Chương 5: Hoá ra là anh.
Bảy giờ tối, Quân dọn dẹp mấy vành xe méo, chất thành một đống rồi đẩy vào kho.
Xong xuôi anh ngồi xuống vá nốt chiếc xe còn lại.
Lúc đó chú Trần đang ngồi xổm ngoài cửa để tám dóc với ông chú bụng bia nhà hàng xóm, thấy anh cần mẫn vá xe, chú ấy bèn bảo: "Thôi cứ để đó tẹo chú làm cho, muộn rồi đấy, cháu về nhà ăn cơm đi."
"Còn một cái thôi, nốt cái này thì cháu về." Anh không ngẩng đầu lên, chỉ cẩn thận cho miếng săm xe vào chậu nước, tìm chỗ bị thủng rồi tỉ mỉ vá lại.
Chú Trần thở dài, ông chưa bao giờ thấy thằng nhóc nào cứng đầu như thế.
Lần đầu tiên chú Trần gặp anh là đầu năm ngoái, một chàng trai cao lớn và gầy gò, dắt chiếc xe đạp cũ đến cửa tiệm của ông để sửa xe.
Trong lúc chờ đợi anh hỏi ông có nhận người nữa không?
Chú Trần hỏi: "Cậu có thể làm gì?"
Anh trả lời một cách vô cùng kiên định: "Cái gì cũng làm."
Ánh mắt sắc bén và đầy ngoan cố của anh khiến chú Trần hơi ngạc nhiên, ông tò mò một chàng trai chạc tuổi này sao lại có thái độ mạnh mẽ như thế.
Nhưng đáng tiếc ông không nhận người mới càng không thể nhận học sinh nên đành phải từ chối.
Lúc ấy anh không nói gì cả, không cầu xin cũng không níu kéo, sửa xe xong thì lập tức rời đi.
Mấy bữa sau chú Trần mới biết cậu nhóc đó là cháu trai của cặp vợ chồng già sống ở cuối ngõ. Hình như họ mới chuyển đến đây vài ngày nên chú Trần không biết.
Hôm đó ầm ĩ lắm, thằng nhóc trốn học đi làm phụ bàn, bị ông bà bắt được. Ông nó bắt nó quỳ dưới nền bê tông rồi dùng gậy đánh nó, tiếng khóc của bà lão và đứa nhỏ trong nhà vang vọng khắp nơi khiến ai cũng nghe thấy. Chú Trần cũng chạy ra hóng chuyện.
Dù bị đánh đến rách cả áo nhưng thằng nhóc ấy vẫn không biết đường mà tránh, không hề khóc, cũng không hề kêu đau. Nó chỉ nhăn mặt và im lặng chịu đánh. Ánh mắt ấy giống hệt như lần đầu tiên ông gặp nó, quật cường và ngoan cố đến không tả nổi.
Có lẽ cũng vì ánh mắt ấy nên chú Trần mới nhận anh vào làm, ông thấy anh đáng thương nên dạy anh mấy việc đơn giản, để anh phụ ông rồi trả cho anh chút tiền. Nhưng thằng nhóc này rất có trách nhiệm, dù ông không yêu cầu, nó cũng làm hết sức, mỗi ngày tan học đều đến chỗ ông đến 7, 8 giờ tối. Cho dù ông không dạy cũng tự học lỏm rồi xông vào làm.
Chú Trần từng bảo: "Hà cớ gì phải khổ như thế, chú bảo làm gì thì cứ làm thôi."
Nhưng mà anh nói: "Cháu cầm tiền của chú đâu phải để ngồi chơi."
Sau khi vá xe xong, anh nhúng tay vào chậu nước, rửa qua loa rồi mới đứng dậy: "Cháu về đây."
"Ừ, nhớ kiểm tra điện thoại đấy. Lần sau ông bà gọi thì nghe máy đi, đừng có bận quá mà quên, họ lo đấy."
Hồi nãy thấy anh mãi không về nên ông nội anh phải gọi cho chú Trần, thằng nhóc này có một thói quen xấu, mỗi khi tập trung làm gì đó lại không thèm để ý điện thoại, mãi mà không sửa được.
Quân gật gù khoác ba lô ra khỏi tiệm, anh vừa đi bộ vừa kiểm tra lại điện thoại.
Ngoài hai cuộc gọi nhỡ của ông còn có tin nhắn của thằng Dũng: [Dạo này có thiếu việc không?]
Anh nhắn lại: [Lúc nào cũng thiếu]
Chẳng bao lâu sau, Dũng trả lời:
[Phụ bàn bán thời gian, 1 ca 4 tiếng 280k, có làm không?]
[Tuyển học sinh?] Ngày trước anh từng làm phụ bàn nhưng hiếm có chỗ tuyển học sinh cấp ba, hơn nữa lương lậu cũng chẳng đáng bao nhiêu.
[Chỗ người quen.]
Thảo nào.
[Có làm.]
[Ngày mai tao dẫn mày qua.]
[Cảm ơn.]
[Không cần.]
Anh quen thằng Dũng từ hồi tiểu học, sau này còn học chung cả cấp hai lẫn cấp ba, lúc anh gặp khó khăn nó cũng giúp anh rất nhiều. Tính ra từ đó đến giờ đa số những việc tốt anh nhận được đều do nó giới thiệu nên anh thực sự rất biết ơn nó.
...
Hôm sau là thứ bảy nên Trang và Mai rủ nhau đi nhà sách để mua đồ dùng học tập, chuẩn bị cho năm học mới.
Ông Cường bảo: "Có cần ba đưa đi không?"
"Không cần đâu, ba bận mà."
"Hôm nay ba rảnh, chỉ có cuộc hẹn phỏng vấn lúc đầu giờ chiều thôi." Ông Cường rót cho cô một cốc sữa đã hâm nóng.
Trang nhận cốc sữa và hỏi: "Có người ứng tuyển rồi ạ?"
"Có vài người, với cả hôm qua thằng Dũng giới thiệu cho ba một người nữa."
"Ai thế ạ?" Hôm qua lúc anh Dũng hỏi, cô cứ tưởng anh ấy đùa. Anh ấy giới thiệu việc làm cho ai kia chứ? Bạn của anh ấy cũng đâu thiếu tiền.
"Không biết, hình như là học sinh trường con đấy, nghe bảo thằng bé có hoàn cảnh đáng thương lắm nên hôm nay ba gặp thử xem sao."
"Con tưởng ba bảo làm phục vụ mà không ổn thì dễ toang lắm? Tuyển học sinh có đáng tin không?"
"Dũng bảo thằng nhóc ấy từng chạy bàn rồi."
Anh Dũng mà quen một người như thế sao? Khó tin thật đấy.
"Thôi, uống xong thì ra xe ba chở, chứ nắng thế kia, hai đứa đi xe điện thì khổ lắm."
"Dạ."
Ông Cường xoa đầu cô rồi đứng dậy lên lầu lấy chìa khoá.
Hai người đến nhà Mai để đón cô ấy trước, sau đó dạo một vòng quanh nhà sách rồi lại đến trung tâm thương mại, mua hết đồ dùng cần thiết thì ông Cường dẫn bọn cô đi ăn và đưa Mai về nhà.
Xong xuôi đâu đấy cũng gần một giờ chiều, ông Cường tính đưa Trang về trước rồi mới quay lại cửa hàng nhưng Trang nhất quyết đòi đi theo.
Cô tò mò không biết người bạn đó của anh Dũng là ai mà anh ấy phải tốn công tìm việc hộ người đó.
Khi họ đến nơi, cửa hàng đang trong giờ đóng cửa để chuẩn bị cho ca bán buổi chiều. Mấy nhân viên đang dọn dẹp bàn ghế và tám chuyện với nhau.
Ông Cường hỏi: "Người mới đâu?"
Chú quản lý cửa hàng chỉ tay lên tầng: "Ở phòng chờ trên kia."
"Đứa nhóc hôm qua tôi bảo cậu..."
"Lúc nãy cậu Dũng vừa đưa bạn đến, tôi cũng bảo họ lên đó chờ rồi."
"Được rồi." Ông Cường gật gù rồi quay sang dặn dò cô: "Con làm gì thì làm, đừng quấy rầy cô chú nhé."
"Cho con theo với, con cũng muốn xem nhân viên mới."
Ông Cường không phản đối, Trang cứ thế mà chạy theo sau.
Cửa hàng thịt nướng của ba cô có hai tầng, tầng một được trang trí theo phong cách của mấy nhà hàng châu âu còn tầng trên vốn dĩ là sân thượng, sau khi sửa chữa và bày biện thì trở thành điểm ăn ngoài trời, ở đó thoáng mát hơn, phong cảnh đẹp hơn nên khách khứa rất thích đặt bàn ở trên đó.
Ở góc cầu thang đi lên tầng trên có một phòng chờ nhỏ, bình thường đó là chỗ để nhân viên nghỉ ngơi.
Khi cánh cửa gỗ mở ra, trước mặt cô là năm người cả nam lẫn nữ. Anh Dũng ngồi ngay gần cửa, bên cạnh anh ấy là anh trai xe đạp cô vừa gặp hôm trước.
"Hoá ra là anh." Trang không tự chủ được thốt lên.
Anh trai cũng hơi sửng sốt, anh không nghĩ sẽ gặp lại cô ở đây.
Xong xuôi anh ngồi xuống vá nốt chiếc xe còn lại.
Lúc đó chú Trần đang ngồi xổm ngoài cửa để tám dóc với ông chú bụng bia nhà hàng xóm, thấy anh cần mẫn vá xe, chú ấy bèn bảo: "Thôi cứ để đó tẹo chú làm cho, muộn rồi đấy, cháu về nhà ăn cơm đi."
"Còn một cái thôi, nốt cái này thì cháu về." Anh không ngẩng đầu lên, chỉ cẩn thận cho miếng săm xe vào chậu nước, tìm chỗ bị thủng rồi tỉ mỉ vá lại.
Chú Trần thở dài, ông chưa bao giờ thấy thằng nhóc nào cứng đầu như thế.
Lần đầu tiên chú Trần gặp anh là đầu năm ngoái, một chàng trai cao lớn và gầy gò, dắt chiếc xe đạp cũ đến cửa tiệm của ông để sửa xe.
Trong lúc chờ đợi anh hỏi ông có nhận người nữa không?
Chú Trần hỏi: "Cậu có thể làm gì?"
Anh trả lời một cách vô cùng kiên định: "Cái gì cũng làm."
Ánh mắt sắc bén và đầy ngoan cố của anh khiến chú Trần hơi ngạc nhiên, ông tò mò một chàng trai chạc tuổi này sao lại có thái độ mạnh mẽ như thế.
Nhưng đáng tiếc ông không nhận người mới càng không thể nhận học sinh nên đành phải từ chối.
Lúc ấy anh không nói gì cả, không cầu xin cũng không níu kéo, sửa xe xong thì lập tức rời đi.
Mấy bữa sau chú Trần mới biết cậu nhóc đó là cháu trai của cặp vợ chồng già sống ở cuối ngõ. Hình như họ mới chuyển đến đây vài ngày nên chú Trần không biết.
Hôm đó ầm ĩ lắm, thằng nhóc trốn học đi làm phụ bàn, bị ông bà bắt được. Ông nó bắt nó quỳ dưới nền bê tông rồi dùng gậy đánh nó, tiếng khóc của bà lão và đứa nhỏ trong nhà vang vọng khắp nơi khiến ai cũng nghe thấy. Chú Trần cũng chạy ra hóng chuyện.
Dù bị đánh đến rách cả áo nhưng thằng nhóc ấy vẫn không biết đường mà tránh, không hề khóc, cũng không hề kêu đau. Nó chỉ nhăn mặt và im lặng chịu đánh. Ánh mắt ấy giống hệt như lần đầu tiên ông gặp nó, quật cường và ngoan cố đến không tả nổi.
Có lẽ cũng vì ánh mắt ấy nên chú Trần mới nhận anh vào làm, ông thấy anh đáng thương nên dạy anh mấy việc đơn giản, để anh phụ ông rồi trả cho anh chút tiền. Nhưng thằng nhóc này rất có trách nhiệm, dù ông không yêu cầu, nó cũng làm hết sức, mỗi ngày tan học đều đến chỗ ông đến 7, 8 giờ tối. Cho dù ông không dạy cũng tự học lỏm rồi xông vào làm.
Chú Trần từng bảo: "Hà cớ gì phải khổ như thế, chú bảo làm gì thì cứ làm thôi."
Nhưng mà anh nói: "Cháu cầm tiền của chú đâu phải để ngồi chơi."
Sau khi vá xe xong, anh nhúng tay vào chậu nước, rửa qua loa rồi mới đứng dậy: "Cháu về đây."
"Ừ, nhớ kiểm tra điện thoại đấy. Lần sau ông bà gọi thì nghe máy đi, đừng có bận quá mà quên, họ lo đấy."
Hồi nãy thấy anh mãi không về nên ông nội anh phải gọi cho chú Trần, thằng nhóc này có một thói quen xấu, mỗi khi tập trung làm gì đó lại không thèm để ý điện thoại, mãi mà không sửa được.
Quân gật gù khoác ba lô ra khỏi tiệm, anh vừa đi bộ vừa kiểm tra lại điện thoại.
Ngoài hai cuộc gọi nhỡ của ông còn có tin nhắn của thằng Dũng: [Dạo này có thiếu việc không?]
Anh nhắn lại: [Lúc nào cũng thiếu]
Chẳng bao lâu sau, Dũng trả lời:
[Phụ bàn bán thời gian, 1 ca 4 tiếng 280k, có làm không?]
[Tuyển học sinh?] Ngày trước anh từng làm phụ bàn nhưng hiếm có chỗ tuyển học sinh cấp ba, hơn nữa lương lậu cũng chẳng đáng bao nhiêu.
[Chỗ người quen.]
Thảo nào.
[Có làm.]
[Ngày mai tao dẫn mày qua.]
[Cảm ơn.]
[Không cần.]
Anh quen thằng Dũng từ hồi tiểu học, sau này còn học chung cả cấp hai lẫn cấp ba, lúc anh gặp khó khăn nó cũng giúp anh rất nhiều. Tính ra từ đó đến giờ đa số những việc tốt anh nhận được đều do nó giới thiệu nên anh thực sự rất biết ơn nó.
...
Hôm sau là thứ bảy nên Trang và Mai rủ nhau đi nhà sách để mua đồ dùng học tập, chuẩn bị cho năm học mới.
Ông Cường bảo: "Có cần ba đưa đi không?"
"Không cần đâu, ba bận mà."
"Hôm nay ba rảnh, chỉ có cuộc hẹn phỏng vấn lúc đầu giờ chiều thôi." Ông Cường rót cho cô một cốc sữa đã hâm nóng.
Trang nhận cốc sữa và hỏi: "Có người ứng tuyển rồi ạ?"
"Có vài người, với cả hôm qua thằng Dũng giới thiệu cho ba một người nữa."
"Ai thế ạ?" Hôm qua lúc anh Dũng hỏi, cô cứ tưởng anh ấy đùa. Anh ấy giới thiệu việc làm cho ai kia chứ? Bạn của anh ấy cũng đâu thiếu tiền.
"Không biết, hình như là học sinh trường con đấy, nghe bảo thằng bé có hoàn cảnh đáng thương lắm nên hôm nay ba gặp thử xem sao."
"Con tưởng ba bảo làm phục vụ mà không ổn thì dễ toang lắm? Tuyển học sinh có đáng tin không?"
"Dũng bảo thằng nhóc ấy từng chạy bàn rồi."
Anh Dũng mà quen một người như thế sao? Khó tin thật đấy.
"Thôi, uống xong thì ra xe ba chở, chứ nắng thế kia, hai đứa đi xe điện thì khổ lắm."
"Dạ."
Ông Cường xoa đầu cô rồi đứng dậy lên lầu lấy chìa khoá.
Hai người đến nhà Mai để đón cô ấy trước, sau đó dạo một vòng quanh nhà sách rồi lại đến trung tâm thương mại, mua hết đồ dùng cần thiết thì ông Cường dẫn bọn cô đi ăn và đưa Mai về nhà.
Xong xuôi đâu đấy cũng gần một giờ chiều, ông Cường tính đưa Trang về trước rồi mới quay lại cửa hàng nhưng Trang nhất quyết đòi đi theo.
Cô tò mò không biết người bạn đó của anh Dũng là ai mà anh ấy phải tốn công tìm việc hộ người đó.
Khi họ đến nơi, cửa hàng đang trong giờ đóng cửa để chuẩn bị cho ca bán buổi chiều. Mấy nhân viên đang dọn dẹp bàn ghế và tám chuyện với nhau.
Ông Cường hỏi: "Người mới đâu?"
Chú quản lý cửa hàng chỉ tay lên tầng: "Ở phòng chờ trên kia."
"Đứa nhóc hôm qua tôi bảo cậu..."
"Lúc nãy cậu Dũng vừa đưa bạn đến, tôi cũng bảo họ lên đó chờ rồi."
"Được rồi." Ông Cường gật gù rồi quay sang dặn dò cô: "Con làm gì thì làm, đừng quấy rầy cô chú nhé."
"Cho con theo với, con cũng muốn xem nhân viên mới."
Ông Cường không phản đối, Trang cứ thế mà chạy theo sau.
Cửa hàng thịt nướng của ba cô có hai tầng, tầng một được trang trí theo phong cách của mấy nhà hàng châu âu còn tầng trên vốn dĩ là sân thượng, sau khi sửa chữa và bày biện thì trở thành điểm ăn ngoài trời, ở đó thoáng mát hơn, phong cảnh đẹp hơn nên khách khứa rất thích đặt bàn ở trên đó.
Ở góc cầu thang đi lên tầng trên có một phòng chờ nhỏ, bình thường đó là chỗ để nhân viên nghỉ ngơi.
Khi cánh cửa gỗ mở ra, trước mặt cô là năm người cả nam lẫn nữ. Anh Dũng ngồi ngay gần cửa, bên cạnh anh ấy là anh trai xe đạp cô vừa gặp hôm trước.
"Hoá ra là anh." Trang không tự chủ được thốt lên.
Anh trai cũng hơi sửng sốt, anh không nghĩ sẽ gặp lại cô ở đây.
Nhận xét về Ai Cứu Vớt Ai