Chương 6: Kết và tản mạn
Hoàng thượng, Vương gia, Hậu, Công chúa, Lê Tần, anh tôi Trần Hải và kể cả tôi, hoặc nhỏ bé hoặc lớn lao, hoặc bất hạnh hoặc nhiều phúc, chúng tôi đều từng làm những việc mà người đời chỉ biết buông tiếng thở dài. Thế nhưng tháng ngày trôi chảy, tóc hoa phai nhanh, người trong thiên hạ ai cũng có câu chuyện của riêng mình, không thể thương cảm cho chúng tôi mãi. May mắn là chúng tôi không cần điều ấy. Có một đêm ngồi ngắm sao, tôi nhận ra sao có lúc sáng lúc lu mờ, người phàm gian vin vào đấy thở than, đoán định nhưng sao vẫn là sao. Hôm nay sao biến mất, ngày mai sao lại sáng. Nơi bầu trời của riêng mình, cho dù chỉ vụt đến vụt đi như sao Vượt, có lẽ chúng tôi đều dần hài lòng, hoặc chí ít là thỏa hiệp với ánh sáng của bản thân.
Nhiều năm sau nữa, khi quãng đời còn lại tàn như tro đốt, thứ tưởng như thiên cổ của bản thân lúc sinh bình dần bị thời gian và những ký ức mới cũ khác nhau dồn đi đâu, cuối cùng mất dạng. Thỉnh thoảng tôi sẽ nhớ, nhớ để rồi quên, nhưng tuyệt không hối hận, kể cả những suy tưởng bồng bột và oán hận từng có. Hiềm nỗi trời không cho người sống lâu, mà dường như chỉ cho sống vừa đủ để rảo bước một vòng xem núi sông, xem triều đại, vừa đủ để hiểu hết chính mình trong thế cuộc đó.
Thế cuộc thành dĩ vãng, tên người thành mực trên giấy. Cho dù tồn tại để bắt đầu hay kết thúc một triều đại, tồn tại để thương để ghét, để đuổi kịp hay bỏ lỡ điều gì thì nương theo thời gian trôi chảy mới là sứ mệnh chính của con người. Nếu sớm biết bản thân là một quân cờ của tạo hóa, liệu cuộc đời người ta có bớt oán thán và đắn đo đi?
9:15, ngày 31 tháng 08 năm 2021
HẾT
***
TẢN MẠN
(Chú giải về những tình tiết giả định trong truyện)
Lịch sử giai đoạn chuyển giao Lý - Trần có một quãng gần như là nội chiến công khai, bè cánh rất nhiều, riêng các thế lực lớn đã có đến bốn, năm họ: họ Trần, họ Đỗ, họ Đoàn, họ Nguyễn. Thế lực nhỏ lẻ, tức là các tù trưởng vùng cao (vùng trại) và vương thất họ Lý địa phương có lẽ còn nhiều nữa. Nhân vật kể - nhân vật tôi có xuất thân từ họ Trần và họ Đoàn trong số các thế lực lớn đó.
Theo những gì mình biết, Nguyễn Đường và Nguyễn Giai, Nguyễn Nộn đều là bộ tướng của Trần Tự Khánh. Năm 1214, Nguyễn Nộn đánh dẹp được quân cát cứ Đoàn Nguyễn xong thì làm phản, năm 1215 thì chiêu Nguyễn Đường và Nguyễn Giai cùng phản theo. Nhưng Tự Khánh đã gả em út là Trần Tam Nương ("Tam Nương" nghĩa là người con gái thứ ba, không phải tên) cho Nguyễn Đường nên Đường và Giai không phản, lại đánh Nộn. Tháng ba cùng năm, cả Đường và Giai đều tử trận. Trần Tam Nương trở thành goá phụ.
Tháng 6 năm 1218, để thu phục Hồng Châu do họ Đoàn nắm giữ, Trần Tự Khánh và Trần Thừa đã gả Tam Nương cho Hồng hầu Đoàn Văn Lôi. Nói đến đây thì thân phận "tôi" cũng đủ sáng tỏ rồi. "Tôi" - theo hư cấu - là con của Đoàn Văn Lôi và Trần Tam Nương, cháu gọi Tự Khánh là bác. Tự Khánh có con trai là Trần Hải, vì vậy "tôi" là em họ của Trần Hải.
Mình cũng muốn lưu ý một số hư cấu về mối quan hệ trong họ Trần để mọi người không đánh đồng với kiến thức đã được chứng minh. Ta đều biết họ Trần có Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Nhị Nương (Linh Từ quốc mẫu), Trần Tam Nương cùng là con của Trần Lý và một người bà con là Trần Thủ Độ. Theo nhiều giả thuyết thì Trần Thừa là anh của Tự Khánh và Nhị Nương, vậy thì có lẽ là anh cả. Tự Khánh có lẽ là anh của Nhị Nương. Tam Nương chưa rõ là bà con như Thủ Độ hay cùng là con của Trần Lý. Mẹ sinh ra bốn người cũng chưa có tài liệu nào xác định là cùng một người.
Vậy nên mình giả định vai vế bốn người họ theo thứ tự:
1. Trần Thừa,
2. Tự Khánh,
3. Nhị Nương,
4. Tam Nương.
Trong đó vì việc Trần Thừa hợp mưu với Lại Linh để lật đổ Tự Khánh, sau cùng là cái chết đột ngột của Tự Khánh năm 1223 mà mình cho rằng Tự Khánh và Trần Thừa không cùng một mẹ sinh ra. Vì việc Tự Khánh chủ ý gả Tam Nương cho Nguyễn Đường mà mình đoán là Tự Khánh có mối quan hệ gần với Tam Nương hơn là Trần Thừa với Tam Nương.
Do đó trong Du Niên, mình giả định Trần Thừa và Nhị Nương cùng mẹ, Tự Khánh và Tam Nương cùng một người khác sinh ra.
Tóm lại, nếu tuân theo giả định của mình, vì cùng có ông nội/ông ngoại là Trần Lý mà "tôi" và Trần Cảnh, Trần Liễu, Phật Kim, Lý Oanh là anh chị em họ. Một số việc hư cấu còn lại có lẽ mọi người đã nhận ra, nhưng mình kể ra để lưu ý chung đó là:
1. Hành trạng của Trần Hải sau khi cha là Tự Khánh mất năm 1223.
2. Tất cả những việc liên quan đến hành trạng của "tôi".
Nhiều năm sau nữa, khi quãng đời còn lại tàn như tro đốt, thứ tưởng như thiên cổ của bản thân lúc sinh bình dần bị thời gian và những ký ức mới cũ khác nhau dồn đi đâu, cuối cùng mất dạng. Thỉnh thoảng tôi sẽ nhớ, nhớ để rồi quên, nhưng tuyệt không hối hận, kể cả những suy tưởng bồng bột và oán hận từng có. Hiềm nỗi trời không cho người sống lâu, mà dường như chỉ cho sống vừa đủ để rảo bước một vòng xem núi sông, xem triều đại, vừa đủ để hiểu hết chính mình trong thế cuộc đó.
Thế cuộc thành dĩ vãng, tên người thành mực trên giấy. Cho dù tồn tại để bắt đầu hay kết thúc một triều đại, tồn tại để thương để ghét, để đuổi kịp hay bỏ lỡ điều gì thì nương theo thời gian trôi chảy mới là sứ mệnh chính của con người. Nếu sớm biết bản thân là một quân cờ của tạo hóa, liệu cuộc đời người ta có bớt oán thán và đắn đo đi?
9:15, ngày 31 tháng 08 năm 2021
HẾT
***
TẢN MẠN
(Chú giải về những tình tiết giả định trong truyện)
Lịch sử giai đoạn chuyển giao Lý - Trần có một quãng gần như là nội chiến công khai, bè cánh rất nhiều, riêng các thế lực lớn đã có đến bốn, năm họ: họ Trần, họ Đỗ, họ Đoàn, họ Nguyễn. Thế lực nhỏ lẻ, tức là các tù trưởng vùng cao (vùng trại) và vương thất họ Lý địa phương có lẽ còn nhiều nữa. Nhân vật kể - nhân vật tôi có xuất thân từ họ Trần và họ Đoàn trong số các thế lực lớn đó.
Theo những gì mình biết, Nguyễn Đường và Nguyễn Giai, Nguyễn Nộn đều là bộ tướng của Trần Tự Khánh. Năm 1214, Nguyễn Nộn đánh dẹp được quân cát cứ Đoàn Nguyễn xong thì làm phản, năm 1215 thì chiêu Nguyễn Đường và Nguyễn Giai cùng phản theo. Nhưng Tự Khánh đã gả em út là Trần Tam Nương ("Tam Nương" nghĩa là người con gái thứ ba, không phải tên) cho Nguyễn Đường nên Đường và Giai không phản, lại đánh Nộn. Tháng ba cùng năm, cả Đường và Giai đều tử trận. Trần Tam Nương trở thành goá phụ.
Tháng 6 năm 1218, để thu phục Hồng Châu do họ Đoàn nắm giữ, Trần Tự Khánh và Trần Thừa đã gả Tam Nương cho Hồng hầu Đoàn Văn Lôi. Nói đến đây thì thân phận "tôi" cũng đủ sáng tỏ rồi. "Tôi" - theo hư cấu - là con của Đoàn Văn Lôi và Trần Tam Nương, cháu gọi Tự Khánh là bác. Tự Khánh có con trai là Trần Hải, vì vậy "tôi" là em họ của Trần Hải.
Mình cũng muốn lưu ý một số hư cấu về mối quan hệ trong họ Trần để mọi người không đánh đồng với kiến thức đã được chứng minh. Ta đều biết họ Trần có Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Nhị Nương (Linh Từ quốc mẫu), Trần Tam Nương cùng là con của Trần Lý và một người bà con là Trần Thủ Độ. Theo nhiều giả thuyết thì Trần Thừa là anh của Tự Khánh và Nhị Nương, vậy thì có lẽ là anh cả. Tự Khánh có lẽ là anh của Nhị Nương. Tam Nương chưa rõ là bà con như Thủ Độ hay cùng là con của Trần Lý. Mẹ sinh ra bốn người cũng chưa có tài liệu nào xác định là cùng một người.
Vậy nên mình giả định vai vế bốn người họ theo thứ tự:
1. Trần Thừa,
2. Tự Khánh,
3. Nhị Nương,
4. Tam Nương.
Trong đó vì việc Trần Thừa hợp mưu với Lại Linh để lật đổ Tự Khánh, sau cùng là cái chết đột ngột của Tự Khánh năm 1223 mà mình cho rằng Tự Khánh và Trần Thừa không cùng một mẹ sinh ra. Vì việc Tự Khánh chủ ý gả Tam Nương cho Nguyễn Đường mà mình đoán là Tự Khánh có mối quan hệ gần với Tam Nương hơn là Trần Thừa với Tam Nương.
Do đó trong Du Niên, mình giả định Trần Thừa và Nhị Nương cùng mẹ, Tự Khánh và Tam Nương cùng một người khác sinh ra.
Tóm lại, nếu tuân theo giả định của mình, vì cùng có ông nội/ông ngoại là Trần Lý mà "tôi" và Trần Cảnh, Trần Liễu, Phật Kim, Lý Oanh là anh chị em họ. Một số việc hư cấu còn lại có lẽ mọi người đã nhận ra, nhưng mình kể ra để lưu ý chung đó là:
1. Hành trạng của Trần Hải sau khi cha là Tự Khánh mất năm 1223.
2. Tất cả những việc liên quan đến hành trạng của "tôi".
Nhận xét về Du Niên