội Am thuộc đạo Hải Dương ([8]tr 751); xã Tiên Phong thuộc đạo Sơn Tây ([8]tr 759); xã Thanh Oai đạo Sơn Nam ([8]tr 767); đạo Thanh Hoa ([8]tr 798); châu An Bác thuộc đạo Lạng Sơn ([8]tr 831).

Cùng thời, “An Nam chí nguyên” của Cao Hùng Trưng dẫn lại “Tây Việt ngoại kỷ”, có viết về đặc sản vải lụa Giao Châu “Về hàng dệt vải lụa, có: sa cát liễu, sa bình văn tảo tâm có hoa, sa hợp, lụa quang (láng), tơ nhiễu, lĩnh, là lượt, giày hài bằng đồ tơ….([1]tr 168)
Nguồn dẫn:
1) Cao Hùng Trưng – Khuyết danh, An Nam chí nguyên (2017), Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm.; dẫn lại theo “Tây việt ngoại kỷ”.
2) Chu Khứ Phi (周去非), Lĩnh ngoại đại đáp (嶺外代答) trích từ bản in trong Khâm Định tứ khố Toàn thư (欽定四庫全書), Chiết Giang đại học đồ thư quán (浙江大学图书馆), quyển 2, Ngoại quốc môn thượng (外國門上), An Nam quốc(安南國) (ctext.org)
3) Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong Năm 1621 (2014), Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
4) Hoàng Anh Tuấn (Biên soạn), tư liệu các công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII (2010), Hà Nội, NXB Hà Nội.
5) Lê Thị Hoa, Vài nét về làng nghề Vạn Phúc, Hà đông thời thuộc Pháp (2015), Tạp chí Giáo lý luận số 230 (6/2015), tr 166 – 168.
6) Lịch Đạo Nguyên (酈道元), Thủy kinh chú (水经注), trích từ Si Tảo đường Tứ khố toàn thư hội yếu (摛藻堂四庫全書薈); Triết Giang đại học đồ thư quán (浙江大學圖書館), quyển 36. (ctext.org)
7) Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (1998), Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, tập 2.
8) Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập (2001), Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin.
9) Tả Tư (左思), Ngô đô phú (吳都賦); wikisource.org

Ẩn quảng cáo

Nhận xét về Lê Triều Bí Sử 1

Số ký tự: 0