Chương 3: Gặp gỡ (2)
- Giờ mới quay lại thăm tao à? Tao tưởng mày để tao xuống lỗ mày mới dám về cơ? - ông Bảy thấy tôi, khuôn mặt vui mừng thấy rõ nhưng miệng lại không ngừng càu nhàu.
- Cháu có chút đồ, 2 ông cháu mình vào tâm sự nhé - tôi cười.
Ngồi xuống hiên nhà, nhìn chiếc đàn cũ kĩ được ông lau chùi cẩn thận. Ông Bảy từng kể với tôi về câu chuyện của nó, đó là kỉ vật vô giá của ông cùng lời hứa với chiến hữu năm xưa
Ngày ấy khi ông còn là lính kháng chiến trong Quảng Nam, đơn vị của ông bị quân Mĩ tập kích bất ngờ. Ông Bảy đã trúng đạn ở chân nên có ý định quyết tử, ở lại bọc hậu cho đồng đội phía sau rút đi. Thế nhưng tiểu đội trưởng của ông Bảy đã quay lại cùng ông chiến đấu. Đến khi cả hai đều không còn bất kì vật dụng gì để kiềm chân quân địch, tiểu đội trưởng của ông đã nói
- Bảy à, mày bị nhẹ hơn tao nên vẫn có khả năng sống sót. Tao có bức thư bên trong cây đàn ở trại, mày cố gắng sống rồi gửi về nhà giúp tao kẻo mẹ tao ngóng. Tao ở xã..
Lúc đầu, ông Bảy sống chết không đồng ý rời đi, thế nhưng khi nhìn về người đồng đội đang hấp hối trước mắt, nghĩ đến di nguyện cuối cùng, ông đành cắn răng rời đi, bỏ lại người đồng đội với niềm hi vọng vào việc ông sẽ an toàn thoát ra.
Thế nhưng khi ông tìm được cây đàn, tuyệt nhiên chẳng có bức thư nào cả, cũng không hề có xã nào như người đồng đội ấy đã nói. Lúc đó ông mới nhận ra, việc người đồng đội nói về di nguyện chẳng qua là muốn ông rời đi.
Đó cũng là điều khiến ông dằn vặt từ đó đến nay!
Sau khi rượu vào ngà ngà say, ông Bảy bắt đầu lải nhải về chuyện của tôi.
- Bọn trẻ con chúng mày, giờ đây cứ tìm khổ vì những lý do lãng xẹt, cỏn con.
- Ông có vợ đâu mà ông biết? - tôi nằm dài dưới nền đất, nhìn trần nhà trong vô thức.
- Tao lại đấm cho phát, ngày xưa tao cũng đào hoa lắm đấy - ông Bảy trừng mắt, lục cục đứng dậy tìm gì đó trong cái hòm cất chứa những gì quý giá nhất của mình.
- Đây nhé - ông nói, chìa ra tấm ảnh hồi trẻ - sinh viên Đại học Y Hà Nội, cao ráo, đẹp trai chứ mày đừng nhìn tao bây giờ mà đánh giá.
Quả thật, nhìn người thanh niên trong ảnh không hề có nét nào giống với ông hiện tại, nếu phải dùng một từ để miêu tả, thì cách biệt giữa hai thái cực là những gì mà tôi có thể nói. Ông Bảy của bây giờ đã hói hết mái đầu, tấm lưng còng như những con tôm ngoài chợ, người gầy quắt lại chỉ có da bọc xương.
- Thế sao ông lại ở một mình thế? - tôi tò mò, trước khi không chỉ một, hai lần thắc mắc về vấn đề này nhưng chưa một lần tôi có được lời giải thích.
- Tao dính chất độc màu da cam.. - ông đưa thẳng chai rượu lên miệng mà uống từng ngụm
Ông Bảy nói xong, dường như không gian lại chìm vào sự tĩnh lặng. Mỗi người đều tự theo đuổi những suy nghĩ của riêng mình. Có lẽ trong trong thế giới này, chẳng ai có được hạnh phúc thật sự, cái này bù đắp cái kia, nhưng với ông Bảy, cuộc đời ông từ bé tới lúc xế chiều đều mang một màu cô đơn, ảm đạm.
Tôi ra về sau khi dọn dẹp xong xuôi bãi chiến trường dưới chiếu. Ông Bảy đã say sau khi tâm sự cùng tôi, nhìn lại một lượt tất cả mọi thứ đã tinh tươm.
Đóng cửa cẩn thận, tôi phóng xe về trong cái lạnh cắt da cắt thịt không không khí mùa đông miền Bắc. Điều đó làm tôi tỉnh táo hơn đôi chút để lái xe ổn định về nhà.
Hình như đâu đó trong cái bầu trời tối đen này, có vài hạt mưa li ti, có lẽ là vậy, bởi khi ấy mặt tôi bắt đầu cảm thấy ẩm ướt nhưng không rõ là sương xuống hay mưa rơi nữa.
Về tới nhà, tôi liền đổ rạp xuống ghế sô-pha mà ngủ. Lúc này đây, việc cánh cổng đã được khoá hay chưa tôi cũng chẳng quan tâm nữa bởi đầu tôi bây giờ đang tận hưởng từng cơn choáng váng, đau đầu do say rượu mang đến.
Trong cơn mơ màng, hình như có bóng dáng một người con gái đi vào nhà. Lúc này đây, tôi muốn mở mắt nhìn xem đó là người quen, hay là trộm, thế nhưng tất cả những cố gắng của tôi lúc này là vô ích. Đôi mắt cứ díu hết lại dù rằng tôi đang cố để mở nó ra, men say cứ liên tục tấn công vào chút tỉnh táo cuối cùng còn sót lại.
Hình như người ấy khẽ chạm bàn tay mềm mại của mình lên gò má tôi rồi vuốt nhẹ. Từng ngón tay cứ liên tục chạm nhẹ vào mắt, mũi và môi của tôi. Những tiếng thút bắt đầu cất lên, bất chợt, cô ấy đặt lên môi tôi một nụ hôn thoáng qua. Một giọt nước rơi xuống má tôi từ khuôn mặt của cô ấy. Cố ấy đang khóc sao? Tôi không cảm thấy được vị ngọt của đôi môi vì dư âm của rượu chát nhưng nó lại rất ấm. Một mùi hương thơm quen thuộc lan tỏa từ mái tóc và đôi môi ấy. Tôi chìm sâu vào giấc ngủ lúc nào không hay.
...
Tỉnh dậy với cái đầu vẫn nhức nhối vì chưa dứt cơn say, cổ họng rát khô, tôi đảo mắt thì nhìn thấy cốc nước lọc đã được để sẵn trên bàn cùng bát phở vẫn thoảng chút hương nhẹ, trên người tôi cũng được đắp thêm một lớp chăn đủ dày cho tôi không bị cảm lạnh . Đêm qua, những điều xảy đến với tôi hình như không phải là giấc mơ khi mà cửa nẻo được đóng cẩn thận cùng sự chăm sóc ân cần này.
Ai vậy nhỉ? Có lẽ người ta vẫn rời đi chưa lâu khi mà bát phở vẫn ấm giữa cái tiết trời lạnh căm này, thầm cảm ơn, tôi đánh răng sau đó xử lý bát phở trên bàn. Là hương vị quen thuộc của quán gần trường tôi hay ăn nữa chứ, rốt cuộc, đêm qua ai là người đã đến chăm sóc tôi..
- Cháu có chút đồ, 2 ông cháu mình vào tâm sự nhé - tôi cười.
Ngồi xuống hiên nhà, nhìn chiếc đàn cũ kĩ được ông lau chùi cẩn thận. Ông Bảy từng kể với tôi về câu chuyện của nó, đó là kỉ vật vô giá của ông cùng lời hứa với chiến hữu năm xưa
Ngày ấy khi ông còn là lính kháng chiến trong Quảng Nam, đơn vị của ông bị quân Mĩ tập kích bất ngờ. Ông Bảy đã trúng đạn ở chân nên có ý định quyết tử, ở lại bọc hậu cho đồng đội phía sau rút đi. Thế nhưng tiểu đội trưởng của ông Bảy đã quay lại cùng ông chiến đấu. Đến khi cả hai đều không còn bất kì vật dụng gì để kiềm chân quân địch, tiểu đội trưởng của ông đã nói
- Bảy à, mày bị nhẹ hơn tao nên vẫn có khả năng sống sót. Tao có bức thư bên trong cây đàn ở trại, mày cố gắng sống rồi gửi về nhà giúp tao kẻo mẹ tao ngóng. Tao ở xã..
Lúc đầu, ông Bảy sống chết không đồng ý rời đi, thế nhưng khi nhìn về người đồng đội đang hấp hối trước mắt, nghĩ đến di nguyện cuối cùng, ông đành cắn răng rời đi, bỏ lại người đồng đội với niềm hi vọng vào việc ông sẽ an toàn thoát ra.
Thế nhưng khi ông tìm được cây đàn, tuyệt nhiên chẳng có bức thư nào cả, cũng không hề có xã nào như người đồng đội ấy đã nói. Lúc đó ông mới nhận ra, việc người đồng đội nói về di nguyện chẳng qua là muốn ông rời đi.
Đó cũng là điều khiến ông dằn vặt từ đó đến nay!
Sau khi rượu vào ngà ngà say, ông Bảy bắt đầu lải nhải về chuyện của tôi.
- Bọn trẻ con chúng mày, giờ đây cứ tìm khổ vì những lý do lãng xẹt, cỏn con.
- Ông có vợ đâu mà ông biết? - tôi nằm dài dưới nền đất, nhìn trần nhà trong vô thức.
- Tao lại đấm cho phát, ngày xưa tao cũng đào hoa lắm đấy - ông Bảy trừng mắt, lục cục đứng dậy tìm gì đó trong cái hòm cất chứa những gì quý giá nhất của mình.
- Đây nhé - ông nói, chìa ra tấm ảnh hồi trẻ - sinh viên Đại học Y Hà Nội, cao ráo, đẹp trai chứ mày đừng nhìn tao bây giờ mà đánh giá.
Quả thật, nhìn người thanh niên trong ảnh không hề có nét nào giống với ông hiện tại, nếu phải dùng một từ để miêu tả, thì cách biệt giữa hai thái cực là những gì mà tôi có thể nói. Ông Bảy của bây giờ đã hói hết mái đầu, tấm lưng còng như những con tôm ngoài chợ, người gầy quắt lại chỉ có da bọc xương.
- Thế sao ông lại ở một mình thế? - tôi tò mò, trước khi không chỉ một, hai lần thắc mắc về vấn đề này nhưng chưa một lần tôi có được lời giải thích.
- Tao dính chất độc màu da cam.. - ông đưa thẳng chai rượu lên miệng mà uống từng ngụm
Ông Bảy nói xong, dường như không gian lại chìm vào sự tĩnh lặng. Mỗi người đều tự theo đuổi những suy nghĩ của riêng mình. Có lẽ trong trong thế giới này, chẳng ai có được hạnh phúc thật sự, cái này bù đắp cái kia, nhưng với ông Bảy, cuộc đời ông từ bé tới lúc xế chiều đều mang một màu cô đơn, ảm đạm.
Tôi ra về sau khi dọn dẹp xong xuôi bãi chiến trường dưới chiếu. Ông Bảy đã say sau khi tâm sự cùng tôi, nhìn lại một lượt tất cả mọi thứ đã tinh tươm.
Đóng cửa cẩn thận, tôi phóng xe về trong cái lạnh cắt da cắt thịt không không khí mùa đông miền Bắc. Điều đó làm tôi tỉnh táo hơn đôi chút để lái xe ổn định về nhà.
Hình như đâu đó trong cái bầu trời tối đen này, có vài hạt mưa li ti, có lẽ là vậy, bởi khi ấy mặt tôi bắt đầu cảm thấy ẩm ướt nhưng không rõ là sương xuống hay mưa rơi nữa.
Về tới nhà, tôi liền đổ rạp xuống ghế sô-pha mà ngủ. Lúc này đây, việc cánh cổng đã được khoá hay chưa tôi cũng chẳng quan tâm nữa bởi đầu tôi bây giờ đang tận hưởng từng cơn choáng váng, đau đầu do say rượu mang đến.
Trong cơn mơ màng, hình như có bóng dáng một người con gái đi vào nhà. Lúc này đây, tôi muốn mở mắt nhìn xem đó là người quen, hay là trộm, thế nhưng tất cả những cố gắng của tôi lúc này là vô ích. Đôi mắt cứ díu hết lại dù rằng tôi đang cố để mở nó ra, men say cứ liên tục tấn công vào chút tỉnh táo cuối cùng còn sót lại.
Hình như người ấy khẽ chạm bàn tay mềm mại của mình lên gò má tôi rồi vuốt nhẹ. Từng ngón tay cứ liên tục chạm nhẹ vào mắt, mũi và môi của tôi. Những tiếng thút bắt đầu cất lên, bất chợt, cô ấy đặt lên môi tôi một nụ hôn thoáng qua. Một giọt nước rơi xuống má tôi từ khuôn mặt của cô ấy. Cố ấy đang khóc sao? Tôi không cảm thấy được vị ngọt của đôi môi vì dư âm của rượu chát nhưng nó lại rất ấm. Một mùi hương thơm quen thuộc lan tỏa từ mái tóc và đôi môi ấy. Tôi chìm sâu vào giấc ngủ lúc nào không hay.
...
Tỉnh dậy với cái đầu vẫn nhức nhối vì chưa dứt cơn say, cổ họng rát khô, tôi đảo mắt thì nhìn thấy cốc nước lọc đã được để sẵn trên bàn cùng bát phở vẫn thoảng chút hương nhẹ, trên người tôi cũng được đắp thêm một lớp chăn đủ dày cho tôi không bị cảm lạnh . Đêm qua, những điều xảy đến với tôi hình như không phải là giấc mơ khi mà cửa nẻo được đóng cẩn thận cùng sự chăm sóc ân cần này.
Ai vậy nhỉ? Có lẽ người ta vẫn rời đi chưa lâu khi mà bát phở vẫn ấm giữa cái tiết trời lạnh căm này, thầm cảm ơn, tôi đánh răng sau đó xử lý bát phở trên bàn. Là hương vị quen thuộc của quán gần trường tôi hay ăn nữa chứ, rốt cuộc, đêm qua ai là người đã đến chăm sóc tôi..
Nhận xét về Dưới Ánh Đèn Đường