Chương 8
Chỗ tôi ở gọi là làng Trực Tây, bên cạnh là làng Trực Đông, hai làng cách bởi một con sông, nước của sông này chảy từ ngọn núi ở phía bắc, đi bộ nửa ngày đường là tới. Trên núi có một miếu thờ rất thiêng, mặc dù dân làng bữa đói bữa no nhưng các dịp lễ tết đều rất trịnh trọng cúng bái, ngày thường trong miếu cũng nghi ngút khói. Các cụ già làng thường kể cho con cháu mình rằng con sông cắt ngang hai làng vốn dĩ chỉ rộng hơn hai thước nhưng vì có người chọc giận thần linh nên mới to như bây giờ.
Chuyện kể rằng, ngày xưa trong làng có chàng thư sinh nọ, trước ngày lên kinh dự thi dắt vợ của mình lên miếu khấu đầu xin thần linh phù hộ, lần này đi thi có thể áo gấm về làng, rạng danh dòng họ. Từ khi chồng lên đường, người vợ đều đặn hàng ngày lên miếu thắp nhang, quét dọn. Nhưng người vợ không biết, trên đường đi người chồng gặp cướp đường đã không còn trên đời. Thần linh cảm động trước tình cảm của người vợ nên ra tay cứu chàng thư sinh một mạng, thuận lợi lên kinh dự thi. Không uổng công nhiều năm miệt mài đèn sách, chàng thư sinh nọ đã đỗ Thám hoa, nhưng rồi lòng người thay đổi. Hắn quên đi người vợ đồng cam cộng khổ của mình mà ở lại kinh thành cưới con gái của quan thượng thư. Người vợ nghe tin, uất ức mà nhảy sông tự vẫn.
Thần linh biết được, nổi trận lôi đình, ngày Thám hoa trở về vinh quy bái tổ, đã cho mưa rền sấm dữ suốt ba ngày ba đêm, nước mưa chảy siết làm con sông mở rộng hơn, mỗi lần hắn muốn qua sông để tế bái tổ tiên trời đều trở cơn giông, khiến nước sông chảy siết không đi qua được. Từ đó làng Trực bị tách ra thành hai làng Trực Tây và Trực Đông. Còn kết cục của vị Thám hoa đó, có người nói hắn bị nước sông cuốn trôi, người khác thì nói trên đường về kinh bị sơn tặc giết chết, cũng có người nói hắn vì hối hận với vợ của mình là tự vẫn theo.
Kể từ ngày hắn đi, mỗi tuần tôi sẽ cố gắng bớt chút thời gian lên biếu bái lạy. Tôi không cầu gì hơn chỉ mong hắn được bình an, thuận lợi làm chuyện của mình. Cậu Khoai cùng từng đến thăm một lần, khi tôi nói với hắn là cậu Phong đi rồi hắn lấy làm ngạc nhiên nhưng vẻ mặt lại sợ hãi lắm. Tôi hỏi chuyện gì, hắn bảo là lo cho cậu, hỏi tôi có biết cậu đi đâu không hắn muốn đi theo chăm sóc, tôi nói không biết.
Cứ như vậy, thời gian lặng lẽ trôi qua đến đầu tháng chạp như thường lệ tôi lên trấn bán nấm. chỉ là lần này người bên đó không mua nấm của tôi vì ông chủ qua đời rồi, không còn ai ăn nữa. Nhà họ năm nay cũng không cần thuê người chăn vịt. Tôi thất thiểu cầm rổ rắm đi về, nghĩ bụng nên nấu món gì đây.
Một buổi tối giáp tết, tôi đang ngồi khâu áo thì nghe thấy tiếng gõ cửa. Hắn trở về rồi, người đang đứng ở cửa mỉm cười nhìn tôi, rồi cất tiếng hỏi:
- Nhà còn cơm không.
Tôi đáp, còn.
Ngồi nhìn hắn và từng miếng cơm lớn vào miệng, tôi thấy hắn đen đi rồi, cũng tráng kiện hơn nhiều. Trước đây vì bị thương công thêm mặt mày luôn ủ rũ nên nhìn hắn ốm yếu đi hẳn, mấy tháng trôi qua, bây giờ lưng cũng rộng hơn, lồng ngực nhìn qua rắn chắc hơn, cả người có sức sống hơn trước rất nhiều. Có lẽ thấy tôi nhìn chằm chằm nên hắn giương mắt lên hỏi, có chuyện gì. Tôi đáp, anh thay đổi rồi. Hắn nghe vậy liền đưa tay lên cái chân cụt của mình rồi đáp, đúng vậy thay đổi rồi. Tôi bĩu môi nói, anh biết ý tôi không phải vậy.
Ăn xong, hắn lấy ra từ trong hành lý một gốc cây con, bảo là cây nho đấy, đem đi trồng, đợi cây lớn là có nho ăn rồi. Tôi đáp là không biết trồng, anh trồng hộ tôi đi. Hắn mỉm cưới nói được.
Sáng sớm hôm sau, vừa ra khỏi phòng tôi đã thấy hắn lọ mọ bới đất trồng cây. Nhìn hắn luống cuống tay chân vừa buồn cười vừa thấy thương. Không đành lòng, tôi ra phụ hắn một tay. Nhìn những giọt mồ hôi chảy dài trên trán, tôi vô thức đưa tay lên lau cho hắn. Hắn mỉm cười nói cảm ơn. Ngay tại khoảnh khắc chàng mỉm cười, tôi ước gì thời gian có thể dừng lại để tôi được ngắm nhìn nụ cười ấy lâu thêm chút nữa. Bởi vì ngay lúc này đây, nụ cười ấy chỉ thuộc về mình tôi.
Đây là lần đầu tiên trong suốt mười năm qua, tôi được ăn tết cùng người khác. Vì có hắn ở đây nên tôi hào phóng giết con gà to nhất trong chuồng làm cơm. Đêm giao thừa năm ấy, chúng tôi ngồi dưới hiên nhà vừa ăn vừa kể chuyện.
Hắn kể, ngày bu hắn mang thai em hắn, mẹ cả đem ngày nào cũng đem đồ ăn qua cho. Lúc ấy thầy luôn miệng khen bà ta hiền lương thục đức.
Hắn kể, lúc hắn mới mười bốn tuổi, mẹ cả đã cưới vợ lẽ cho hắn, nói với hắn con trai chí ở bốn phương không nên chỉ biết cắm đầu vào sách vở.
Chuyện thầy hắn không phải ngoài ý muốn, chỉ là chưa tới thời cơ để vạch trần.
Mẹ cả sợ hắn giành mất xưởng nhuộm nên không cho hắn động vào công việc trong xưởng. Nhưng hắn chưa từng muốn tranh giành xưởng nhuộm với bà ta.
Hắn còn nói, sau khi mọi chuyện kết thúc sẽ mở một quán trà nhỏ rồi ung dung sống qua ngày.
Hắn kể rất nhiều, uống cũng rất nhiều. Uống đến khi say khướt rồi đổ gục lên người tôi, nhẹ giọng nói gặp được tôi thật tốt. Tôi nhìn khuôn mặt say mèm của hắn dưới ánh nến, cảm thấy yên bình đến lạ.
Hai chúng tôi cứ bình thản như vậy qua hai ngày tết, tôi không hỏi chuyện của hắn, hắn cũng không kể cho tôi nghe. Đến sáng mùng ba tết, vừa mở cửa tôi thấy thằng Khoai chạy tới, vừa nhìn thấy cậu Phong nó liền quý xuống dập đầu, vừa quỳ vừa nói:
Con xin lỗi cậu, là con có lỗi với cậu, cả đời này không xin cậu tha thứ, kiếp sau con nguyện làm trâu làm ngựa báo đáp cậu.
Nói rồi nó đứng dậy chạy thẳng khỏi nhà. Tôi quay lại nhìn hắn ý hỏi chuyện gì vậy, hắn lắc đầu ra điệu không biết. Một lát sau cái Hĩm chạy tới nói có quan binh về làng, nói cái gì mà bắt kẻ gian về xử phạt. Tôi hỏi có nói rõ là bắt ai không, nó bảo không biết chỉ nghe nói là bắt người của xưởng nhuộm. Tôi lờ mờ hiểu được chuyện gì vội kêu hắn đóng gói hết hành lý rồi trốn xuống cái hầm dưới giường, hầm này là tôi lén đầu để tích trữ lương thực, ngoài tôi ra không có người thứ hai biết đến. Lúc đưa người xuống hầm, tôi dặn kỹ dù có chuyện gì cũng không được ra ngoài, kể cả khi tôi bị bắt giết.
Y như rằng, quan binh tới thẳng nhà tôi, đi cùng laf một người đàn bà tự xưng là vợ cả của ông Thịnh, nói là ông Thịnh vì ham lợi mà dùng thuốc nhuộm chất lượng xấu, gây chết người nay ông Thịnh đã mất đến bắt con trai của ông về hỏi tội. Tôi lấy làm mắc cười, chả nhẽ con trai bà không phải con trai ông Thịnh. Bà tôi chột dạ, kêu lính trói tôi lại rồi lục soát nhà. Tìm kiếm một hồi không thấy, bà tôi tức giận quay qua trừng mắt với tôi, tôi dõng dạc nói to không biết ai là con trai ông Thịnh cả, dân làng đều biết tôi sống một mình bấy lâu nay, ai lấy đều hùa vào nói đỡ cho tôi. Bà tôi thấy chuyện chẳng thành liền đem tôi giam vào ngục với tội danh cấu kết với tội phạm.
Tôi bị nhốt trong tù ba ngày, lính canh vừa đánh vừa mắng bắt tôi khai ra cậu Phong ở đâu. Tới lúc tôi tưởng như sắp được đoàn tụ với thầy bu thì được thả ra. Lúc về tới nhà tôi chỉ còn nửa cái mạng, mặc dù phải nằm liệt giường hai tháng nhưng đáng lắm. Vì để hắn an toàn, tôi nằm thêm mấy tháng cũng được.
Mấy tháng sau đó, trấn trên xảy ra chuyện. Xưởng dệt Hải Hưng bị niêm phong, ông chủ của xưởng và bà cả bị bắt vì tội cấu kết giết người. Kết cục của hai người đó ra sao thì tôi không biết, cũng không quan tâm. Tôi cũng chưa từng gặp lại cậu Khoai. Một thời gian sau, xưởng nhuộm có người quản lý mới, nhưng không phải hắn.
Cách một đoạn thời gian tôi sẽ nhận được một ít đồ linh tinh, như quần áo, trang sức, có khi là lá trà, thỉnh thoảng sẽ là thư báo bình an, chỉ là không có tên người gửi.
Lần này hắn đi, đi trọn ba năm liền. Cho tới khi làng bên cạnh khai trương một quán trà.
CHƯƠNG CUỐI
Một ngày của nhiều năm sau đó.
Gã chồng đột nhiên hỏi tôi vì sao lần đầu gặp nhau đã biết hắn là cậu cả con ông Thịnh.
Gã vừa hỏi là tôi thấy giận:
- Chàng thì giỏi rồi, lần đầu tiên gặp em là đang ôm ôm ấp ấp với người đẹp giữa đồng kìa. Vậy mà nói mấy cô vợ lẽ là mẹ cả xếp cho, em thấy khéo có khi là chàng tự rước về.
Nói rồi tôi làm bộ tức giận, cầm gối qua phòng con út ngủ.
Hôm sau hắn thấy tôi không thèm nói chuyện, liền làm đủ thử trò dỗ tôi vui. Nhưng tôi nào dễ dàng tha thứ như vậy. Buổi tối mấy ngày sau, khi đang ngồi vá áo cho hắn, con út chạy lại nói thầy ngã xuống giường, đau lắm thầy không dậy được. Tôi liền buông áo trên tay xuống, mùa đông tới rồi, sợ rằng vết thương trên chân hắn lại tái phát. Về đến phòng tôi thấy hắn nằm sõng soài dưới đất, nhìn thấy mà đau lòng đành tới đỡ hắn lên giường, cúi xuống xem vết thương trên chân.
Ai ngờ lúc ngẩng đầu lên thấy hắn nhìn tôi cười hì hì:
- Em hết giận tôi rồi đúng không.
Nhìn nụ cười mấy mươi năm không đổi của hắn, tôi đành đầu hàng. Thôi, nể tình vết thương trên chân tạm tha cho hắn.
Thực ra tôi luôn giấu kín một chuyện, về lần gặp đầu tiên ấy. Áo trắng, trâm ngọc, trên tay cầm ô, tiêu sái đứng ở mui thuyền. Nhìn chàng khẽ cười với giai nhân bên cạnh, hai người họ tựa như tiên nhân trên trời, đẹp không sao tả hết. Tôi từng nghĩ cả đời này tôi và chàng sẽ vĩnh viễn cách xa như vậy. Nhưng rồi, vị tiên nhân ấy, đã trở thành chồng tôi.
HẾT.
Chuyện kể rằng, ngày xưa trong làng có chàng thư sinh nọ, trước ngày lên kinh dự thi dắt vợ của mình lên miếu khấu đầu xin thần linh phù hộ, lần này đi thi có thể áo gấm về làng, rạng danh dòng họ. Từ khi chồng lên đường, người vợ đều đặn hàng ngày lên miếu thắp nhang, quét dọn. Nhưng người vợ không biết, trên đường đi người chồng gặp cướp đường đã không còn trên đời. Thần linh cảm động trước tình cảm của người vợ nên ra tay cứu chàng thư sinh một mạng, thuận lợi lên kinh dự thi. Không uổng công nhiều năm miệt mài đèn sách, chàng thư sinh nọ đã đỗ Thám hoa, nhưng rồi lòng người thay đổi. Hắn quên đi người vợ đồng cam cộng khổ của mình mà ở lại kinh thành cưới con gái của quan thượng thư. Người vợ nghe tin, uất ức mà nhảy sông tự vẫn.
Thần linh biết được, nổi trận lôi đình, ngày Thám hoa trở về vinh quy bái tổ, đã cho mưa rền sấm dữ suốt ba ngày ba đêm, nước mưa chảy siết làm con sông mở rộng hơn, mỗi lần hắn muốn qua sông để tế bái tổ tiên trời đều trở cơn giông, khiến nước sông chảy siết không đi qua được. Từ đó làng Trực bị tách ra thành hai làng Trực Tây và Trực Đông. Còn kết cục của vị Thám hoa đó, có người nói hắn bị nước sông cuốn trôi, người khác thì nói trên đường về kinh bị sơn tặc giết chết, cũng có người nói hắn vì hối hận với vợ của mình là tự vẫn theo.
Kể từ ngày hắn đi, mỗi tuần tôi sẽ cố gắng bớt chút thời gian lên biếu bái lạy. Tôi không cầu gì hơn chỉ mong hắn được bình an, thuận lợi làm chuyện của mình. Cậu Khoai cùng từng đến thăm một lần, khi tôi nói với hắn là cậu Phong đi rồi hắn lấy làm ngạc nhiên nhưng vẻ mặt lại sợ hãi lắm. Tôi hỏi chuyện gì, hắn bảo là lo cho cậu, hỏi tôi có biết cậu đi đâu không hắn muốn đi theo chăm sóc, tôi nói không biết.
Cứ như vậy, thời gian lặng lẽ trôi qua đến đầu tháng chạp như thường lệ tôi lên trấn bán nấm. chỉ là lần này người bên đó không mua nấm của tôi vì ông chủ qua đời rồi, không còn ai ăn nữa. Nhà họ năm nay cũng không cần thuê người chăn vịt. Tôi thất thiểu cầm rổ rắm đi về, nghĩ bụng nên nấu món gì đây.
Một buổi tối giáp tết, tôi đang ngồi khâu áo thì nghe thấy tiếng gõ cửa. Hắn trở về rồi, người đang đứng ở cửa mỉm cười nhìn tôi, rồi cất tiếng hỏi:
- Nhà còn cơm không.
Tôi đáp, còn.
Ngồi nhìn hắn và từng miếng cơm lớn vào miệng, tôi thấy hắn đen đi rồi, cũng tráng kiện hơn nhiều. Trước đây vì bị thương công thêm mặt mày luôn ủ rũ nên nhìn hắn ốm yếu đi hẳn, mấy tháng trôi qua, bây giờ lưng cũng rộng hơn, lồng ngực nhìn qua rắn chắc hơn, cả người có sức sống hơn trước rất nhiều. Có lẽ thấy tôi nhìn chằm chằm nên hắn giương mắt lên hỏi, có chuyện gì. Tôi đáp, anh thay đổi rồi. Hắn nghe vậy liền đưa tay lên cái chân cụt của mình rồi đáp, đúng vậy thay đổi rồi. Tôi bĩu môi nói, anh biết ý tôi không phải vậy.
Ăn xong, hắn lấy ra từ trong hành lý một gốc cây con, bảo là cây nho đấy, đem đi trồng, đợi cây lớn là có nho ăn rồi. Tôi đáp là không biết trồng, anh trồng hộ tôi đi. Hắn mỉm cưới nói được.
Sáng sớm hôm sau, vừa ra khỏi phòng tôi đã thấy hắn lọ mọ bới đất trồng cây. Nhìn hắn luống cuống tay chân vừa buồn cười vừa thấy thương. Không đành lòng, tôi ra phụ hắn một tay. Nhìn những giọt mồ hôi chảy dài trên trán, tôi vô thức đưa tay lên lau cho hắn. Hắn mỉm cười nói cảm ơn. Ngay tại khoảnh khắc chàng mỉm cười, tôi ước gì thời gian có thể dừng lại để tôi được ngắm nhìn nụ cười ấy lâu thêm chút nữa. Bởi vì ngay lúc này đây, nụ cười ấy chỉ thuộc về mình tôi.
Đây là lần đầu tiên trong suốt mười năm qua, tôi được ăn tết cùng người khác. Vì có hắn ở đây nên tôi hào phóng giết con gà to nhất trong chuồng làm cơm. Đêm giao thừa năm ấy, chúng tôi ngồi dưới hiên nhà vừa ăn vừa kể chuyện.
Hắn kể, ngày bu hắn mang thai em hắn, mẹ cả đem ngày nào cũng đem đồ ăn qua cho. Lúc ấy thầy luôn miệng khen bà ta hiền lương thục đức.
Hắn kể, lúc hắn mới mười bốn tuổi, mẹ cả đã cưới vợ lẽ cho hắn, nói với hắn con trai chí ở bốn phương không nên chỉ biết cắm đầu vào sách vở.
Chuyện thầy hắn không phải ngoài ý muốn, chỉ là chưa tới thời cơ để vạch trần.
Mẹ cả sợ hắn giành mất xưởng nhuộm nên không cho hắn động vào công việc trong xưởng. Nhưng hắn chưa từng muốn tranh giành xưởng nhuộm với bà ta.
Hắn còn nói, sau khi mọi chuyện kết thúc sẽ mở một quán trà nhỏ rồi ung dung sống qua ngày.
Hắn kể rất nhiều, uống cũng rất nhiều. Uống đến khi say khướt rồi đổ gục lên người tôi, nhẹ giọng nói gặp được tôi thật tốt. Tôi nhìn khuôn mặt say mèm của hắn dưới ánh nến, cảm thấy yên bình đến lạ.
Hai chúng tôi cứ bình thản như vậy qua hai ngày tết, tôi không hỏi chuyện của hắn, hắn cũng không kể cho tôi nghe. Đến sáng mùng ba tết, vừa mở cửa tôi thấy thằng Khoai chạy tới, vừa nhìn thấy cậu Phong nó liền quý xuống dập đầu, vừa quỳ vừa nói:
Con xin lỗi cậu, là con có lỗi với cậu, cả đời này không xin cậu tha thứ, kiếp sau con nguyện làm trâu làm ngựa báo đáp cậu.
Nói rồi nó đứng dậy chạy thẳng khỏi nhà. Tôi quay lại nhìn hắn ý hỏi chuyện gì vậy, hắn lắc đầu ra điệu không biết. Một lát sau cái Hĩm chạy tới nói có quan binh về làng, nói cái gì mà bắt kẻ gian về xử phạt. Tôi hỏi có nói rõ là bắt ai không, nó bảo không biết chỉ nghe nói là bắt người của xưởng nhuộm. Tôi lờ mờ hiểu được chuyện gì vội kêu hắn đóng gói hết hành lý rồi trốn xuống cái hầm dưới giường, hầm này là tôi lén đầu để tích trữ lương thực, ngoài tôi ra không có người thứ hai biết đến. Lúc đưa người xuống hầm, tôi dặn kỹ dù có chuyện gì cũng không được ra ngoài, kể cả khi tôi bị bắt giết.
Y như rằng, quan binh tới thẳng nhà tôi, đi cùng laf một người đàn bà tự xưng là vợ cả của ông Thịnh, nói là ông Thịnh vì ham lợi mà dùng thuốc nhuộm chất lượng xấu, gây chết người nay ông Thịnh đã mất đến bắt con trai của ông về hỏi tội. Tôi lấy làm mắc cười, chả nhẽ con trai bà không phải con trai ông Thịnh. Bà tôi chột dạ, kêu lính trói tôi lại rồi lục soát nhà. Tìm kiếm một hồi không thấy, bà tôi tức giận quay qua trừng mắt với tôi, tôi dõng dạc nói to không biết ai là con trai ông Thịnh cả, dân làng đều biết tôi sống một mình bấy lâu nay, ai lấy đều hùa vào nói đỡ cho tôi. Bà tôi thấy chuyện chẳng thành liền đem tôi giam vào ngục với tội danh cấu kết với tội phạm.
Tôi bị nhốt trong tù ba ngày, lính canh vừa đánh vừa mắng bắt tôi khai ra cậu Phong ở đâu. Tới lúc tôi tưởng như sắp được đoàn tụ với thầy bu thì được thả ra. Lúc về tới nhà tôi chỉ còn nửa cái mạng, mặc dù phải nằm liệt giường hai tháng nhưng đáng lắm. Vì để hắn an toàn, tôi nằm thêm mấy tháng cũng được.
Mấy tháng sau đó, trấn trên xảy ra chuyện. Xưởng dệt Hải Hưng bị niêm phong, ông chủ của xưởng và bà cả bị bắt vì tội cấu kết giết người. Kết cục của hai người đó ra sao thì tôi không biết, cũng không quan tâm. Tôi cũng chưa từng gặp lại cậu Khoai. Một thời gian sau, xưởng nhuộm có người quản lý mới, nhưng không phải hắn.
Cách một đoạn thời gian tôi sẽ nhận được một ít đồ linh tinh, như quần áo, trang sức, có khi là lá trà, thỉnh thoảng sẽ là thư báo bình an, chỉ là không có tên người gửi.
Lần này hắn đi, đi trọn ba năm liền. Cho tới khi làng bên cạnh khai trương một quán trà.
CHƯƠNG CUỐI
Một ngày của nhiều năm sau đó.
Gã chồng đột nhiên hỏi tôi vì sao lần đầu gặp nhau đã biết hắn là cậu cả con ông Thịnh.
Gã vừa hỏi là tôi thấy giận:
- Chàng thì giỏi rồi, lần đầu tiên gặp em là đang ôm ôm ấp ấp với người đẹp giữa đồng kìa. Vậy mà nói mấy cô vợ lẽ là mẹ cả xếp cho, em thấy khéo có khi là chàng tự rước về.
Nói rồi tôi làm bộ tức giận, cầm gối qua phòng con út ngủ.
Hôm sau hắn thấy tôi không thèm nói chuyện, liền làm đủ thử trò dỗ tôi vui. Nhưng tôi nào dễ dàng tha thứ như vậy. Buổi tối mấy ngày sau, khi đang ngồi vá áo cho hắn, con út chạy lại nói thầy ngã xuống giường, đau lắm thầy không dậy được. Tôi liền buông áo trên tay xuống, mùa đông tới rồi, sợ rằng vết thương trên chân hắn lại tái phát. Về đến phòng tôi thấy hắn nằm sõng soài dưới đất, nhìn thấy mà đau lòng đành tới đỡ hắn lên giường, cúi xuống xem vết thương trên chân.
Ai ngờ lúc ngẩng đầu lên thấy hắn nhìn tôi cười hì hì:
- Em hết giận tôi rồi đúng không.
Nhìn nụ cười mấy mươi năm không đổi của hắn, tôi đành đầu hàng. Thôi, nể tình vết thương trên chân tạm tha cho hắn.
Thực ra tôi luôn giấu kín một chuyện, về lần gặp đầu tiên ấy. Áo trắng, trâm ngọc, trên tay cầm ô, tiêu sái đứng ở mui thuyền. Nhìn chàng khẽ cười với giai nhân bên cạnh, hai người họ tựa như tiên nhân trên trời, đẹp không sao tả hết. Tôi từng nghĩ cả đời này tôi và chàng sẽ vĩnh viễn cách xa như vậy. Nhưng rồi, vị tiên nhân ấy, đã trở thành chồng tôi.
HẾT.
Nhận xét về Có Nho Không?