Chương 5
Qua kỳ nghỉ Tết, mọi thứ đều trở lại bình thường trong vòng quay cố định của nó. Tôi vẫn đi làm, miệt mài tăng ca, những chuyến công tác xa, cũng không gặp lại Hải Hà. Tựa như giữa tôi và anh chưa từng có cuộc gặp gỡ nào cả... Cho đến một ngày đầu tháng bảy, tôi vô tình đặt chân đến một phòng triển lãm tranh, phòng triển lãm mà năm trước tôi từng ghé qua, bức tranh sơn dầu kia khiến tôi không thể rời mắt, hình ảnh bóng lưng của cô gái giữa lưa thưa rừng hoa mận trắng trên đồi buổi sớm mai, trong khoảnh khắc ấy trái tim tôi bỗng chốc siết lại. Ông chủ của phòng tranh này ấy vậy mà là Hải Hà, ấy vậy mà lại là anh...
Tôi không biết lòng mình làm sao nữa, tôi cứ ôm lấy trái tim mình, mà thơ thẩn bắt xe đến biệt thự nhà họ Lâm. Ông bà Lâm trông thấy tôi dường như không quá bất ngờ, có lẽ họ sớm biết rằng tôi sẽ đến đây. Từ sau bữa cơm hôm ba mươi Tết, đã hơn nửa năm tôi không đến nhà họ Lâm. Người đi trước, cái gì cũng đều nhìn qua, tôi không cần phải hỏi gì, bà Lâm nói với tôi bằng chất giọng buồn bã, Hải Hà mất rồi.
Người đó mất rồi, đôi mắt đầy ý cười dịu dàng ấy sẽ chẳng bao giờ còn hiện hữu trong bức tranh cuộc sống luôn một màu tẻ nhạt của tôi. Vì sao trái tim tôi lại đau đớn đến vậy, từng bước từng bước quặn thắt? Từ khi nào mà ngay cả mỗi nhịp thở đều trở nên khó khăn với tôi đến thế? Tôi tự hỏi rằng liệu từ khi nào tôi rung động với anh? Từ khi nào tôi bắt đầu mong chờ một cuộc gặp gỡ bất ngờ, như những lần gặp gỡ trước đây? Hải Hà xuất hiện trong cuộc đời tôi như một giấc mơ thoáng qua, đôi lần gặp gỡ và rồi lặng lẽ biến mất, chẳng hề có vết tích chi.
Lúc nhận được đơn xin nghỉ việc của tôi, sếp của tôi đã sốc đến chừng nào, thật khó mà nghĩ rằng một người tham công tiếc việc như tôi lại có lúc vì một điều gì đó mà bận lòng, tôi dùng thời gian hai tháng để sắp xếp và bàn giao tất cả công việc. Hai tháng trời đó tôi vùi mình vào công việc, tưởng như có thể vì thế mà xoa dịu đi chút đau đớn trong lòng, nhưng mất mát ấy một ngày rồi lại một ngày dần lan rộng ra, miên man quá đỗi, tôi cuộn mình trong những nhớ mong về một người, một người đã vĩnh viễn rời xa tôi...
Mười tám đến hai mươi chín, mười một năm tôi chưa từng cho mình một kỳ nghỉ dài nào đúng nghĩa, mà bây giờ tôi cần cho mình một khoảng thời gian để lòng tôi tĩnh lặng trở lại. Đối với việc tôi đột nhiên quyết định nghỉ việc ba mẹ tôi khá bất ngờ, tôi an ủi ông bà rằng công việc quá áp lực, muốn được thảnh thơi, mẹ tôi tinh ý phát hiện ra điều bất thường nhưng bà cũng không hỏi thêm nữa, chỉ bảo tôi cứ đi đi.
Rồi sẽ quên thôi, có thực sự là sẽ quên?
Tôi không biết mình chọn nơi nào để đến, cuối cùng tôi chọn Bắc Hà, nơi rét căm căm tôi thường hay than thở, nơi có rừng mận trắng trong bức tranh của anh, nơi tôi từng đặt chân đến, nơi mà anh đã lặng lẽ, âm thầm theo sau mỗi bước chân của tôi...
Lần này tôi ra ngoài ấy, con bé Băng vui như cờ, nằng nặc bắt tôi phải đến nhà nó ở, tôi đương nhiên không đồng ý, con bé đành giới thiệu cho tôi ngôi nhà của bác con bé đang ở nước ngoài xây để có dịp thi thoảng về nghỉ ngơi. Ngôi nhà không quá lớn, không gian vừa đủ, bày trí ấm áp, tôi rất thích một ngôi nhà thế này. Từ lúc đến đây, cứ năm ba hôm một trấn ốm nhẹ, hai trận ốm nặng, con bé Băng nhìn tôi cũng xót cả lên. Người ta nói ở riết thì sẽ thành quen, nhưng người đã không chịu được lạnh thì có làm thế nào cũng không chịu được thôi, ví như có vài việc trên đời đâu thể nói quên thì sẽ quên, tôi không nghĩ mình sẽ quên được Hải Hà bởi vì ngay từ đầu khi chọn đến "cao nguyên trắng" này thì tôi đã chẳng thể quên anh. Những ngày tháng ở đây thật yên bình, yên bình như khoảng trống trong tim tôi vậy!
Chừng giữa tháng mười hai tôi nhận được điện thoại của mẹ, giọng bà buồn buồn, bà nói nhỏ Dung ly hôn rồi, con bé ly hôn lâu rồi nhưng bây giờ bà mới biết, tôi lập tức về lại trong Nam.
Tôi không gặp Dung bởi vì không cần thiết, tôi biết con nhỏ sẽ chẳng nói gì với tôi cả.
Tôi hẹn gặp Hải Phan tại một quán cà phê nhỏ giữa lòng thành phố ồn áo, náo nhiệt. Những bản nhạc Trịnh trầm lắng cứ thế nhẹ nhàng vang lên từ chiếc máy cassette cũ, chen giữa dòng không gian tĩnh lặng, cả một quán cà phê chỉ có tôi và anh ta ngồi đối diện nhau. Cuộc trò chuyện kéo dài hơn hai giờ, chỉ có Hải Phan nói, còn tôi, một mực im lặng lắng nghe. Hải Phan đi rồi, tôi thừ người nhìn ra ngoài cửa sổ, có thứ gì đó lăn trên gò má, mằn mặn, nóng hổi.
Chuyện của Dung? Chuyện của Hải Phan? Chuyện của Hải Đăng? Chuyện của gia đình nhà họ Lâm? Tình yêu là gì, tình thân là gì đây, và lòng hận thù đã đẩy họ vào một vòng tròn lẩn quẩn, không có lối thoát. Biết kể thế nào cho lối rẽ hôm nay của những con người ấy...
Nhiều năm trước Hải Phan đem lòng yêu một người phụ nữ đã qua một đời chồng và đã có một đứa con riêng nhưng không được ông bà Lâm chấp nhận, bà Lâm đã dùng tiền ép buộc người phụ nữ kia rời xa con trai mình. Thật chẳng may trong chuyến bay định mệnh ấy, người phụ nữ và đứa con riêng đều bỏ mình trong sự cố rơi máy bay, hơn thế nữa người phụ nữ kia lại đang mang thai con của Hải Phan. Có lẽ, đôi mắt của Hải Phan cũng đã từng biết cười, cũng đã từng có những cảm xúc, ấm áp quan tâm chỉ là đã bị mang đi theo người phụ nữ ấy và đứa con còn chưa kịp thành hình của họ.
Hải Phan gặp Dung trong một lần đến bệnh viện, Dung có vẻ ngoài khá giống với người phụ nữ ấy, và khi ấy, Hải Phan đã bắt đầu cho một cuộc trả thù, trả thù những người thân trong gia đình, người đã phá hủy đi hạnh phúc của anh ta. Hải Phan thừa biết Dung đang quen Hải Đăng, nhưng lại vờ như không, mặc tình Dung dối gạt khiến con nhỏ tin rằng, anh ta không hề biết chuyện yêu đương của con nhỏ và Hải Đăng. Anh ta còn biết cả chuyện Dung động tay động chân ở kết quả khám thai khiến Hải Đăng tin rằng đứa bé trong bụng của con nhỏ là của anh ta. Chấp nhận cưới một người mình không hề yêu thương, chấp nhận cưới một người đang mang trong mình giọt máu không phải của anh ta chỉ vì Dung có khuôn mặt giống với người phụ nữ ấy, người phụ nữ bất hạnh mà anh ta luôn một lòng yêu.
Cái chết của người phụ nữ ấy đã khiến ông bà Lâm có phần áy náy, hối hận nên khi Hải Phan đưa Dung về ra mắt, hai người đã chấp nhận cuộc hôn nhân này. Tôi cũng đã hiểu vì sao, sau khi cưới ông bà Lâm lại để cho Hải Phan và Dung ra ở riêng, vừa muốn gần lại không dám đến gần, vừa muốn bù đắp lại chẳng biết bù đắp cho ai, người phụ nữ con trai họ yêu đã vĩnh viễn ra đi mà Dung lại mang hình bóng của người ấy, chỉ đành đem phần áy náy đó mà đặt trên người con nhỏ mà thôi.
Ngay cả chuyện Dung ngã cầu thang đến sẩy thai cũng do một tay Hải Phan sắp đặt, rất khéo léo để ngụy trang thành một sự cố bất cẩn ngoài ý muốn.
Không chỉ vậy Hải Phan còn thông qua bác sĩ của Dung cho Hải Đăng biết đứa bé mà Dung vừa bị mất là của Hải Đăng. Cho nên ba mươi Tết năm trước, thời điểm mà tôi nhìn thấy Dung và Hải Đăng cãi nhau thì ra là vì chuyện này.
Một gia đình tựa như êm ấm mà sóng ngầm cuồn cuộn.
Trên đời này có điều gì mà che giấu hoàn hảo mãi được đâu, đâu phải lúc nào suy tính cũng nằm gọn trong tay, đi theo ý mình, có lúc chệch khỏi đường rây, không kiểm soát được.
Dung biết được mình chỉ là một quân cờ trên bàn cờ trả thù tăm tối của Hải Phan. Quân cờ mang dáng hình ám ảnh ông bà Lâm, quân cờ phá hủy đi tình yêu của đứa em trai không cùng dòng máu. Quân cờ mà người ta không tiếc lòng giết c.h.ế.t một sinh linh con nhỏ đang mang. Để rồi lòng hận thù đã khiến Dung lôi cả Hải Đăng vào vòng xoáy này. Đôi bàn tay của Hải Đăng đã từng cứu biết bao người thì nay đôi bàn tay ấy lại nhuộm màu tội lỗi.
Hải Hà lái chiếc xe định mệnh ấy, chiếc xe mà vốn dĩ Hải Phan hôm đó là người chạy. Người bày ra cớ sự hôm nay là ai, vì sao Hải Hà lại là người gánh chịu hết thảy, một người vốn chẳng hề gây nên tội lỗi với bất kỳ ai. Nếu Hải Hà không về nơi này dự tiệc cưới của Hải Phan, nếu anh không gặp gỡ tôi và nếu anh về lại bên ấy ngay sau ngày đó thì có lẽ đã không...
Ông bà Lâm có thể nhận nuôi Hải Đăng vì sao không mở lòng đón nhận mẹ con người phụ nữ ấy, người phụ nữ con trai ông bà một lòng yêu?
Để rồi Hải Phan vì sao mang lòng hận thù đáng sợ đến mức như thế?
Và để rồi Dung, để rồi Hải Đăng...
Hải Hà của tôi...
Ai trả anh cho tôi?
Ai trả lại người đàn ông có ánh mắt chứa đầy ý cười dịu dàng, rung động ấy?
Tôi không biết lòng mình làm sao nữa, tôi cứ ôm lấy trái tim mình, mà thơ thẩn bắt xe đến biệt thự nhà họ Lâm. Ông bà Lâm trông thấy tôi dường như không quá bất ngờ, có lẽ họ sớm biết rằng tôi sẽ đến đây. Từ sau bữa cơm hôm ba mươi Tết, đã hơn nửa năm tôi không đến nhà họ Lâm. Người đi trước, cái gì cũng đều nhìn qua, tôi không cần phải hỏi gì, bà Lâm nói với tôi bằng chất giọng buồn bã, Hải Hà mất rồi.
Người đó mất rồi, đôi mắt đầy ý cười dịu dàng ấy sẽ chẳng bao giờ còn hiện hữu trong bức tranh cuộc sống luôn một màu tẻ nhạt của tôi. Vì sao trái tim tôi lại đau đớn đến vậy, từng bước từng bước quặn thắt? Từ khi nào mà ngay cả mỗi nhịp thở đều trở nên khó khăn với tôi đến thế? Tôi tự hỏi rằng liệu từ khi nào tôi rung động với anh? Từ khi nào tôi bắt đầu mong chờ một cuộc gặp gỡ bất ngờ, như những lần gặp gỡ trước đây? Hải Hà xuất hiện trong cuộc đời tôi như một giấc mơ thoáng qua, đôi lần gặp gỡ và rồi lặng lẽ biến mất, chẳng hề có vết tích chi.
Lúc nhận được đơn xin nghỉ việc của tôi, sếp của tôi đã sốc đến chừng nào, thật khó mà nghĩ rằng một người tham công tiếc việc như tôi lại có lúc vì một điều gì đó mà bận lòng, tôi dùng thời gian hai tháng để sắp xếp và bàn giao tất cả công việc. Hai tháng trời đó tôi vùi mình vào công việc, tưởng như có thể vì thế mà xoa dịu đi chút đau đớn trong lòng, nhưng mất mát ấy một ngày rồi lại một ngày dần lan rộng ra, miên man quá đỗi, tôi cuộn mình trong những nhớ mong về một người, một người đã vĩnh viễn rời xa tôi...
Mười tám đến hai mươi chín, mười một năm tôi chưa từng cho mình một kỳ nghỉ dài nào đúng nghĩa, mà bây giờ tôi cần cho mình một khoảng thời gian để lòng tôi tĩnh lặng trở lại. Đối với việc tôi đột nhiên quyết định nghỉ việc ba mẹ tôi khá bất ngờ, tôi an ủi ông bà rằng công việc quá áp lực, muốn được thảnh thơi, mẹ tôi tinh ý phát hiện ra điều bất thường nhưng bà cũng không hỏi thêm nữa, chỉ bảo tôi cứ đi đi.
Rồi sẽ quên thôi, có thực sự là sẽ quên?
Tôi không biết mình chọn nơi nào để đến, cuối cùng tôi chọn Bắc Hà, nơi rét căm căm tôi thường hay than thở, nơi có rừng mận trắng trong bức tranh của anh, nơi tôi từng đặt chân đến, nơi mà anh đã lặng lẽ, âm thầm theo sau mỗi bước chân của tôi...
Lần này tôi ra ngoài ấy, con bé Băng vui như cờ, nằng nặc bắt tôi phải đến nhà nó ở, tôi đương nhiên không đồng ý, con bé đành giới thiệu cho tôi ngôi nhà của bác con bé đang ở nước ngoài xây để có dịp thi thoảng về nghỉ ngơi. Ngôi nhà không quá lớn, không gian vừa đủ, bày trí ấm áp, tôi rất thích một ngôi nhà thế này. Từ lúc đến đây, cứ năm ba hôm một trấn ốm nhẹ, hai trận ốm nặng, con bé Băng nhìn tôi cũng xót cả lên. Người ta nói ở riết thì sẽ thành quen, nhưng người đã không chịu được lạnh thì có làm thế nào cũng không chịu được thôi, ví như có vài việc trên đời đâu thể nói quên thì sẽ quên, tôi không nghĩ mình sẽ quên được Hải Hà bởi vì ngay từ đầu khi chọn đến "cao nguyên trắng" này thì tôi đã chẳng thể quên anh. Những ngày tháng ở đây thật yên bình, yên bình như khoảng trống trong tim tôi vậy!
Chừng giữa tháng mười hai tôi nhận được điện thoại của mẹ, giọng bà buồn buồn, bà nói nhỏ Dung ly hôn rồi, con bé ly hôn lâu rồi nhưng bây giờ bà mới biết, tôi lập tức về lại trong Nam.
Tôi không gặp Dung bởi vì không cần thiết, tôi biết con nhỏ sẽ chẳng nói gì với tôi cả.
Tôi hẹn gặp Hải Phan tại một quán cà phê nhỏ giữa lòng thành phố ồn áo, náo nhiệt. Những bản nhạc Trịnh trầm lắng cứ thế nhẹ nhàng vang lên từ chiếc máy cassette cũ, chen giữa dòng không gian tĩnh lặng, cả một quán cà phê chỉ có tôi và anh ta ngồi đối diện nhau. Cuộc trò chuyện kéo dài hơn hai giờ, chỉ có Hải Phan nói, còn tôi, một mực im lặng lắng nghe. Hải Phan đi rồi, tôi thừ người nhìn ra ngoài cửa sổ, có thứ gì đó lăn trên gò má, mằn mặn, nóng hổi.
Chuyện của Dung? Chuyện của Hải Phan? Chuyện của Hải Đăng? Chuyện của gia đình nhà họ Lâm? Tình yêu là gì, tình thân là gì đây, và lòng hận thù đã đẩy họ vào một vòng tròn lẩn quẩn, không có lối thoát. Biết kể thế nào cho lối rẽ hôm nay của những con người ấy...
Nhiều năm trước Hải Phan đem lòng yêu một người phụ nữ đã qua một đời chồng và đã có một đứa con riêng nhưng không được ông bà Lâm chấp nhận, bà Lâm đã dùng tiền ép buộc người phụ nữ kia rời xa con trai mình. Thật chẳng may trong chuyến bay định mệnh ấy, người phụ nữ và đứa con riêng đều bỏ mình trong sự cố rơi máy bay, hơn thế nữa người phụ nữ kia lại đang mang thai con của Hải Phan. Có lẽ, đôi mắt của Hải Phan cũng đã từng biết cười, cũng đã từng có những cảm xúc, ấm áp quan tâm chỉ là đã bị mang đi theo người phụ nữ ấy và đứa con còn chưa kịp thành hình của họ.
Hải Phan gặp Dung trong một lần đến bệnh viện, Dung có vẻ ngoài khá giống với người phụ nữ ấy, và khi ấy, Hải Phan đã bắt đầu cho một cuộc trả thù, trả thù những người thân trong gia đình, người đã phá hủy đi hạnh phúc của anh ta. Hải Phan thừa biết Dung đang quen Hải Đăng, nhưng lại vờ như không, mặc tình Dung dối gạt khiến con nhỏ tin rằng, anh ta không hề biết chuyện yêu đương của con nhỏ và Hải Đăng. Anh ta còn biết cả chuyện Dung động tay động chân ở kết quả khám thai khiến Hải Đăng tin rằng đứa bé trong bụng của con nhỏ là của anh ta. Chấp nhận cưới một người mình không hề yêu thương, chấp nhận cưới một người đang mang trong mình giọt máu không phải của anh ta chỉ vì Dung có khuôn mặt giống với người phụ nữ ấy, người phụ nữ bất hạnh mà anh ta luôn một lòng yêu.
Cái chết của người phụ nữ ấy đã khiến ông bà Lâm có phần áy náy, hối hận nên khi Hải Phan đưa Dung về ra mắt, hai người đã chấp nhận cuộc hôn nhân này. Tôi cũng đã hiểu vì sao, sau khi cưới ông bà Lâm lại để cho Hải Phan và Dung ra ở riêng, vừa muốn gần lại không dám đến gần, vừa muốn bù đắp lại chẳng biết bù đắp cho ai, người phụ nữ con trai họ yêu đã vĩnh viễn ra đi mà Dung lại mang hình bóng của người ấy, chỉ đành đem phần áy náy đó mà đặt trên người con nhỏ mà thôi.
Ngay cả chuyện Dung ngã cầu thang đến sẩy thai cũng do một tay Hải Phan sắp đặt, rất khéo léo để ngụy trang thành một sự cố bất cẩn ngoài ý muốn.
Không chỉ vậy Hải Phan còn thông qua bác sĩ của Dung cho Hải Đăng biết đứa bé mà Dung vừa bị mất là của Hải Đăng. Cho nên ba mươi Tết năm trước, thời điểm mà tôi nhìn thấy Dung và Hải Đăng cãi nhau thì ra là vì chuyện này.
Một gia đình tựa như êm ấm mà sóng ngầm cuồn cuộn.
Trên đời này có điều gì mà che giấu hoàn hảo mãi được đâu, đâu phải lúc nào suy tính cũng nằm gọn trong tay, đi theo ý mình, có lúc chệch khỏi đường rây, không kiểm soát được.
Dung biết được mình chỉ là một quân cờ trên bàn cờ trả thù tăm tối của Hải Phan. Quân cờ mang dáng hình ám ảnh ông bà Lâm, quân cờ phá hủy đi tình yêu của đứa em trai không cùng dòng máu. Quân cờ mà người ta không tiếc lòng giết c.h.ế.t một sinh linh con nhỏ đang mang. Để rồi lòng hận thù đã khiến Dung lôi cả Hải Đăng vào vòng xoáy này. Đôi bàn tay của Hải Đăng đã từng cứu biết bao người thì nay đôi bàn tay ấy lại nhuộm màu tội lỗi.
Hải Hà lái chiếc xe định mệnh ấy, chiếc xe mà vốn dĩ Hải Phan hôm đó là người chạy. Người bày ra cớ sự hôm nay là ai, vì sao Hải Hà lại là người gánh chịu hết thảy, một người vốn chẳng hề gây nên tội lỗi với bất kỳ ai. Nếu Hải Hà không về nơi này dự tiệc cưới của Hải Phan, nếu anh không gặp gỡ tôi và nếu anh về lại bên ấy ngay sau ngày đó thì có lẽ đã không...
Ông bà Lâm có thể nhận nuôi Hải Đăng vì sao không mở lòng đón nhận mẹ con người phụ nữ ấy, người phụ nữ con trai ông bà một lòng yêu?
Để rồi Hải Phan vì sao mang lòng hận thù đáng sợ đến mức như thế?
Và để rồi Dung, để rồi Hải Đăng...
Hải Hà của tôi...
Ai trả anh cho tôi?
Ai trả lại người đàn ông có ánh mắt chứa đầy ý cười dịu dàng, rung động ấy?
Nhận xét về Gặp Anh Giữa Bao Người