Chương 5
Lần đi này chẳng biết kéo dài bao lâu, vợ trẻ con thơ chẳng biết chờ đến bao giờ.
Một năm, hai năm, ba năm.
Nàng Thương gắng gượng mở lại hàng nem nuôi con, chỉ tiếc người nàng đây nhưng hồn nàng đã sớm đi biệt theo chồng.
Cuộc sống của hai mẹ con vây trong cảnh khốn cùng, đứa con nhỏ vừa lên năm nhưng thể chất ốm yếu, dáng người nhỏ gầy hơn rất nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi, lại hay đau ốm liên miên.
Cái khắc khổ của cuộc đời cộng hưởng với nỗi nhớ chồng da diết càng làm nàng thêm u uất, không khi nào nở một nụ cười.
Trong ba năm qua nàng chỉ như một cái xác không hồn, việc thường làm nhất chính là bồng con ra vách núi chờ chồng và bồng con lên chùa Tam Thanh để cầu an.
Người trong thôn vẫn thường thấy nàng bế con ra vách núi vào những buổi chiều tàn, khi mà mặt trời bắt đầu lặn, hàng nem đã hết khách. Dáng hình người phụ nữ trẻ ôm con chờ chồng đã được ba năm, thỉnh thoảng người ta còn nghe được nàng nỉ non khúc hát ai oán.
"Ba năm mà ngỡ mười năm
Đêm nào cũng lạnh căm căm nhớ chồng
Nhớ anh đến bạc má hồng
Nhớ anh đến bạc tấm lòng héo hon
Tình còn tình cạn bao nhiêu
Nhớ anh đâu phải sớm chiều đếm đong
Một lòng một dạ nhớ mong
Hỡi người biên ải biết trông thì về..."
Người ta nghe được chỉ lắc đầu, than trách chiến tranh loạn lạc chia cắt đôi trai tài gái sắc.
Xác thân nàng ngày càng héo hon gầy guộc, ngày xưa là giai nhân nức tiếng, bây giờ đóa hoa đó đã bị gió mưa làm cho bầm dập, tả tơi.
Hóa ra tất cả xuân thì của người con gái chỉ cần ba năm để lụi tàn.
...
Hôm nay nàng Thương lại đi chùa, số lần nàng đến đây trong ba năm qua nhiều không kể xiết.
Mà trời hôm nay, cũng âm u hệt như lòng nàng.
Giông gió kéo tới, bầu trời phủ một lớp màn đen kịt, cơn mưa nặng hạt bắt đầu trút xuống mặt đất, như tức giận cũng như khóc than cho phận người bọt bèo.
Nàng lại chẳng mang theo nón để che mưa.
Nàng đứng nép bên cổng chùa, trong màn mưa dày đặc nhìn thấy một bóng người đang hớt hải chạy đến.
Là chị Cẩm! Lúc trưa nàng đã gửi bé Nghĩa cho chị để lên chùa.
Nàng Thương cảm nhận được tim mình đập nhanh như muốn nhảy ra khỏi lòng ngực, đứa con bé nhỏ của nàng chẳng lẽ có chuyện gì sao?
"Chị..." Nàng đội mưa chạy đến gần Cẩm.
"Thằng bé Nghĩa con em..." Cẩm chưa kịp nói hết câu thì nàng Thương đã chạy đi, bóng lưng đơn bạc bị màn mưa nhấn chìm.
Đường mưa trơn trượt khiến nàng gục ngã hai, ba lần, nhưng chẳng kịp bận tâm xem có rướm máu hay không, nàng chỉ biết cố hết sức mà chạy về nhà.
Về đến nhà, nàng thấy thân thể nhỏ bé của con mình nằm co lại ở một góc phản, cả cơ thể nó tím tái nhưng vẫn chưa lạnh hẳn.
Đứa trẻ khốn khổ không còn hơi thở, nàng Thương chỉ biết khóc con, đau đớn quặn cả ruột gan.
Dường như chuyện này đã rút cạn sinh khí của nàng.
Lúc Cẩm đuổi kịp đến nhà thì mẹ con nàng Thương chẳng thấy đâu nữa, cả gian nhà tranh liêu xiêu trong mưa bão không bóng người, toát lên vẻ đìu hiu xơ xác khiến người ngoài như chị cũng thấy chạnh lòng.
Cẩm sợ nàng nghĩ quẩn mà làm ra chuyện dại dột, bèn nhờ cả thôn đi tìm.
Mưa mỗi lúc một to, sấm chớp đánh đì đùng vang dội cả chân trời, tiếng ồn như tiếng thét gào xé toạc bầu không, cỏ cây chen nhau giãy giụa như muốn gọi nàng trở về.
Có tìm cỡ nào cũng không thấy, mưa suốt cả đêm dài, nặng hạt đến mức làm lòng người trĩu nặng.
Ngày hôm sau, người ta phát hiện một hòn đá có hình dạng một người phụ nữ bế còn đứng chênh vênh trên vách núi.
Bây giờ thì chồng nàng không cần phải về nữa, nàng cũng không cần phải nhọc lòng chờ đợi.
Người trong thôn khóc than cho phận nàng hẩm hiu, người đời truyền miệng nhau về câu chuyện chờ chồng hóa đá, họ ca ngợi tấm lòng son sắc của nàng, còn phần nàng thì mãi mãi đứng lại nơi vách núi kia.
Còn về chồng nàng? Sau khi chiến trận kết thúc, chàng hối hận tìm về quê cũ, chỉ tiếc cảnh còn mà người đã mất, vợ con chờ chàng đến hóa ra đá lạnh, từ đó về sau không ai thấy bóng chàng ở đâu nữa.
Ngày nay người ta hay truyền miệng nhau bài thơ khuyết danh khi nhớ đến tích nàng Tô Thị chờ chồng mà hóa đá:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
...." (Khuyết danh Việt Nam)
Tôi kể một đoạn chuyện xưa dang dở, đâu đó có những kiếp người dở dang.
Vicamcam_
9.4.2020
...
Nếu đã đọc đến đây, xin mời bạn nghe bài hát "Trường ca Hòn Vọng Phu".
Một năm, hai năm, ba năm.
Nàng Thương gắng gượng mở lại hàng nem nuôi con, chỉ tiếc người nàng đây nhưng hồn nàng đã sớm đi biệt theo chồng.
Cuộc sống của hai mẹ con vây trong cảnh khốn cùng, đứa con nhỏ vừa lên năm nhưng thể chất ốm yếu, dáng người nhỏ gầy hơn rất nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi, lại hay đau ốm liên miên.
Cái khắc khổ của cuộc đời cộng hưởng với nỗi nhớ chồng da diết càng làm nàng thêm u uất, không khi nào nở một nụ cười.
Trong ba năm qua nàng chỉ như một cái xác không hồn, việc thường làm nhất chính là bồng con ra vách núi chờ chồng và bồng con lên chùa Tam Thanh để cầu an.
Người trong thôn vẫn thường thấy nàng bế con ra vách núi vào những buổi chiều tàn, khi mà mặt trời bắt đầu lặn, hàng nem đã hết khách. Dáng hình người phụ nữ trẻ ôm con chờ chồng đã được ba năm, thỉnh thoảng người ta còn nghe được nàng nỉ non khúc hát ai oán.
"Ba năm mà ngỡ mười năm
Đêm nào cũng lạnh căm căm nhớ chồng
Nhớ anh đến bạc má hồng
Nhớ anh đến bạc tấm lòng héo hon
Tình còn tình cạn bao nhiêu
Nhớ anh đâu phải sớm chiều đếm đong
Một lòng một dạ nhớ mong
Hỡi người biên ải biết trông thì về..."
Người ta nghe được chỉ lắc đầu, than trách chiến tranh loạn lạc chia cắt đôi trai tài gái sắc.
Xác thân nàng ngày càng héo hon gầy guộc, ngày xưa là giai nhân nức tiếng, bây giờ đóa hoa đó đã bị gió mưa làm cho bầm dập, tả tơi.
Hóa ra tất cả xuân thì của người con gái chỉ cần ba năm để lụi tàn.
...
Hôm nay nàng Thương lại đi chùa, số lần nàng đến đây trong ba năm qua nhiều không kể xiết.
Mà trời hôm nay, cũng âm u hệt như lòng nàng.
Giông gió kéo tới, bầu trời phủ một lớp màn đen kịt, cơn mưa nặng hạt bắt đầu trút xuống mặt đất, như tức giận cũng như khóc than cho phận người bọt bèo.
Nàng lại chẳng mang theo nón để che mưa.
Nàng đứng nép bên cổng chùa, trong màn mưa dày đặc nhìn thấy một bóng người đang hớt hải chạy đến.
Là chị Cẩm! Lúc trưa nàng đã gửi bé Nghĩa cho chị để lên chùa.
Nàng Thương cảm nhận được tim mình đập nhanh như muốn nhảy ra khỏi lòng ngực, đứa con bé nhỏ của nàng chẳng lẽ có chuyện gì sao?
"Chị..." Nàng đội mưa chạy đến gần Cẩm.
"Thằng bé Nghĩa con em..." Cẩm chưa kịp nói hết câu thì nàng Thương đã chạy đi, bóng lưng đơn bạc bị màn mưa nhấn chìm.
Đường mưa trơn trượt khiến nàng gục ngã hai, ba lần, nhưng chẳng kịp bận tâm xem có rướm máu hay không, nàng chỉ biết cố hết sức mà chạy về nhà.
Về đến nhà, nàng thấy thân thể nhỏ bé của con mình nằm co lại ở một góc phản, cả cơ thể nó tím tái nhưng vẫn chưa lạnh hẳn.
Đứa trẻ khốn khổ không còn hơi thở, nàng Thương chỉ biết khóc con, đau đớn quặn cả ruột gan.
Dường như chuyện này đã rút cạn sinh khí của nàng.
Lúc Cẩm đuổi kịp đến nhà thì mẹ con nàng Thương chẳng thấy đâu nữa, cả gian nhà tranh liêu xiêu trong mưa bão không bóng người, toát lên vẻ đìu hiu xơ xác khiến người ngoài như chị cũng thấy chạnh lòng.
Cẩm sợ nàng nghĩ quẩn mà làm ra chuyện dại dột, bèn nhờ cả thôn đi tìm.
Mưa mỗi lúc một to, sấm chớp đánh đì đùng vang dội cả chân trời, tiếng ồn như tiếng thét gào xé toạc bầu không, cỏ cây chen nhau giãy giụa như muốn gọi nàng trở về.
Có tìm cỡ nào cũng không thấy, mưa suốt cả đêm dài, nặng hạt đến mức làm lòng người trĩu nặng.
Ngày hôm sau, người ta phát hiện một hòn đá có hình dạng một người phụ nữ bế còn đứng chênh vênh trên vách núi.
Bây giờ thì chồng nàng không cần phải về nữa, nàng cũng không cần phải nhọc lòng chờ đợi.
Người trong thôn khóc than cho phận nàng hẩm hiu, người đời truyền miệng nhau về câu chuyện chờ chồng hóa đá, họ ca ngợi tấm lòng son sắc của nàng, còn phần nàng thì mãi mãi đứng lại nơi vách núi kia.
Còn về chồng nàng? Sau khi chiến trận kết thúc, chàng hối hận tìm về quê cũ, chỉ tiếc cảnh còn mà người đã mất, vợ con chờ chàng đến hóa ra đá lạnh, từ đó về sau không ai thấy bóng chàng ở đâu nữa.
Ngày nay người ta hay truyền miệng nhau bài thơ khuyết danh khi nhớ đến tích nàng Tô Thị chờ chồng mà hóa đá:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
...." (Khuyết danh Việt Nam)
Tôi kể một đoạn chuyện xưa dang dở, đâu đó có những kiếp người dở dang.
Vicamcam_
9.4.2020
...
Nếu đã đọc đến đây, xin mời bạn nghe bài hát "Trường ca Hòn Vọng Phu".
Nhận xét về Chuyện Nàng Thương