Chương 8: Tôi nói, tôi là người Huyền Nam!
"Lâm Nhẫn.......
Nếu người con yêu vì mọi người mà hi sinh, con có chấp nhận không...?"
"..."
Tôi lấy hai ngón tay day day thái dương mình. Lời nói của cha vẫn còn luẩn quẩn trong đầu tôi như nó đã ăn sâu vào ký ức từ khi tôi còn nhỏ. Tôi cảm thấy đầu mình đau như búa bổ, ai nói gì tôi cũng tỏ ra khó chịu, thậm chí tôi còn dọa một thằng nhóc 3 tuổi phải khóc nức nở cạnh mình.
Mẹ thằng bé kia còn nói chuyện của tôi với những hành khách khác trên chuyến bay. Bà ta cho rằng tôi muốn gây sự nên bắt tôi nghe bà ta giảng đạo. Cơ mà tôi nào có để tâm đến, những lời lẽ kia của bà ta tôi còn chẳng lọt được mấy chữ, thế nên tôi tôi nhắm mắt ngủ một giấc cho yên ổn.
Đang ngủ rất ngon, tôi bỗng nghe thấy thằng oắt cạnh mình hét toang lên, tôi mới nhận ra máy bay chuẩn bị đáp xuống. Tiếp đó, theo cách vận hành thông thường, tiếp viên hàng không sẽ đọc một câu rất dài. Đại khái, cô ấy sẽ nói cho chúng tôi biết thời gian hay nhiệt độ hiện tại bên ngoài rồi chúc chúng tôi một ngày tốt đẹp trước khi kết thúc chuyến bay.
"Thật nhẹ nhõm!"
Tôi hít một hơi sâu, tận hưởng không khí trong lành bên ngoài. Bay tận từ Pháp đến đây, tổng thời gian của cả chuyến lên đến năm tiếng đồng hồ. Thân thể đau nhức, tôi vặn vẹo người liền nghe vài tiếng rắc rắc, lưng cũng nhẹ nhàng hẳn.
Tôi đảo mắt nhìn sơ lược sân bay.
"Thiếu gia," chợt một giọng vang lên từ phía sau: “Lâm Nhẫn thiếu gia!”
Trái tim tôi chợt giật thót một nhịp. Tôi nhíu chặt đôi mày, xoay người lại, hướng về nơi phát ra âm thanh. Đó là một chàng trai khoảng chừng hai mấy tuổi đầu, anh ta mặc hẳn một set đen từ trên xuống. Thoạt nhìn tôi đã đoán ra ngay, anh ta là người của cha đến đón mình.
Tôi vỗ vào lưng chú Mặc, đợi người quay sang, tôi lên tiếng: "Chú Mặc, cháu nghĩ ta không cần thiết phải thuê xe ngựa nữa đâu."
"Lý do?" Chú Mặc nghi hoặc.
Tôi nhẹ hất cằm.
Chú Mặc nhìn chằm chằm anh ta mới ngộ nhận lời tôi đang nói.
"Dân du ngoạn! Chào mừng các ngài đến với đất Việt, cụ thể là Sài Gòn thành." Gương mặt chàng trai sáng lạn tươi cười, "Tôi tên Duy, họ Quách, được bá tước đích thân phong làm vệ sĩ cho ngài, thưa thiếu gia."
Tôi nhếch mày.
Thực sự anh ta nói rất dài dòng. Nếu lúc đầu anh ta không giới thiệu, tôi đoán anh là hướng dẫn viên hơn là vệ sĩ. Nhưng tôi cũng lịch sự đáp lại, xem như không muốn mất lòng nhau, "Rất vui được gặp anh...! Tôi hi vọng mình không kỳ vọng nhầm người."
"Rõ!"
Chợt anh ta giơ tay đến trước mặt tôi, ý muốn bắt tay làm quen.
Tôi ngẩn người giây lát. Thần sắc tôi đông cứng. Miệng có chút vặn vẹo. Bầu không khí vì tôi mà trở nên ngượng ngạo.
May mắn là chú Mặc tinh tế liền nhận ra tôi có chút lạ lẫm. Chú nở một nụ cười thiện ý, thay tôi đồng thuận bắt lấy tay anh ta. Chú bảo anh ta rằng tôi bởi vì đi đường dài nên giờ rất mệt mỏi, thần sắc vì vậy nhợt nhạt, đôi khi phản xạ rất chậm chạp.
Anh ta dường như nắm được vấn đề, nên thu lại vẻ hoài nghi ban đầu, gương mặt giãn ra nhiều phần. Nói đoạn, anh ta cởi mở đưa chúng tôi về nghỉ ngơi sau đó đưa đi ăn.
"Được! Thế còn gì bằng..."
Tôi và chú Mặc đều là lần đầu đặt chân đến mảnh đất này. Tất nhiên chúng tôi sẽ không nghĩ gì nhiều mà chấp thuận những lời đề nghị anh ta đưa ra, thí dụ như đưa chúng tôi đến trung tâm hành chính cũng như chở chúng tôi đi dạo một vòng thành phố.
Và từ bao giờ, mọi lời nói hay suy nghĩ của tôi, chú Mặc đều thay tôi nắm hết sự tình. Tôi đứng về sau, nhìn rõ bóng lưng của hai người, tâm trí lại phảng phất hình ảnh lúc nãy, hình ảnh người vệ sĩ đưa bàn tay đến trước mặt mình.
Tôi chìm vào dòng suy nghĩ miên man.
Đừng hỏi tôi lý do tại sao? Bởi cũng giống như bao người, tôi cũng có nỗi sợ hãi, đó là cái bí mật của mình bị bật mí. Tôi biết chuyện này rất hoang đường, chắc chắn khi tôi kể đều sẽ nhận lại sự nghi hoặc, ấy thế mà vẫn còn một người tin vào cái chuyện ấy, người đó không ai khác chính là cha tôi. Nhưng thỉnh thoảng, tôi cảm thấy cha tôi còn đáng sợ hơn cái bí mật mình che dấu rất nhiều. Nghĩ đến đây, tôi bỗng chốc thấy rùng mình.
"Lâm Nhẫn!" Chú Mặc vỗ cái trán tôi, lên tiếng nhắc nhở: "Cháu còn tỉnh táo chứ?"
Tôi đoán mình đã khiến chú sợ hãi, nhưng mà tôi cũng chẳng buồn lên tiếng, chỉ gật gù cho xong chuyện.
"Ngài có chuyện gì sao?" Anh ta cúi người, lo lắng hỏi thăm tôi.
Tôi nhàn nhạt đáp: "Cảm ơn vì đã hỏi thăm. Tôi tốt hơn rất nhiều rồi."
Tôi nhanh chóng lấy lại thần sắc vốn có. Và thế là chúng tôi lên xe dạo quanh thành phố...
Nói là đất nước đang chiến tranh không hẳn sai.
Anh ta đáng lẽ nên đưa chúng tôi đến một nơi cảnh sắc mĩ miều một tý, thay vì một nơi đìu hiu mấy người. Tôi hạ thấp tầm nhìn xuống những kẻ gầy gò trong bộ quần áo rách rưới cầu xin từng đồng bạc lẻ, có hai ba kẻ có phải là đang ngủ không mà nhắm mắt nằm lăn lóc bên vệ đường.
Tôi đảo mắt nhìn về hướng chợ. Hai nơi tựa hồ hai thế giới đối nghịch nhau, một nơi hiu hắt một nơi đông kịt. Tuy vậy, tôi vẫn không thấy làm lạ, bởi lẽ những thứ như vậy nước nào mà chẳng có, điển hình là New York.
Người ta biết đến New York là thành phố hoa lệ, chứ đâu hay những kiếp người nghèo khổ ẩn mình trong khu ổ chuột. Tôi nói thế, sở dĩ con người chỉ tin vào những thứ họ thấy trước mắt, họ hiếm khi đặt mình vào người khác để cảm thông. Sự suy nghĩ nông cạn bởi lối sống ích kỷ càng tăng dần theo thời gian.
Những vòng người kín bưng đang dòm ngó vào bên trong. Tôi vốn chẳng bận tâm gì cứ bình tĩnh lướt ngang. Thế nào, tầm mắt tôi lại va vào trung tâm của ánh nhìn, nơi cái cổng sắt dày đặt những tờ giấy trắng.
Tôi sững người.
Nhiều người hoảng sợ đến mức hồn vía lên mây. Bậc cha mẹ dẫn con đến chợ không khỏi khủng hoảng, một số người bịt kín mắt không để bọn trẻ chứng kiến cảnh tượng khiếp đảm.
Trên cái cổng sắt kia, đầu một người đàn ông được gâm chặt vào cái mũi sắt được chìa ra ngoài. Lúc tôi đến gần, khuôn mặt ông ta một rõ ràng. Tôi không thể nào quên được nỗi sợ hãi trong ánh mắt ông, như thể ông ta đã thấy một điều gì đó rất đáng sợ. Cái trán lão ta nhô lên bởi mũi sắt xuyên qua, những vũng nâu sẫm màu vẫn còn đọng lại xung quanh mũi nhọn. Máu đã đông lại đến mức này, chứng tỏ lão đã chết cách đây một hai ngày.
Người đàn ông đó tầm cỡ trung niên. Đường nét gương mặt không giống dân bản địa. Tôi chắc chắn ngay lão là người Pháp, còn là người trong quân đội, chức vị ra sao vẫn còn chưa rõ.
Tôi lướt nhìn thật kỹ gương mặt người đàn ông. Bất chợt tôi liền nghe thấy một giọng nói rất khẽ, vừa đủ cho một mình tôi biết.
"Là lính của Tôn gia đây mà."
Tôn gia?
Tôi liếc mắt sang chủ nhân của giọng nói ấy, là anh Duy. Anh ta thẳng tắp nhìn vào tờ giấy trắng dán sát bên cạnh. Tôi hơi ngờ vực, cũng dồn hết ánh mắt vào tờ giấy kia.
Nội dung của tờ giấy như sau: Việt dân có mạng đòi mạng.
Ngắn gọn, nhưng hàm súc. Mọi câu chữ đủ điều kiện để làm lá thư dằn mặt người Pháp.
"Thế khác nào làm dân tình thêm đau khổ."
"Sao chúng chỉ biết nghĩ cho mỗi mình vậy?"
"Liều quá hóa điên là đây!"
Giọng điệu đám người đó chua chát đến khó nghe.
Tôi kéo tay áo chú Mặc ra hiệu quay lại xe ngựa.
Chúng tôi ngồi trên xe, không ai dám mở lời. Tôi nhìn chằm chằm chú Mặc, thần sắc không đổi có điều sắc mặt bỗng tối lại...
Có lẽ vì quá tập trung, tôi đã chẳng để ý đến mình dừng chân trước một tòa nhà tráng lệ từ khi nào.
"Đây là tòa hành chính của Sài Gòn!"
"Có lẽ mọi người hơi bất ngờ nhưng phía sau tòa nhà còn có trại giam giữ."
Tôi ngạc nhiên: "Thật à?"
"Không giống như Pháp, đất Việt nghèo nàn lạc hậu nên việc xây dựng các tòa nhà chính trị rất mất thời gian. Để xây dựng tòa án cũng phải tốn hơn bốn năm. Vì vậy để rút ngắn thời gian, họ đã dời các tòa nhà trọng tâm thành một khu."
Ra là vậy...!
Tôi cố nhìn thật rõ từng nét của tòa nhà, liền nghe thấy hàng loạt tiếng nổ như từng luồng kinh phong ập đến. Con ngựa bị dọa giật mình rú lên không ngừng. Nó sợ hãi vì tiếng nổ mà kéo cả cỗ xe chạy vào bên trong tòa nhà.
Ngựa mất tự chủ lao nhanh với tốc độ choáng ngợp. Tôi không kiểm soát được cơ thể nhanh chóng đỗ nhào về phía sau. Trong cơ hoảng loạng, chú Mặc kêu tôi thế nào tôi cũng không nghe thấy.
Con ngựa điên lao vào làn khói trắng.
Mẹ kiếp!
Tôi muốn chửi rủa hết những câu trong lòng. Làn khói dày đặc như muốn nuốt chửng hết chúng tôi. Tứ phía đâu đâu cũng truyền đến những tiếng la hét inh ỏi. Không gian chấn động đến đáng sợ.
"Thiếu gia!"
Bỗng chú Mặc từ đằng sau lao đến bên cạnh tôi, chú nhanh chóng bịt khăn vào miệng kêu tôi dùng nó mà rời khỏi đây.
Tôi loay hoay, dòm ra phía sau liền không thấy bóng dáng anh Duy đâu hết. Tôi cùng chú Mặc nhận ra sự việc bắt đầu quay ra tìm người. Tôi có thể đi một mình nhưng chú không thể rời xa tôi, đó cũng là lý do chúng tôi phải mất rất lâu mới tìm được anh ta.
Khi chúng tôi đến đã quá muộn màng. Thi thể anh Duy được phát hiện ở bãi đất. Toàn thân anh chi chít những vết dẫm của ngựa, mũi bị gãy, khuôn mặt gần như tan nát. Máu từ trong miệng anh chảy ra, loang trên nền đất.
Tim tôi gần như ngừng đập.
Thấy tôi bất động, chú Mặc chỉ còn cách xách tôi lên vai tìm đường chạy thoát. Tôi nghe tiếng thở của chú rất khó khăn mới cố gắng kéo mình về thực tại.
Tôi ép mình thật bình tĩnh. Đôi mắt tôi nhìn sâu hơn vào làn khói với hi vọng tìm được một chút ánh sáng từ bên ngoài.
Đoạn xuất hiện hàng loạt những âm thanh kinh hồn hét toang lên: "Không được để chúng chạy thoát!!!"
Chú Mặc như phát giác ra điều gì liền chạy vào một con hẻm nhỏ.
Tim tôi đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi ngực. Tôi nép mình vào tường nhìn ra bên ngoài xem sự tình. Ngay khi tôi trồi người ra, bỗng có hai cái bóng trắng từ đâu sượt ngang qua mặt, theo sau hai cái bóng ấy là đoàn người to con bậm trợn.
"Chúng ta tốt hơn hết nên rời khỏi đây!" Chú Mặc lên tiếng nhắc nhở.
"Có chuyện gì đó không tốt lắm đang xảy ra ở nơi này..."
Lời của chú nói tôi đều nghe không rõ. Tôi lại nhớ đến hai cái bóng trắng vừa lướt ngang mình. Trong khoảnh khắc ấy, tôi thoáng thấy hai đứa trẻ trạc cỡ mình kéo nhau chạy vào rừng.
Linh cảm tôi mách bảo hai đứa trẻ đó ất hẳn có vấn đề.
Nghĩ thế, tôi nhanh chóng quay sang người đàn ông kế bên mình, "Chú Mặc, ta đi thôi! Nhưng không phải chạy trốn..." chú sững sờ nhìn tôi, "chúng ta sẽ làm đại sự."
Đám lính đi hết, tôi liền chạy ào ra như bay. Bên tai phảng phất thanh âm hốt hoảng của chú Mặc: "Thiếu gia!!!"
Nếu người con yêu vì mọi người mà hi sinh, con có chấp nhận không...?"
"..."
Tôi lấy hai ngón tay day day thái dương mình. Lời nói của cha vẫn còn luẩn quẩn trong đầu tôi như nó đã ăn sâu vào ký ức từ khi tôi còn nhỏ. Tôi cảm thấy đầu mình đau như búa bổ, ai nói gì tôi cũng tỏ ra khó chịu, thậm chí tôi còn dọa một thằng nhóc 3 tuổi phải khóc nức nở cạnh mình.
Mẹ thằng bé kia còn nói chuyện của tôi với những hành khách khác trên chuyến bay. Bà ta cho rằng tôi muốn gây sự nên bắt tôi nghe bà ta giảng đạo. Cơ mà tôi nào có để tâm đến, những lời lẽ kia của bà ta tôi còn chẳng lọt được mấy chữ, thế nên tôi tôi nhắm mắt ngủ một giấc cho yên ổn.
Đang ngủ rất ngon, tôi bỗng nghe thấy thằng oắt cạnh mình hét toang lên, tôi mới nhận ra máy bay chuẩn bị đáp xuống. Tiếp đó, theo cách vận hành thông thường, tiếp viên hàng không sẽ đọc một câu rất dài. Đại khái, cô ấy sẽ nói cho chúng tôi biết thời gian hay nhiệt độ hiện tại bên ngoài rồi chúc chúng tôi một ngày tốt đẹp trước khi kết thúc chuyến bay.
"Thật nhẹ nhõm!"
Tôi hít một hơi sâu, tận hưởng không khí trong lành bên ngoài. Bay tận từ Pháp đến đây, tổng thời gian của cả chuyến lên đến năm tiếng đồng hồ. Thân thể đau nhức, tôi vặn vẹo người liền nghe vài tiếng rắc rắc, lưng cũng nhẹ nhàng hẳn.
Tôi đảo mắt nhìn sơ lược sân bay.
"Thiếu gia," chợt một giọng vang lên từ phía sau: “Lâm Nhẫn thiếu gia!”
Trái tim tôi chợt giật thót một nhịp. Tôi nhíu chặt đôi mày, xoay người lại, hướng về nơi phát ra âm thanh. Đó là một chàng trai khoảng chừng hai mấy tuổi đầu, anh ta mặc hẳn một set đen từ trên xuống. Thoạt nhìn tôi đã đoán ra ngay, anh ta là người của cha đến đón mình.
Tôi vỗ vào lưng chú Mặc, đợi người quay sang, tôi lên tiếng: "Chú Mặc, cháu nghĩ ta không cần thiết phải thuê xe ngựa nữa đâu."
"Lý do?" Chú Mặc nghi hoặc.
Tôi nhẹ hất cằm.
Chú Mặc nhìn chằm chằm anh ta mới ngộ nhận lời tôi đang nói.
"Dân du ngoạn! Chào mừng các ngài đến với đất Việt, cụ thể là Sài Gòn thành." Gương mặt chàng trai sáng lạn tươi cười, "Tôi tên Duy, họ Quách, được bá tước đích thân phong làm vệ sĩ cho ngài, thưa thiếu gia."
Tôi nhếch mày.
Thực sự anh ta nói rất dài dòng. Nếu lúc đầu anh ta không giới thiệu, tôi đoán anh là hướng dẫn viên hơn là vệ sĩ. Nhưng tôi cũng lịch sự đáp lại, xem như không muốn mất lòng nhau, "Rất vui được gặp anh...! Tôi hi vọng mình không kỳ vọng nhầm người."
"Rõ!"
Chợt anh ta giơ tay đến trước mặt tôi, ý muốn bắt tay làm quen.
Tôi ngẩn người giây lát. Thần sắc tôi đông cứng. Miệng có chút vặn vẹo. Bầu không khí vì tôi mà trở nên ngượng ngạo.
May mắn là chú Mặc tinh tế liền nhận ra tôi có chút lạ lẫm. Chú nở một nụ cười thiện ý, thay tôi đồng thuận bắt lấy tay anh ta. Chú bảo anh ta rằng tôi bởi vì đi đường dài nên giờ rất mệt mỏi, thần sắc vì vậy nhợt nhạt, đôi khi phản xạ rất chậm chạp.
Anh ta dường như nắm được vấn đề, nên thu lại vẻ hoài nghi ban đầu, gương mặt giãn ra nhiều phần. Nói đoạn, anh ta cởi mở đưa chúng tôi về nghỉ ngơi sau đó đưa đi ăn.
"Được! Thế còn gì bằng..."
Tôi và chú Mặc đều là lần đầu đặt chân đến mảnh đất này. Tất nhiên chúng tôi sẽ không nghĩ gì nhiều mà chấp thuận những lời đề nghị anh ta đưa ra, thí dụ như đưa chúng tôi đến trung tâm hành chính cũng như chở chúng tôi đi dạo một vòng thành phố.
Và từ bao giờ, mọi lời nói hay suy nghĩ của tôi, chú Mặc đều thay tôi nắm hết sự tình. Tôi đứng về sau, nhìn rõ bóng lưng của hai người, tâm trí lại phảng phất hình ảnh lúc nãy, hình ảnh người vệ sĩ đưa bàn tay đến trước mặt mình.
Tôi chìm vào dòng suy nghĩ miên man.
Đừng hỏi tôi lý do tại sao? Bởi cũng giống như bao người, tôi cũng có nỗi sợ hãi, đó là cái bí mật của mình bị bật mí. Tôi biết chuyện này rất hoang đường, chắc chắn khi tôi kể đều sẽ nhận lại sự nghi hoặc, ấy thế mà vẫn còn một người tin vào cái chuyện ấy, người đó không ai khác chính là cha tôi. Nhưng thỉnh thoảng, tôi cảm thấy cha tôi còn đáng sợ hơn cái bí mật mình che dấu rất nhiều. Nghĩ đến đây, tôi bỗng chốc thấy rùng mình.
"Lâm Nhẫn!" Chú Mặc vỗ cái trán tôi, lên tiếng nhắc nhở: "Cháu còn tỉnh táo chứ?"
Tôi đoán mình đã khiến chú sợ hãi, nhưng mà tôi cũng chẳng buồn lên tiếng, chỉ gật gù cho xong chuyện.
"Ngài có chuyện gì sao?" Anh ta cúi người, lo lắng hỏi thăm tôi.
Tôi nhàn nhạt đáp: "Cảm ơn vì đã hỏi thăm. Tôi tốt hơn rất nhiều rồi."
Tôi nhanh chóng lấy lại thần sắc vốn có. Và thế là chúng tôi lên xe dạo quanh thành phố...
Nói là đất nước đang chiến tranh không hẳn sai.
Anh ta đáng lẽ nên đưa chúng tôi đến một nơi cảnh sắc mĩ miều một tý, thay vì một nơi đìu hiu mấy người. Tôi hạ thấp tầm nhìn xuống những kẻ gầy gò trong bộ quần áo rách rưới cầu xin từng đồng bạc lẻ, có hai ba kẻ có phải là đang ngủ không mà nhắm mắt nằm lăn lóc bên vệ đường.
Tôi đảo mắt nhìn về hướng chợ. Hai nơi tựa hồ hai thế giới đối nghịch nhau, một nơi hiu hắt một nơi đông kịt. Tuy vậy, tôi vẫn không thấy làm lạ, bởi lẽ những thứ như vậy nước nào mà chẳng có, điển hình là New York.
Người ta biết đến New York là thành phố hoa lệ, chứ đâu hay những kiếp người nghèo khổ ẩn mình trong khu ổ chuột. Tôi nói thế, sở dĩ con người chỉ tin vào những thứ họ thấy trước mắt, họ hiếm khi đặt mình vào người khác để cảm thông. Sự suy nghĩ nông cạn bởi lối sống ích kỷ càng tăng dần theo thời gian.
Những vòng người kín bưng đang dòm ngó vào bên trong. Tôi vốn chẳng bận tâm gì cứ bình tĩnh lướt ngang. Thế nào, tầm mắt tôi lại va vào trung tâm của ánh nhìn, nơi cái cổng sắt dày đặt những tờ giấy trắng.
Tôi sững người.
Nhiều người hoảng sợ đến mức hồn vía lên mây. Bậc cha mẹ dẫn con đến chợ không khỏi khủng hoảng, một số người bịt kín mắt không để bọn trẻ chứng kiến cảnh tượng khiếp đảm.
Trên cái cổng sắt kia, đầu một người đàn ông được gâm chặt vào cái mũi sắt được chìa ra ngoài. Lúc tôi đến gần, khuôn mặt ông ta một rõ ràng. Tôi không thể nào quên được nỗi sợ hãi trong ánh mắt ông, như thể ông ta đã thấy một điều gì đó rất đáng sợ. Cái trán lão ta nhô lên bởi mũi sắt xuyên qua, những vũng nâu sẫm màu vẫn còn đọng lại xung quanh mũi nhọn. Máu đã đông lại đến mức này, chứng tỏ lão đã chết cách đây một hai ngày.
Người đàn ông đó tầm cỡ trung niên. Đường nét gương mặt không giống dân bản địa. Tôi chắc chắn ngay lão là người Pháp, còn là người trong quân đội, chức vị ra sao vẫn còn chưa rõ.
Tôi lướt nhìn thật kỹ gương mặt người đàn ông. Bất chợt tôi liền nghe thấy một giọng nói rất khẽ, vừa đủ cho một mình tôi biết.
"Là lính của Tôn gia đây mà."
Tôn gia?
Tôi liếc mắt sang chủ nhân của giọng nói ấy, là anh Duy. Anh ta thẳng tắp nhìn vào tờ giấy trắng dán sát bên cạnh. Tôi hơi ngờ vực, cũng dồn hết ánh mắt vào tờ giấy kia.
Nội dung của tờ giấy như sau: Việt dân có mạng đòi mạng.
Ngắn gọn, nhưng hàm súc. Mọi câu chữ đủ điều kiện để làm lá thư dằn mặt người Pháp.
"Thế khác nào làm dân tình thêm đau khổ."
"Sao chúng chỉ biết nghĩ cho mỗi mình vậy?"
"Liều quá hóa điên là đây!"
Giọng điệu đám người đó chua chát đến khó nghe.
Tôi kéo tay áo chú Mặc ra hiệu quay lại xe ngựa.
Chúng tôi ngồi trên xe, không ai dám mở lời. Tôi nhìn chằm chằm chú Mặc, thần sắc không đổi có điều sắc mặt bỗng tối lại...
Có lẽ vì quá tập trung, tôi đã chẳng để ý đến mình dừng chân trước một tòa nhà tráng lệ từ khi nào.
"Đây là tòa hành chính của Sài Gòn!"
"Có lẽ mọi người hơi bất ngờ nhưng phía sau tòa nhà còn có trại giam giữ."
Tôi ngạc nhiên: "Thật à?"
"Không giống như Pháp, đất Việt nghèo nàn lạc hậu nên việc xây dựng các tòa nhà chính trị rất mất thời gian. Để xây dựng tòa án cũng phải tốn hơn bốn năm. Vì vậy để rút ngắn thời gian, họ đã dời các tòa nhà trọng tâm thành một khu."
Ra là vậy...!
Tôi cố nhìn thật rõ từng nét của tòa nhà, liền nghe thấy hàng loạt tiếng nổ như từng luồng kinh phong ập đến. Con ngựa bị dọa giật mình rú lên không ngừng. Nó sợ hãi vì tiếng nổ mà kéo cả cỗ xe chạy vào bên trong tòa nhà.
Ngựa mất tự chủ lao nhanh với tốc độ choáng ngợp. Tôi không kiểm soát được cơ thể nhanh chóng đỗ nhào về phía sau. Trong cơ hoảng loạng, chú Mặc kêu tôi thế nào tôi cũng không nghe thấy.
Con ngựa điên lao vào làn khói trắng.
Mẹ kiếp!
Tôi muốn chửi rủa hết những câu trong lòng. Làn khói dày đặc như muốn nuốt chửng hết chúng tôi. Tứ phía đâu đâu cũng truyền đến những tiếng la hét inh ỏi. Không gian chấn động đến đáng sợ.
"Thiếu gia!"
Bỗng chú Mặc từ đằng sau lao đến bên cạnh tôi, chú nhanh chóng bịt khăn vào miệng kêu tôi dùng nó mà rời khỏi đây.
Tôi loay hoay, dòm ra phía sau liền không thấy bóng dáng anh Duy đâu hết. Tôi cùng chú Mặc nhận ra sự việc bắt đầu quay ra tìm người. Tôi có thể đi một mình nhưng chú không thể rời xa tôi, đó cũng là lý do chúng tôi phải mất rất lâu mới tìm được anh ta.
Khi chúng tôi đến đã quá muộn màng. Thi thể anh Duy được phát hiện ở bãi đất. Toàn thân anh chi chít những vết dẫm của ngựa, mũi bị gãy, khuôn mặt gần như tan nát. Máu từ trong miệng anh chảy ra, loang trên nền đất.
Tim tôi gần như ngừng đập.
Thấy tôi bất động, chú Mặc chỉ còn cách xách tôi lên vai tìm đường chạy thoát. Tôi nghe tiếng thở của chú rất khó khăn mới cố gắng kéo mình về thực tại.
Tôi ép mình thật bình tĩnh. Đôi mắt tôi nhìn sâu hơn vào làn khói với hi vọng tìm được một chút ánh sáng từ bên ngoài.
Đoạn xuất hiện hàng loạt những âm thanh kinh hồn hét toang lên: "Không được để chúng chạy thoát!!!"
Chú Mặc như phát giác ra điều gì liền chạy vào một con hẻm nhỏ.
Tim tôi đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi ngực. Tôi nép mình vào tường nhìn ra bên ngoài xem sự tình. Ngay khi tôi trồi người ra, bỗng có hai cái bóng trắng từ đâu sượt ngang qua mặt, theo sau hai cái bóng ấy là đoàn người to con bậm trợn.
"Chúng ta tốt hơn hết nên rời khỏi đây!" Chú Mặc lên tiếng nhắc nhở.
"Có chuyện gì đó không tốt lắm đang xảy ra ở nơi này..."
Lời của chú nói tôi đều nghe không rõ. Tôi lại nhớ đến hai cái bóng trắng vừa lướt ngang mình. Trong khoảnh khắc ấy, tôi thoáng thấy hai đứa trẻ trạc cỡ mình kéo nhau chạy vào rừng.
Linh cảm tôi mách bảo hai đứa trẻ đó ất hẳn có vấn đề.
Nghĩ thế, tôi nhanh chóng quay sang người đàn ông kế bên mình, "Chú Mặc, ta đi thôi! Nhưng không phải chạy trốn..." chú sững sờ nhìn tôi, "chúng ta sẽ làm đại sự."
Đám lính đi hết, tôi liền chạy ào ra như bay. Bên tai phảng phất thanh âm hốt hoảng của chú Mặc: "Thiếu gia!!!"
Nhận xét về Bi Thương Hóa Thành Sao Trời