Chương 5
Trời tháng sáu nắng như đổ lửa. Cũng đã hơn một tháng kể từ khi Lanh rời làng lên tỉnh học, dường như mọi người cũng dần quen với việc không có mặt cậu trong những buổi họp làng. Vốn dĩ từ trước đến giờ cậu cũng không hay tham gia hội hè các thứ, vả lại tính cậu chúa ghét cái thói rượu chè bài bạc nên cũng không được lòng đám thanh niên trai tráng trong làng. Có chăng việc cậu đi vắng lại càng đỡ ngứa mắt mấy người nọ ấy chứ. Mọi người có thể thấy đó là việc bình thường, nhưng Nguyệt thì không. Trước kia, cô chỉ có Nhật và Lanh là những người bạn cùng trang lứa để bầu bạn. Giờ thì cô chẳng còn việc gì để làm nữa, hết quanh quất trong nhà thì cũng là ra ao sen cho cá ăn. Cô chán nản chống cằm, khẽ vờn nghịch mấy con cá ngũ sắc bé tí đang bơi lăng quăng gần đám bèo. Người duy nhất hiểu được cái thú ngâm thơ vịnh phú của cô thì lại không có ở đây, thì cô vui cũng có ích gì.
Cái Làn chạy lạch bạch vào, hình như nó đang vội lắm. Ừ thì cũng đúng, đợt này không hiểu vì sao thời tiết lại không được thuận lợi, tiết trời năm nay không hiểu vì sao lại nóng lên bất thường. Nắng gắt làm mọi người không ra đồng được, mà thóc lúa cuối vụ vẫn phải trả đủ. Nguyệt ngửa mặt lên trời, nheo mắt trông theo mấy gợn mây trôi lững lờ về phía rặng tre. Thế này thì hết cách, chỉ còn biết trông vào số thôi...
- Cô Nguyệt!
Tiếng con Làn vọng ra tận đến đầu nhà. Nguyệt tất tả chạy ra, không biết có việc gì mà con bé hốt hoảng quá thể.
- Cô Nguyệt, cô lại mà xem.
- Cái gì mà em la làng lên thế?
Lúc cô vừa chạy tới thì thấy mặt mũi con Làn đã lấm lem bùn đất hết cả, trên tay nó là mấy cây rau héo rũ rượi. Nó cầm mấy cái cây lắc lên lắc xuống, mếu máo:
- Mấy hạt cải cô với em gieo mấy tuần mới lên, giờ chết rũ cả rồi..
Nguyệt liếc xuống luống rau, chết dở thật, chắc lại do nắng quá nên cháy lá đây mà. Hết thóc lúa lại tới cả rau mùa, cứ thế này mãi thì có nghe trai tráng bỏ làng đi biền biệt để kiếm cách nuôi thân cũng chẳng ngoa đâu. Mấy nay hạn nặng, ngoài đồng đất nẻ chân chim, chẳng mấy chốc mà mâm cơm các nhà đã vắng bóng lúa gạo. Từ trước giờ vốn là trời đất nuôi dưỡng con người, bốn mùa cũng chỉ là vòng tuần hoàn của tự nhiên. Nay thời tiết bất thường, người ta chẳng rỗi hơi mà trách nặng phường buôn gian bán lận, dẫu sao cũng chỉ là bần cùng sinh đạo tặc.
Cô vỗ nhẹ lên lưng nó:
- Thôi được rồi, tí nữa cô xử lý chỗ này cho, chắc cũng do thời tiết không tốt mấy. Giờ cô bảo này, em ra phụ cô đem đàn cá ngũ sắc bỏ vào cái chậu sành nào đấy, để vào chỗ nào mát một tí, chứ nãy cô ra xem thì ao nổi sình lên hết rồi, sợ tụi nó không sống nổi mất.
Trời quang mây tạnh, chỉ có lòng người nổi sóng. Nỗi khổ ấy liệu ông trời trên kia có chịu thấu cho? Nhà Nguyệt vốn dư giả, kho thóc giống hẵng còn đầy. Cô tính rồi, dù đợt này có hạn thêm tầm hai vụ nữa thì nhà cô cũng không đến nỗi mạt. Thế còn mọi người trong làng thì sao? Chạy ăn từng bữa vốn đã chẳng dễ dàng gì, nhất là khi hơn phân nửa số ruộng quanh đây lại rơi vào tay lão Nghị làng bên, tính sơ sơ thì lão ấy giữ đến hơn chục mẫu đất là ít.. Ông Ngà vốn có một chức quan nho nhỏ trên huyện, ông đưa vợ con về vùng quê này để lánh đi thế sự vô thường. Trước đây thì đúng là vậy, mặc dù ông phải đi lại hơi xa mỗi dịp công việc thư thả, nhưng cái gọi là bình yên đã là chuyện xưa rồi.
Từ ngày Nguyệt hiểu chuyện, lão Nghị làng bên đã nức tiếng làng trên xóm dưới với cái danh chẳng mấy lọt tai. Lão Nghị từ trước đến giờ luôn đố kị với thầy của Nguyệt, lão nhăm nhe vạch lá tìm sâu hòng đẩy ông Ngà xuống khỏi cái ghế ấy. Lão ta còn dùng một mớ tiền để dụ ông lý bán lại cả nửa số ruộng làng này cho lão, chính vì việc ấy mà biết bao nhà phải khốn đốn vì địa tô phải nộp cuối vụ. Đến cả lũ trẻ chăn trâu cũng đặt hẳn mấy bài vè về cái tính hách dịch của lão. Vụ hạn này làm bao người điêu đứng, chỉ mỗi mình lão Nghị đục nước béo cò.
Nguyệt thẫn thờ nhìn đàn cá ngũ sắc bơi tung tăng trong cái chậu sành đặt ở góc hiên nhà. Con Làn ngồi cạnh đang ít rắc vụn thính vào chậu, mắt hẵng còn sưng húp, tự dưng cô lại thấy thương nó lạ. Mười mấy năm nó ở nhà cô để kiếm ít tiền trả nợ cho thầy u ở làng bên, nay mà hạn thì lão Nghị thể nào cũng vòi thêm ít. Nợ chồng nợ, mấy nhà mượn lão ấy có ai mà trả dứt, rõ là khổ, đã là thân nghèo còn mắc phải cái eo.
Bỗng từ cổng có tiếng người lao xao, nghe chừng thì đang vội lắm. Nguyệt vội vàng chạy ra ngó thử, hóa ra là thầy của cô từ huyện mới về.
- Nay thầy về ạ?
Ông Ngà im lặng chẳng nói gì, chỉ thở dài thườn thượt. Ông bước xăm xăm vào nhà, hình như có chuyện gì không ổn rồi. Ông húng hắng giọng:
- Nguyệt con, con vào đây ngồi với thầy một lát.
Cô ngồi ghé vào tấm phản gỗ đặt ở chái nhà, rót lấy ly nước vối đưa ông:
- Thầy bảo gì con ạ? Nay thầy lên huyện có nhiều việc lắm không?
Ông lắc đầu, trên nét mặt của ông lộ rõ sự mệt mỏi.
- Nay thầy lên thăm thằng Nhật, có vẻ mọi chuyện không ổn rồi con ạ.
Ngừng một chút, ông mới thủng thẳng nói tiếp:
- Anh con trên đấy công việc tất bật, mãi không hết việc. Đồ rằng kì này hạn nặng, e là mất vụ lúa mùa như chơi. Thầy có bảo với các ông ấy hay là chịu khó thư thư cho vụ này, hoặc giảm bớt tô thuế đi rồi chừng nào thời tiết thuận thì thu bù lại. Thế là chẳng mếch lòng ai, cũng không thiếu đi đồng nào của các ông ấy, mọi người ý chừng cũng xuôi xuôi.
Nguyệt thấy khó hiểu quá, thế thì có gì mà phải lo lắng như thế chứ?
- Con thấy như vậy là đỡ được một phần rồi, có chuyện gì làm thầy phiền lòng thế?
Ông Ngà ngước mắt lên nhìn hàng cây đầu ngõ, lắc đầu:
- Con không biết được đâu. Mặc cho thằng Nhật đi về mấy bận, nói đến khô cả cổ ông Nghị nhất quyết không giảm một đồng tô nào, khốn khổ khốn nạn.
Không giảm lấy một đồng tô nào? À thì đúng rồi, cái lão ấy thì biết thương cho ai, lão chỉ biết thương lấy cái thân quèn của lão thôi.
- Cả làng này ai chẳng biết cái tính ông ấy. Thế đợt này thầy tính thế nào ạ?
- Thì còn thế nào được, ruộng thì cũng của ông ấy, người làm cũng là người mượn nợ nhà ông ấy, thằng Nhật cũng đã hết cách rồi. Nhưng kẹt nỗi quan trên lại nói xuống, bảo vụ mùa thế này mà không giảm tô thì dân khổ, các ông ấy cũng khổ, ai cũng khổ cả.
Ông đặt khẽ ly nước xuống tấm phản, vân vê con cờ trong tay.
- Thế còn nếu là con, con định làm thế nào?
Nguyệt nhìn chăm chăm vào tấm phản gỗ đã tróc sơn non nửa, nếu như là mình, mình sẽ làm gì nhỉ? À không, nếu là lão Nghị, thì lão đang suy tính chuyện gì...
- Ông Nghị không có ý nhằm vào thuế tô cuối vụ.
- Hửm?
Như đã chắc chắn, Nguyệt khẳng định:
- Theo như con biết, tô cuối vụ theo lệ làng vốn chẳng thấm vào đâu đối với nhà ông Nghị. Nếu ông ấy làm căng ở ngay vụ này, một là ông ấy nhăm nhe thu hồi lại số ruộng đất bên này để bắt vạ đền số thóc giống cho vụ đông xuân..
Ông Ngà thả con cờ vào cái tráp gỗ, khẽ đóng lại.
- Thế cái còn lại là gì?
Nguyệt ngập ngừng:
- Cái thứ hai, có lẽ ông Nghị muốn nhắm vào một người.
Cái Làn chạy lạch bạch vào, hình như nó đang vội lắm. Ừ thì cũng đúng, đợt này không hiểu vì sao thời tiết lại không được thuận lợi, tiết trời năm nay không hiểu vì sao lại nóng lên bất thường. Nắng gắt làm mọi người không ra đồng được, mà thóc lúa cuối vụ vẫn phải trả đủ. Nguyệt ngửa mặt lên trời, nheo mắt trông theo mấy gợn mây trôi lững lờ về phía rặng tre. Thế này thì hết cách, chỉ còn biết trông vào số thôi...
- Cô Nguyệt!
Tiếng con Làn vọng ra tận đến đầu nhà. Nguyệt tất tả chạy ra, không biết có việc gì mà con bé hốt hoảng quá thể.
- Cô Nguyệt, cô lại mà xem.
- Cái gì mà em la làng lên thế?
Lúc cô vừa chạy tới thì thấy mặt mũi con Làn đã lấm lem bùn đất hết cả, trên tay nó là mấy cây rau héo rũ rượi. Nó cầm mấy cái cây lắc lên lắc xuống, mếu máo:
- Mấy hạt cải cô với em gieo mấy tuần mới lên, giờ chết rũ cả rồi..
Nguyệt liếc xuống luống rau, chết dở thật, chắc lại do nắng quá nên cháy lá đây mà. Hết thóc lúa lại tới cả rau mùa, cứ thế này mãi thì có nghe trai tráng bỏ làng đi biền biệt để kiếm cách nuôi thân cũng chẳng ngoa đâu. Mấy nay hạn nặng, ngoài đồng đất nẻ chân chim, chẳng mấy chốc mà mâm cơm các nhà đã vắng bóng lúa gạo. Từ trước giờ vốn là trời đất nuôi dưỡng con người, bốn mùa cũng chỉ là vòng tuần hoàn của tự nhiên. Nay thời tiết bất thường, người ta chẳng rỗi hơi mà trách nặng phường buôn gian bán lận, dẫu sao cũng chỉ là bần cùng sinh đạo tặc.
Cô vỗ nhẹ lên lưng nó:
- Thôi được rồi, tí nữa cô xử lý chỗ này cho, chắc cũng do thời tiết không tốt mấy. Giờ cô bảo này, em ra phụ cô đem đàn cá ngũ sắc bỏ vào cái chậu sành nào đấy, để vào chỗ nào mát một tí, chứ nãy cô ra xem thì ao nổi sình lên hết rồi, sợ tụi nó không sống nổi mất.
Trời quang mây tạnh, chỉ có lòng người nổi sóng. Nỗi khổ ấy liệu ông trời trên kia có chịu thấu cho? Nhà Nguyệt vốn dư giả, kho thóc giống hẵng còn đầy. Cô tính rồi, dù đợt này có hạn thêm tầm hai vụ nữa thì nhà cô cũng không đến nỗi mạt. Thế còn mọi người trong làng thì sao? Chạy ăn từng bữa vốn đã chẳng dễ dàng gì, nhất là khi hơn phân nửa số ruộng quanh đây lại rơi vào tay lão Nghị làng bên, tính sơ sơ thì lão ấy giữ đến hơn chục mẫu đất là ít.. Ông Ngà vốn có một chức quan nho nhỏ trên huyện, ông đưa vợ con về vùng quê này để lánh đi thế sự vô thường. Trước đây thì đúng là vậy, mặc dù ông phải đi lại hơi xa mỗi dịp công việc thư thả, nhưng cái gọi là bình yên đã là chuyện xưa rồi.
Từ ngày Nguyệt hiểu chuyện, lão Nghị làng bên đã nức tiếng làng trên xóm dưới với cái danh chẳng mấy lọt tai. Lão Nghị từ trước đến giờ luôn đố kị với thầy của Nguyệt, lão nhăm nhe vạch lá tìm sâu hòng đẩy ông Ngà xuống khỏi cái ghế ấy. Lão ta còn dùng một mớ tiền để dụ ông lý bán lại cả nửa số ruộng làng này cho lão, chính vì việc ấy mà biết bao nhà phải khốn đốn vì địa tô phải nộp cuối vụ. Đến cả lũ trẻ chăn trâu cũng đặt hẳn mấy bài vè về cái tính hách dịch của lão. Vụ hạn này làm bao người điêu đứng, chỉ mỗi mình lão Nghị đục nước béo cò.
Nguyệt thẫn thờ nhìn đàn cá ngũ sắc bơi tung tăng trong cái chậu sành đặt ở góc hiên nhà. Con Làn ngồi cạnh đang ít rắc vụn thính vào chậu, mắt hẵng còn sưng húp, tự dưng cô lại thấy thương nó lạ. Mười mấy năm nó ở nhà cô để kiếm ít tiền trả nợ cho thầy u ở làng bên, nay mà hạn thì lão Nghị thể nào cũng vòi thêm ít. Nợ chồng nợ, mấy nhà mượn lão ấy có ai mà trả dứt, rõ là khổ, đã là thân nghèo còn mắc phải cái eo.
Bỗng từ cổng có tiếng người lao xao, nghe chừng thì đang vội lắm. Nguyệt vội vàng chạy ra ngó thử, hóa ra là thầy của cô từ huyện mới về.
- Nay thầy về ạ?
Ông Ngà im lặng chẳng nói gì, chỉ thở dài thườn thượt. Ông bước xăm xăm vào nhà, hình như có chuyện gì không ổn rồi. Ông húng hắng giọng:
- Nguyệt con, con vào đây ngồi với thầy một lát.
Cô ngồi ghé vào tấm phản gỗ đặt ở chái nhà, rót lấy ly nước vối đưa ông:
- Thầy bảo gì con ạ? Nay thầy lên huyện có nhiều việc lắm không?
Ông lắc đầu, trên nét mặt của ông lộ rõ sự mệt mỏi.
- Nay thầy lên thăm thằng Nhật, có vẻ mọi chuyện không ổn rồi con ạ.
Ngừng một chút, ông mới thủng thẳng nói tiếp:
- Anh con trên đấy công việc tất bật, mãi không hết việc. Đồ rằng kì này hạn nặng, e là mất vụ lúa mùa như chơi. Thầy có bảo với các ông ấy hay là chịu khó thư thư cho vụ này, hoặc giảm bớt tô thuế đi rồi chừng nào thời tiết thuận thì thu bù lại. Thế là chẳng mếch lòng ai, cũng không thiếu đi đồng nào của các ông ấy, mọi người ý chừng cũng xuôi xuôi.
Nguyệt thấy khó hiểu quá, thế thì có gì mà phải lo lắng như thế chứ?
- Con thấy như vậy là đỡ được một phần rồi, có chuyện gì làm thầy phiền lòng thế?
Ông Ngà ngước mắt lên nhìn hàng cây đầu ngõ, lắc đầu:
- Con không biết được đâu. Mặc cho thằng Nhật đi về mấy bận, nói đến khô cả cổ ông Nghị nhất quyết không giảm một đồng tô nào, khốn khổ khốn nạn.
Không giảm lấy một đồng tô nào? À thì đúng rồi, cái lão ấy thì biết thương cho ai, lão chỉ biết thương lấy cái thân quèn của lão thôi.
- Cả làng này ai chẳng biết cái tính ông ấy. Thế đợt này thầy tính thế nào ạ?
- Thì còn thế nào được, ruộng thì cũng của ông ấy, người làm cũng là người mượn nợ nhà ông ấy, thằng Nhật cũng đã hết cách rồi. Nhưng kẹt nỗi quan trên lại nói xuống, bảo vụ mùa thế này mà không giảm tô thì dân khổ, các ông ấy cũng khổ, ai cũng khổ cả.
Ông đặt khẽ ly nước xuống tấm phản, vân vê con cờ trong tay.
- Thế còn nếu là con, con định làm thế nào?
Nguyệt nhìn chăm chăm vào tấm phản gỗ đã tróc sơn non nửa, nếu như là mình, mình sẽ làm gì nhỉ? À không, nếu là lão Nghị, thì lão đang suy tính chuyện gì...
- Ông Nghị không có ý nhằm vào thuế tô cuối vụ.
- Hửm?
Như đã chắc chắn, Nguyệt khẳng định:
- Theo như con biết, tô cuối vụ theo lệ làng vốn chẳng thấm vào đâu đối với nhà ông Nghị. Nếu ông ấy làm căng ở ngay vụ này, một là ông ấy nhăm nhe thu hồi lại số ruộng đất bên này để bắt vạ đền số thóc giống cho vụ đông xuân..
Ông Ngà thả con cờ vào cái tráp gỗ, khẽ đóng lại.
- Thế cái còn lại là gì?
Nguyệt ngập ngừng:
- Cái thứ hai, có lẽ ông Nghị muốn nhắm vào một người.
Nhận xét về Canh Ba Trống Dồn