Chương 5: Hành Trình Đến Làng Prông(3)
Hai bà cháu vậy mà đi qua được gần mười cây số đường rừng, hai con suối nhỏ, nghỉ ngơi ba lần mới ra khỏi khu rừng quế rộng lớn. Tôi không thể không hãnh diện về bản thân, lần đầu tiên mình có thể trèo đèo lội suối, tự vượt qua được ngọn núi to lớn như vậy, tuy khá mệt nhưng chỉ cần nghĩ đến mình càng ngày càng gần làng Prông hơn, tôi lại như có thêm động lực để bước đi. Cảnh rừng núi hoang sơ, kết hợp với không khí ẩm thấp và mùi hương của khu rừng quế, mang đến cho con người ta cảm giác được thanh lọc tâm hồn mạnh mẽ, chỉ tiếc là tôi không dám lấy điện thoại ra quay lại, chỉ sợ trong khung hình đột nhiên có thêm vị khách nào đó không mời mà đến.
Cũng không biết đi mất bao lâu, chỉ biết bắt đầu từ lúc mặt trời còn chếch về hướng Đông, sau đó lại trên lơ lửng trên đỉnh đầu, rồi lại hơi ngả về hướng Tây thì chúng tôi mới leo lên tới đỉnh núi thứ hai. Chỗ tôi và cụ Mệ đang đứng cứ như ranh giới giữa hai thế giới, sau lưng là khu rừng quế mát mẻ tràn đầy sự sống, những cây quế, cây cọ và lá dương xỉ chen chúc để lấy ánh sáng mặt trời, trước mặt thì ngược lại, vùng đất phía trước tuy mặt trời chiếu rọi mang đến cảm giác ấm áp tràn ngập, nhưng bên dưới không hề có dấu hiệu của sự sống. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, một dải bùn đất khổng lồ kéo dài từ đỉnh núi mà tôi và cụ Mệ đang đứng, len lỏi méo mó tới khi vùi lấp hết vùng thung lũng bên dưới, trông hoang vắng như thế chưa từng có sự sống đã từng tồn tại. Ở phía xa, đoạn cuối nguồn của con suối bùn ,những chiếc máy xúc tí hon đang di chuyển khó khăn, người vây quanh không khác một đàn kiến nhỏ, đang đứng lên thụp xuống như quỳ lạy cầu xin. Một khung cảnh bi thảm tới không nói thành lời.
“Đi xuống bên dưới là tới.” - cụ Mệ vừa đi men theo ranh giới giữa rừng quế và lớp thịt núi vừa lộ ra, vừa chỉ xuống bên dưới, chệch về phía bên phải của nơi từng được gọi là làng Prông.
“Từ bữa lũ quét, cả làng chỉ còn duy nhất một ngôi nhà, bà con với quân đội cũng dựng lán trại ở gần đó để nghỉ ngơi, chỗ đó hiện giờ là chỗ an toàn nhất rồi.”. Tôi nhìn theo hướng chỉ của cụ Mệ, nhìn thấy bên phải của dãy bùn, lấp ló mấy cái lán mới dựng, hơn chục tấm bạt dã chiến xanh xanh đỏ đỏ đang nằm xung quanh một căn nhà tranh duy nhất. Đó là căn nhà duy nhất còn nguyên vẹn ở làng Prông.
Từ trên đỉnh núi, tôi và cụ Mệ khó khăn đi xuống hướng ngôi làng mới đang được tạm dựng. So với đoạn người trong rừng lúc nãy, thì bùn đất làm cho tốc độ của chúng tôi chậm đi ít nhiều. Thịt núi đổ xuống kèm với mưa như trút nước nhiều ngày vẫn chưa kịp khô, mỗi bước chân của tôi đều bị bùn đất che lấp cả bàn chân, có chỗ sụt lún tới gần đầu gối.
Lúc hai bà cháu xuống tới gần khu vực của làng Prông cũng là một tiếng sau đó. Tuy mới hơn ba giờ chiều nhưng bầu trời lại đang kết mây đen, báo hiệu cho một đêm mưa dầm sắp đến. Bên dưới, gần chục chiếc xe máy xúc đang cọt kẹt chuẩn bị ra khỏi điểm tìm kiếm, bộ đội cũng túc tắc rút quân về nơi cắm trại để tránh mưa đang kéo tới. Sau lũ quét, địa tầng vùng núi phía trên bị đứt gãy, cũng không biết được còn vụ lỡ núi nào nữa hay không, nên cứ trời chuẩn bị mưa là mọi người sẽ tạm rút, khi nào thời tiết tốt hơn mới ra bên ngoài tiếp tục tìm kiếm.
Khi chúng tôi tiến đến gần khu tạm cư mới, chú bộ đội với gương mặt còn khá trẻ, từ trạm gác dã chiến hướng đến chỗ tôi và cụ Mệ hỏi:
“Bà Mệ đi lên uỷ ban về rồi sao? Nhận được nhiều quà không vậy? Con bé Hoè sáng giờ nó chạy ra chạy vào trông bà mãi đó.” - chú bộ đội vừa đi đến đỡ gùi gỗ giúp cụ Mệ, vừa hỏi chuyện.
“Cũng được ít mì với gạo, còn may mắn được mấy cô ấy cho ít tiền phòng thân.” - cụ Mệ đáp lời.
“Chào chị! Chị tới có việc gì?” - Chú bộ đội vừa nhìn qua tôi, gương mặt không còn nét thân thiện như khi nói chuyện với cụ Mệ, hỏi chuyện.
Tôi tiến tới gần, kéo nón xuống cho lộ mặt lục lấy căn cước công dân cất trong Balô đưa cho bộ đội kiểm tra, rồi mới trình bày: “Tôi đến tìm bạn, cô ấy tên Chi, sinh năm 1993, là người dân làng Prông, hôm rồi nghe tin làng Prông gặp nạn, mà tôi vẫn chưa liên hệ được với cô ấy nên lo lắng, mới lên đây tìm.”
Anh bộ đội đưa tay định nhận căn cước công dân của tôi, thì một bàn tay khác đột nhiên cắt ngang, cầm lấy tấm thẻ.
“Hiện giờ làng Prông đang được quân đội tiếp nhận để tìm kiếm nạn nhân, không cho người ở địa phương khác ở lại. Cô cứ để lại thông tin, khi nào tìm thấy bạn cô thì chúng tôi liên hệ lại.” - Từ phía sau lưng, một giọng nam trầm khàn lên tiếng làm tôi giật mình, người đàn ông độ tầm hơn ba mươi, vừa xuất hiện từ phía sau, anh ta cao hơn tôi một cái đầu, làn da nâu sạm nhễ nhại mồ hôi ôm sát từng thớ cơ săn chắc, mái tóc được cắt gọn gàng còn dính một chút bùn đất, chiếc quần kaki hoạ tiết thường thấy của quân nhân bên dưới bị bùn đất dày xéo đến không nhìn được màu sắc, bên trên chỉ cộc một chiếc áo ba lỗ nên tôi không thể đoán được cấp bậc quân hàm. Tuy nhiên, không khó để cảm nhận được từ anh ta toát ra một nguồn năng lượng vô cùng mạnh mẽ, dễ dàng áp chế được tinh thần người khác, dù thế nào cũng cho người đối diện cảm giác “đây không thể là người qua đường bình thường được”.
Tôi còn đang ngạc nhiên suy nghĩ xem anh ta đã đi theo tôi và cụ Mệ từ lúc nào mà không ai hay biết, phần cũng đang nhảy số xem phải nói như thế nào mới được vào bên trong làng. Bây giờ mà nói luôn: “Tôi là người nhìn được linh hồn, muốn đến đây để giúp mọi người tìm kiếm người bị nạn.” thì chắc một nốt nhạc sau tôi sẽ bị đẩy lên xe trở về mất thôi.
“Cô từ đâu đến thì trở về theo hướng đó, hiện giờ tình hình còn đang phức tạp, chưa biết bên trên có đổ xuống nữa hay không. Không nên vì ba cái câu like câu View mà đánh đổi nguy hiểm bản thân như vậy.” - Đôi mắt một mí sắt lạnh của anh ta từ từ quét qua bức ảnh chân dung trên căn cước, hướng lên mặt tôi rồi dừng lại. Trong đôi mắt toát lên sự cương trực mạnh mẽ, lạnh lùng nhưng không có mấy sát khí. Chắc là có hiểu lầm.
“À không! Anh hiểu lầm rồi, tôi không phải là YouTube hay Tiktoker, tôi không có ý định quay phim, tôi chỉ đến tìm bạn thôi. Tìm được bạn tôi sẽ trở về ngay.” - Tôi vội xua tay giải thích.
“Bây giờ cũng tối rồi, anh bảo tôi trở về theo đường cũ thì tôi cũng không có cách nào trở về được, nguy hiểm lắm. Xin anh, tôi chỉ ở lại vài ngày để kiếm bạn mình thôi. Nếu anh không tin tôi có thể cho anh kiểm tra điện thoại.” - Không chờ anh ta từ chối, tôi nói tiếp, vừa nói vừa hành động như thể chuẩn bị lấy điện thoại ra cho anh ta kiểm tra vậy.
“Cô có biết tình hình hiện giờ ngay cả chúng tôi cũng không biết sắp tới sẽ sạc lở có xảy ra nữa hay không, cô ở đây vừa làm phiền bộ đội, tìm kiếm người cực khổ còn phải bảo vệ cả cô nữa. Người dân còn ở đây cũng đều là người có người thân mất tích, ai không liên quan đều đã được đưa đi hết cả rồi. Hiện giờ cũng không có ai thừa sức để ý đến người khác nữa.” - Anh ta đưa lại tấm thẻ căn cước, toang bỏ đi, ý muốn đuổi người.
“Không sao, không sao, anh đừng lo. Tôi không cần ai chịu trách nhiệm. Mọi người ở đâu tôi ở đó, nhất định không làm phiền mọi người. Chứ bây giờ anh bắt tôi đi bộ ngược trở lại, trời vừa chuẩn bị mưa, vừa sắp tối, nếu tôi đi lạc thì chẳng phải còn nguy hiểm hơn ở đây sao?” - Thấy anh ta quay đi, tôi chưa kịp suy nghĩ, vội kéo tay anh ta lại. Lòng bàn tay tiếp xúc với cánh tay săn chắc, bởi vì cả ngày lăn lộn dưới tìm kiếm người mất tích mà nhớp đầy mồ hôi trộn lẫn với bùn đất. Đột nhiên tôi có chút ngại ngùng, cảm thấy hình như mình hơi quá phận, thế nên vội rụt tay về.
Vừa nói xong, ông trời cũng như muốn giúp sức, gầm gừ vài tiếng, nhắc nhở rằng trời sắp đổ mưa. Cụ Mệ thấy vậy mới lên tiếng: “Trời sắp mưa rồi, giờ mà anh bắt nó leo núi về có khi vài bữa nữa lại phải kéo người đi kiếm xác nó trong rừng ấy. Mưa rừng không đơn giản đâu.”
Nhờ có lời nói của cụ Mệ, anh ta suy nghĩ một chút rồi nói với anh bộ đội đang gác cổng lúc nãy: “Cậu đưa cô này vô láng lấy thông tin, giữ giấy tờ cá nhân, ký đơn cam kết miễn trừ trách nhiệm, sau đó kiếm cái láng nào của phụ nữ còn dư chỗ thì cho cô ấy vào.”
“Cô ở yên trong láng, buổi tối không được đi đâu, nếu có vấn đề gì thì chúng tôi không đảm bảo an toàn cho cô được đâu. Ba ngày sau sẽ có đoàn y tế của xã cử người hỗ trợ, lúc đó thì cô theo đoàn trở về.” - Nói đoạn, anh ta quay đầu đi về hướng mấy láng dã chiến của quân đội mà không nói gì thêm. Anh bộ đội đứng bên cạnh giơ tay chào theo điều lệnh, rồi mới đưa tôi vào trong làm biên bản. Trong lòng tôi không khỏi thở phào nhẹ nhõm, cuối cùng cũng được vào bên trong.
Vốn thật ra tôi không có kế hoạch ở lại quá lâu, quần áo và đồ ăn chuẩn bị tầm trong khoản ba ngày là dùng hết rồi. Tôi nghĩ nếu mình đã có thể kết nối được với linh hồn của những người mất tích, như vậy chỉ cần đứng ra chỉ điểm những nơi người mất hướng dẫn không phải là được sao. Có khi cũng không tới một ngày là đã hoàn thành xong mọi việc rồi. Tuy nhiên, cái gọi là ngựa non háu đá, điếc không sợ súng cũng không phải là tự nhiên người xưa hay dùng cho mấy người trẻ. Ngay hôm sau, tôi đã biết, hình như mình đã tự đánh giá cao bản thân quá rồi.
* * *
Cũng không biết đi mất bao lâu, chỉ biết bắt đầu từ lúc mặt trời còn chếch về hướng Đông, sau đó lại trên lơ lửng trên đỉnh đầu, rồi lại hơi ngả về hướng Tây thì chúng tôi mới leo lên tới đỉnh núi thứ hai. Chỗ tôi và cụ Mệ đang đứng cứ như ranh giới giữa hai thế giới, sau lưng là khu rừng quế mát mẻ tràn đầy sự sống, những cây quế, cây cọ và lá dương xỉ chen chúc để lấy ánh sáng mặt trời, trước mặt thì ngược lại, vùng đất phía trước tuy mặt trời chiếu rọi mang đến cảm giác ấm áp tràn ngập, nhưng bên dưới không hề có dấu hiệu của sự sống. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, một dải bùn đất khổng lồ kéo dài từ đỉnh núi mà tôi và cụ Mệ đang đứng, len lỏi méo mó tới khi vùi lấp hết vùng thung lũng bên dưới, trông hoang vắng như thế chưa từng có sự sống đã từng tồn tại. Ở phía xa, đoạn cuối nguồn của con suối bùn ,những chiếc máy xúc tí hon đang di chuyển khó khăn, người vây quanh không khác một đàn kiến nhỏ, đang đứng lên thụp xuống như quỳ lạy cầu xin. Một khung cảnh bi thảm tới không nói thành lời.
“Đi xuống bên dưới là tới.” - cụ Mệ vừa đi men theo ranh giới giữa rừng quế và lớp thịt núi vừa lộ ra, vừa chỉ xuống bên dưới, chệch về phía bên phải của nơi từng được gọi là làng Prông.
“Từ bữa lũ quét, cả làng chỉ còn duy nhất một ngôi nhà, bà con với quân đội cũng dựng lán trại ở gần đó để nghỉ ngơi, chỗ đó hiện giờ là chỗ an toàn nhất rồi.”. Tôi nhìn theo hướng chỉ của cụ Mệ, nhìn thấy bên phải của dãy bùn, lấp ló mấy cái lán mới dựng, hơn chục tấm bạt dã chiến xanh xanh đỏ đỏ đang nằm xung quanh một căn nhà tranh duy nhất. Đó là căn nhà duy nhất còn nguyên vẹn ở làng Prông.
Từ trên đỉnh núi, tôi và cụ Mệ khó khăn đi xuống hướng ngôi làng mới đang được tạm dựng. So với đoạn người trong rừng lúc nãy, thì bùn đất làm cho tốc độ của chúng tôi chậm đi ít nhiều. Thịt núi đổ xuống kèm với mưa như trút nước nhiều ngày vẫn chưa kịp khô, mỗi bước chân của tôi đều bị bùn đất che lấp cả bàn chân, có chỗ sụt lún tới gần đầu gối.
Lúc hai bà cháu xuống tới gần khu vực của làng Prông cũng là một tiếng sau đó. Tuy mới hơn ba giờ chiều nhưng bầu trời lại đang kết mây đen, báo hiệu cho một đêm mưa dầm sắp đến. Bên dưới, gần chục chiếc xe máy xúc đang cọt kẹt chuẩn bị ra khỏi điểm tìm kiếm, bộ đội cũng túc tắc rút quân về nơi cắm trại để tránh mưa đang kéo tới. Sau lũ quét, địa tầng vùng núi phía trên bị đứt gãy, cũng không biết được còn vụ lỡ núi nào nữa hay không, nên cứ trời chuẩn bị mưa là mọi người sẽ tạm rút, khi nào thời tiết tốt hơn mới ra bên ngoài tiếp tục tìm kiếm.
Khi chúng tôi tiến đến gần khu tạm cư mới, chú bộ đội với gương mặt còn khá trẻ, từ trạm gác dã chiến hướng đến chỗ tôi và cụ Mệ hỏi:
“Bà Mệ đi lên uỷ ban về rồi sao? Nhận được nhiều quà không vậy? Con bé Hoè sáng giờ nó chạy ra chạy vào trông bà mãi đó.” - chú bộ đội vừa đi đến đỡ gùi gỗ giúp cụ Mệ, vừa hỏi chuyện.
“Cũng được ít mì với gạo, còn may mắn được mấy cô ấy cho ít tiền phòng thân.” - cụ Mệ đáp lời.
“Chào chị! Chị tới có việc gì?” - Chú bộ đội vừa nhìn qua tôi, gương mặt không còn nét thân thiện như khi nói chuyện với cụ Mệ, hỏi chuyện.
Tôi tiến tới gần, kéo nón xuống cho lộ mặt lục lấy căn cước công dân cất trong Balô đưa cho bộ đội kiểm tra, rồi mới trình bày: “Tôi đến tìm bạn, cô ấy tên Chi, sinh năm 1993, là người dân làng Prông, hôm rồi nghe tin làng Prông gặp nạn, mà tôi vẫn chưa liên hệ được với cô ấy nên lo lắng, mới lên đây tìm.”
Anh bộ đội đưa tay định nhận căn cước công dân của tôi, thì một bàn tay khác đột nhiên cắt ngang, cầm lấy tấm thẻ.
“Hiện giờ làng Prông đang được quân đội tiếp nhận để tìm kiếm nạn nhân, không cho người ở địa phương khác ở lại. Cô cứ để lại thông tin, khi nào tìm thấy bạn cô thì chúng tôi liên hệ lại.” - Từ phía sau lưng, một giọng nam trầm khàn lên tiếng làm tôi giật mình, người đàn ông độ tầm hơn ba mươi, vừa xuất hiện từ phía sau, anh ta cao hơn tôi một cái đầu, làn da nâu sạm nhễ nhại mồ hôi ôm sát từng thớ cơ săn chắc, mái tóc được cắt gọn gàng còn dính một chút bùn đất, chiếc quần kaki hoạ tiết thường thấy của quân nhân bên dưới bị bùn đất dày xéo đến không nhìn được màu sắc, bên trên chỉ cộc một chiếc áo ba lỗ nên tôi không thể đoán được cấp bậc quân hàm. Tuy nhiên, không khó để cảm nhận được từ anh ta toát ra một nguồn năng lượng vô cùng mạnh mẽ, dễ dàng áp chế được tinh thần người khác, dù thế nào cũng cho người đối diện cảm giác “đây không thể là người qua đường bình thường được”.
Tôi còn đang ngạc nhiên suy nghĩ xem anh ta đã đi theo tôi và cụ Mệ từ lúc nào mà không ai hay biết, phần cũng đang nhảy số xem phải nói như thế nào mới được vào bên trong làng. Bây giờ mà nói luôn: “Tôi là người nhìn được linh hồn, muốn đến đây để giúp mọi người tìm kiếm người bị nạn.” thì chắc một nốt nhạc sau tôi sẽ bị đẩy lên xe trở về mất thôi.
“Cô từ đâu đến thì trở về theo hướng đó, hiện giờ tình hình còn đang phức tạp, chưa biết bên trên có đổ xuống nữa hay không. Không nên vì ba cái câu like câu View mà đánh đổi nguy hiểm bản thân như vậy.” - Đôi mắt một mí sắt lạnh của anh ta từ từ quét qua bức ảnh chân dung trên căn cước, hướng lên mặt tôi rồi dừng lại. Trong đôi mắt toát lên sự cương trực mạnh mẽ, lạnh lùng nhưng không có mấy sát khí. Chắc là có hiểu lầm.
“À không! Anh hiểu lầm rồi, tôi không phải là YouTube hay Tiktoker, tôi không có ý định quay phim, tôi chỉ đến tìm bạn thôi. Tìm được bạn tôi sẽ trở về ngay.” - Tôi vội xua tay giải thích.
“Bây giờ cũng tối rồi, anh bảo tôi trở về theo đường cũ thì tôi cũng không có cách nào trở về được, nguy hiểm lắm. Xin anh, tôi chỉ ở lại vài ngày để kiếm bạn mình thôi. Nếu anh không tin tôi có thể cho anh kiểm tra điện thoại.” - Không chờ anh ta từ chối, tôi nói tiếp, vừa nói vừa hành động như thể chuẩn bị lấy điện thoại ra cho anh ta kiểm tra vậy.
“Cô có biết tình hình hiện giờ ngay cả chúng tôi cũng không biết sắp tới sẽ sạc lở có xảy ra nữa hay không, cô ở đây vừa làm phiền bộ đội, tìm kiếm người cực khổ còn phải bảo vệ cả cô nữa. Người dân còn ở đây cũng đều là người có người thân mất tích, ai không liên quan đều đã được đưa đi hết cả rồi. Hiện giờ cũng không có ai thừa sức để ý đến người khác nữa.” - Anh ta đưa lại tấm thẻ căn cước, toang bỏ đi, ý muốn đuổi người.
“Không sao, không sao, anh đừng lo. Tôi không cần ai chịu trách nhiệm. Mọi người ở đâu tôi ở đó, nhất định không làm phiền mọi người. Chứ bây giờ anh bắt tôi đi bộ ngược trở lại, trời vừa chuẩn bị mưa, vừa sắp tối, nếu tôi đi lạc thì chẳng phải còn nguy hiểm hơn ở đây sao?” - Thấy anh ta quay đi, tôi chưa kịp suy nghĩ, vội kéo tay anh ta lại. Lòng bàn tay tiếp xúc với cánh tay săn chắc, bởi vì cả ngày lăn lộn dưới tìm kiếm người mất tích mà nhớp đầy mồ hôi trộn lẫn với bùn đất. Đột nhiên tôi có chút ngại ngùng, cảm thấy hình như mình hơi quá phận, thế nên vội rụt tay về.
Vừa nói xong, ông trời cũng như muốn giúp sức, gầm gừ vài tiếng, nhắc nhở rằng trời sắp đổ mưa. Cụ Mệ thấy vậy mới lên tiếng: “Trời sắp mưa rồi, giờ mà anh bắt nó leo núi về có khi vài bữa nữa lại phải kéo người đi kiếm xác nó trong rừng ấy. Mưa rừng không đơn giản đâu.”
Nhờ có lời nói của cụ Mệ, anh ta suy nghĩ một chút rồi nói với anh bộ đội đang gác cổng lúc nãy: “Cậu đưa cô này vô láng lấy thông tin, giữ giấy tờ cá nhân, ký đơn cam kết miễn trừ trách nhiệm, sau đó kiếm cái láng nào của phụ nữ còn dư chỗ thì cho cô ấy vào.”
“Cô ở yên trong láng, buổi tối không được đi đâu, nếu có vấn đề gì thì chúng tôi không đảm bảo an toàn cho cô được đâu. Ba ngày sau sẽ có đoàn y tế của xã cử người hỗ trợ, lúc đó thì cô theo đoàn trở về.” - Nói đoạn, anh ta quay đầu đi về hướng mấy láng dã chiến của quân đội mà không nói gì thêm. Anh bộ đội đứng bên cạnh giơ tay chào theo điều lệnh, rồi mới đưa tôi vào trong làm biên bản. Trong lòng tôi không khỏi thở phào nhẹ nhõm, cuối cùng cũng được vào bên trong.
Vốn thật ra tôi không có kế hoạch ở lại quá lâu, quần áo và đồ ăn chuẩn bị tầm trong khoản ba ngày là dùng hết rồi. Tôi nghĩ nếu mình đã có thể kết nối được với linh hồn của những người mất tích, như vậy chỉ cần đứng ra chỉ điểm những nơi người mất hướng dẫn không phải là được sao. Có khi cũng không tới một ngày là đã hoàn thành xong mọi việc rồi. Tuy nhiên, cái gọi là ngựa non háu đá, điếc không sợ súng cũng không phải là tự nhiên người xưa hay dùng cho mấy người trẻ. Ngay hôm sau, tôi đã biết, hình như mình đã tự đánh giá cao bản thân quá rồi.
* * *
Nhận xét về Kỳ Án Làng Prông