Chương 5: Một lần đến nhân gian, phải sống một đời rực rỡ.
Điểm bắt đầu của Ngọc Lan là một ngày mùa thu ở Thủ đô.
Xuất thân từ Hà thành, cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên gia đình. Kỉ niệm về tuổi thơ cùng một thời niên thiếu nơi góc phố yên tĩnh dường như luôn hiện hữu trong tâm trí cô ngay giữa lòng chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong những hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh.
Ngọc Lan năm 16 tuổi mang trong mình một khát vọng, khát vọng của đứa con mất bố, khát vọng của một đứa em mất anh.
Năm 16 tuổi, tạm gác lại tương lai được đứng trên giảng đường, Ngọc Lan bước chân vào chiến trường. Năm nay là năm thứ ba cô bám víu lấy đoạn đường này.
_________
Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách và hiểm nguy, đã quen với những ngày tháng phải giáp mặt với cái chết thế nhưng cô gái Hà Nội ấy vẫn giữ được cho mình nét hồn nhiên, tinh tế dịu dàng cùng vẻ đẹp lãng mạn của con người Thủ đô.
Giữa lòng chiến trường ngập trong khói lửa mịt mù, trong dáng vẻ xấu xí của chiến tranh, Ngọc Lan trở nên nổi bật có lẽ vì cô luôn chú ý đến hình thức của bản thân.
Ngắm nhìn dáng vẻ trong gương, cô tự đánh giá mình là một cô gái khá. Tóc tết đuôi sam tương đối dày, thoang thoảng mùi bồ kết. Nước da cô không trắng mà hơi ngăm, bù lại cái cổ cao, kiêu hãnh "như đài hoa loa kèn". Đặc biệt là đôi mắt. Mắt Ngọc Lan đen nhánh lấp lánh ý cười. Có đôi khi gặp đoàn xe vận chuyển qua giao điểm, các anh lái xe sẽ nói:
-" Cô có đôi mắt sao mà đa sầu đa cảm thế!"
Là con gái Hà Nội, cô yêu vẻ đẹp của mình, thích ngắm mình trong gương, cũng thích làm bạn với các anh lính trẻ nhưng khi mà các cô gái xúm vào đối đáp với một anh bộ đội biết nói nào đó thì cô lại chọn đứng ra xa và nhìn đi nơi khác. Có lẽ là do ngượng ngùng.
Ngọc Lan cho dù sống trong chiến trường nhưng cũng như bao cô gái khác, cô nhạy cảm với những mối quan hệ đối với người khác giới. Cô biết có nhiều anh để ý tới mình, điều đó làm cho cô cảm thấy vui, cũng có chút gì đó tự hào nhưng Ngọc Lan lại chưa dành tình cảm riêng của mình cho ai. Bởi trong lòng cô, những chiến sĩ mà cô gặp trên trọng điểm ở ngoài mặt trận có lẽ chỉ là những con người dũng cảm và tài ba nhất mà thôi.
_________
Ngày 24 tháng 7 năm 1968, câu chuyện về các cô gái thanh niên xung phong đặt dấu chấm hết.
Hôm đó, tự nhiên Ngọc Lan cảm thấy nhớ Hà Nội, nhớ nhà kinh khủng. Cô nhớ đến quay quắt người mẹ của mình, nhớ ngôi nhà thân yêu, nhớ thành phố quê hương. Cô nhớ quảng trường rộng lớn, hoa trong công viên, nhớ tiếng rao hàng của bà bán xôi sáng, nhớ cả tiếng chổi tre ngoài phố hàng đêm. Những kỉ niệm thân thương về Hà Nội chợt ùa về trong tâm trí. Thật sự rất xót xa.
________
16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống.
Tiếng bom rền vang như báo hiệu một đời oanh liệt của các cô gái ấy đã chấm dứt.
Trong độ tuổi đẹp nhất cuộc đời, các chị đã hi sinh như thế. Chưa một ai đã lập gia đình, ước mơ về tương lai trong một khắc ấy cũng chợt tan biến vào hư vô.
__________
Bom không còn nổ, hơi thở cũng đã tắt. Khoảnh khắc tìm lại được thi hài đã lạnh giá, người ta chợt nhìn thấy đôi bàn tay đầy bụi bẩn với những ngón tay ứa máu.
_________
Trong bức thư cuối gửi về cho mẹ, chị Võ Thị Tần có viết:" Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng đem bom giết cá để giúp chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng nó có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con. Mẹ ơi, thời gian này mặc dù dịch đánh phá ác liệt nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ gửi cho con hôm nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều."
________
Huyền Trân đi hòa thân, từ kinh thành An Nam náo nhiệt, hoa đăng rợp trời đến Chiêm thành lộng lẫy cờ hoa, nguyện một đời vì thiên hạ thái bình. Kiếp thứ nhất rực rỡ một khắc bình yên một đời.
Ngọc Lan rời Hà Nội trong nước mắt, bước vào chiến trường mưa bom bão đạn, hi sinh trong tiếng nổ vang trời, gìn giữ mãi khát vọng về ngày mai độc lập. Kiếp thứ hai, sống một đời vui vẻ, chết đi không tiếc thanh xuân, chỉ tiếc không thể cùng đi tới ngày toàn thắng.
_________
Giấy lại sang trang, Ngọc Lan đã không còn, đến cả bia mộ cũng đã lập xong.
Ngày này của 53 năm sau, Dương Thảo đến thăm đồng đội cũ, đến thăm Ngọc Lan.
Nhìn lại từng "người" một, Dương Thảo rời đi không lời tạm biệt. Trong lòng cô ôm một tia ảo tưởng, có lẽ vào một ngày nào đó, cô cùng cố nhân lại có thể trùng phùng.
Con người ấy mà, tham lam một chút cũng không sao.
Xuất thân từ Hà thành, cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên gia đình. Kỉ niệm về tuổi thơ cùng một thời niên thiếu nơi góc phố yên tĩnh dường như luôn hiện hữu trong tâm trí cô ngay giữa lòng chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong những hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh.
Ngọc Lan năm 16 tuổi mang trong mình một khát vọng, khát vọng của đứa con mất bố, khát vọng của một đứa em mất anh.
Năm 16 tuổi, tạm gác lại tương lai được đứng trên giảng đường, Ngọc Lan bước chân vào chiến trường. Năm nay là năm thứ ba cô bám víu lấy đoạn đường này.
_________
Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách và hiểm nguy, đã quen với những ngày tháng phải giáp mặt với cái chết thế nhưng cô gái Hà Nội ấy vẫn giữ được cho mình nét hồn nhiên, tinh tế dịu dàng cùng vẻ đẹp lãng mạn của con người Thủ đô.
Giữa lòng chiến trường ngập trong khói lửa mịt mù, trong dáng vẻ xấu xí của chiến tranh, Ngọc Lan trở nên nổi bật có lẽ vì cô luôn chú ý đến hình thức của bản thân.
Ngắm nhìn dáng vẻ trong gương, cô tự đánh giá mình là một cô gái khá. Tóc tết đuôi sam tương đối dày, thoang thoảng mùi bồ kết. Nước da cô không trắng mà hơi ngăm, bù lại cái cổ cao, kiêu hãnh "như đài hoa loa kèn". Đặc biệt là đôi mắt. Mắt Ngọc Lan đen nhánh lấp lánh ý cười. Có đôi khi gặp đoàn xe vận chuyển qua giao điểm, các anh lái xe sẽ nói:
-" Cô có đôi mắt sao mà đa sầu đa cảm thế!"
Là con gái Hà Nội, cô yêu vẻ đẹp của mình, thích ngắm mình trong gương, cũng thích làm bạn với các anh lính trẻ nhưng khi mà các cô gái xúm vào đối đáp với một anh bộ đội biết nói nào đó thì cô lại chọn đứng ra xa và nhìn đi nơi khác. Có lẽ là do ngượng ngùng.
Ngọc Lan cho dù sống trong chiến trường nhưng cũng như bao cô gái khác, cô nhạy cảm với những mối quan hệ đối với người khác giới. Cô biết có nhiều anh để ý tới mình, điều đó làm cho cô cảm thấy vui, cũng có chút gì đó tự hào nhưng Ngọc Lan lại chưa dành tình cảm riêng của mình cho ai. Bởi trong lòng cô, những chiến sĩ mà cô gặp trên trọng điểm ở ngoài mặt trận có lẽ chỉ là những con người dũng cảm và tài ba nhất mà thôi.
_________
Ngày 24 tháng 7 năm 1968, câu chuyện về các cô gái thanh niên xung phong đặt dấu chấm hết.
Hôm đó, tự nhiên Ngọc Lan cảm thấy nhớ Hà Nội, nhớ nhà kinh khủng. Cô nhớ đến quay quắt người mẹ của mình, nhớ ngôi nhà thân yêu, nhớ thành phố quê hương. Cô nhớ quảng trường rộng lớn, hoa trong công viên, nhớ tiếng rao hàng của bà bán xôi sáng, nhớ cả tiếng chổi tre ngoài phố hàng đêm. Những kỉ niệm thân thương về Hà Nội chợt ùa về trong tâm trí. Thật sự rất xót xa.
________
16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống.
Tiếng bom rền vang như báo hiệu một đời oanh liệt của các cô gái ấy đã chấm dứt.
Trong độ tuổi đẹp nhất cuộc đời, các chị đã hi sinh như thế. Chưa một ai đã lập gia đình, ước mơ về tương lai trong một khắc ấy cũng chợt tan biến vào hư vô.
__________
Bom không còn nổ, hơi thở cũng đã tắt. Khoảnh khắc tìm lại được thi hài đã lạnh giá, người ta chợt nhìn thấy đôi bàn tay đầy bụi bẩn với những ngón tay ứa máu.
_________
Trong bức thư cuối gửi về cho mẹ, chị Võ Thị Tần có viết:" Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng đem bom giết cá để giúp chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng nó có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con. Mẹ ơi, thời gian này mặc dù dịch đánh phá ác liệt nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ gửi cho con hôm nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều."
________
Huyền Trân đi hòa thân, từ kinh thành An Nam náo nhiệt, hoa đăng rợp trời đến Chiêm thành lộng lẫy cờ hoa, nguyện một đời vì thiên hạ thái bình. Kiếp thứ nhất rực rỡ một khắc bình yên một đời.
Ngọc Lan rời Hà Nội trong nước mắt, bước vào chiến trường mưa bom bão đạn, hi sinh trong tiếng nổ vang trời, gìn giữ mãi khát vọng về ngày mai độc lập. Kiếp thứ hai, sống một đời vui vẻ, chết đi không tiếc thanh xuân, chỉ tiếc không thể cùng đi tới ngày toàn thắng.
_________
Giấy lại sang trang, Ngọc Lan đã không còn, đến cả bia mộ cũng đã lập xong.
Ngày này của 53 năm sau, Dương Thảo đến thăm đồng đội cũ, đến thăm Ngọc Lan.
Nhìn lại từng "người" một, Dương Thảo rời đi không lời tạm biệt. Trong lòng cô ôm một tia ảo tưởng, có lẽ vào một ngày nào đó, cô cùng cố nhân lại có thể trùng phùng.
Con người ấy mà, tham lam một chút cũng không sao.
Nhận xét về Bước Vào Thế Giới Của Em