Chương 5: Hãy sống cho mình!
168 GIỜ
CHƯƠNG 5: Thầm thì
Đêm dần buông, xa xa ngoài kia, từng con phố lại lên đèn, người xe vẫn tấp nập, sự nhộn nhịp của thành phố không nghỉ. Trong phòng bệnh chỉ còn lại mẹ và tôi, mẹ đứng cạnh cửa sổ, ngắm cảnh thành phố về đêm, từ chiều đến giờ, từ lúc tiễn mẹ con Tùng đi về, mẹ vẫn chưa nói lời nào với tôi, mẹ cứ đứng đó. Tôi sẽ chẳng thể nào biết được, những giây phút im lặng ấy, mẹ không thể diễn đạt bằng lời mà chỉ có thể để trái tim lên tiếng, mẹ đã khóc, từng giọt nước mắt không ngừng lăn dài trên khuôn mặt nhỏ nhắn, có phần gầy guộc của mẹ, mẹ để mặc cho từng trận gió mùa đông thổi vào mặt mẹ rồi mang từng giọt nước mắt hòa vào không trung, có lẽ gió lấy đi tâm sự của mẹ.
“Ánh Nhật này, mẹ xin lỗi nhé!” – Tôi nghe giọng mẹ run run – “Có lẽ con đã mệt lắm đúng không? Mẹ cũng vậy, mẹ cũng mệt lắm, nhưng mẹ xin lỗi vì đã không nghĩ cho con. Con biết vì sao mẹ quyết định ly hôn bố không? Vì mẹ nghĩ nó sẽ tốt cho con, mẹ thật ngốc có đúng không? Mẹ sợ chuyện bố mẹ cãi nhau sẽ ảnh hưởng đến con, sợ con buồn rầu rồi trầm cảm, sợ con tổn thương mỗi khi bố say xỉn, mẹ sợ nền tảng gia đình sẽ làm hư con đi. Nhưng mẹ chưa từng hỏi con có đồng ý hay hài lòng với những điều đó hay không. Mẹ xin lỗi vì đã không để ý đến cảm nhận của con.”
Mẹ vuốt tóc tôi rồi nói tiếp.
“Con biết không, mẹ muốn con thật giỏi giang để sau này khi bước ra ngoài xã hội, con sẽ không bị người khác khinh khi, con sẽ ngẩng cao đầu mà bước đi. Mẹ sợ con sẽ phải trải qua những điều giống như mẹ, con cũng biết là nhà ông bà ngoại không hề khá giả, lúc nhỏ mẹ từng bị bạn bè trêu ghẹo là đồ nhà nghèo, bạn bè trêu mẹ vì có bố mẹ không ăn học cao, có bố mẹ là những người lao động tay chân, có một thời mẹ từng rất buồn vì điều đó, nhưng chưa bao giờ mẹ cảm thấy xấu hổ về ông bà ngoại, chưa bao giờ mẹ mặc cảm về ông bà ngoại là những người làm nông, mẹ cảm thấy tự hào vì họ luôn yêu thương mẹ và vì muốn để người khác biết rằng dù họ có ăn học không đến nơi đến chốn thì họ vẫn có thể sinh ra và dưỡng dục một nhân tài, mẹ đã vùi đầu vào học tập, không một phút giây nào mẹ cho phép mình lơ là, thế là mẹ bỏ quên tất cả những gì mà một người con gái mới lớn sẽ trải qua, mẹ không yêu ai cả, mẹ không cần bạn bè, mẹ đã bỏ lỡ thanh xuân của mẹ để đổi lấy sự thành công, mẹ quá ám ảnh bởi miệng đời và dư luận xã hội, mẹ sợ con của mẹ sẽ bị người khác xỉa xói. Nhưng con gái à, giờ đây mẹ mới nhận ra được mẹ lại vô tình đưa con gái mình đi vào vết xe đổ của chính mình ngày trước, một người không biết thanh xuân là gì, một con người tham vọng thành công. Cuộc đời mỗi con người không nên để ai sắp đặt cả, con gái à, nếu con muốn trở lại thế giới này, nếu con muốn lần nữa làm con gái của mẹ, thì con hãy cố gắng con nhé! Khi con trở lại, hãy sống cho bản thân mình con nhé!”
Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi được nghe những chữ “sống cho mình” từ mẹ, nước mắt tôi đã rơi, tôi quá đỗi hạnh phúc, thì ra thứ mà tôi phải đổi để nhận lấy hạnh phúc cho mình là mạng sống của tôi sao? Mẹ lau đi những giọt nước mắt của tôi, bà mừng rỡ vì biết tôi nghe được, bà mừng rỡ vì tôi vẫn còn nhận thức. Bà gọi bác sĩ đến kiểm tra cho tôi ngay.
“Bệnh nhận còn nhận thức là tốt, chị và người nhà nên tích cực vực dậy tinh thần của bệnh nhân.” – Sau khi kiểm tra vài thứ thì bác sĩ nói với mẹ tôi như thế.
Lát sau, mẹ con Tùng đến, bác ấy mang theo rất nhiều thứ, lẽ nào bác ấy định ở lại chăm sóc cho tôi?
“Chị Phương, Ánh Nhật sao rồi chị?” – Bác Hồng, mẹ tùng hỏi mẹ tôi – “ Mà chị đã ăn gì chưa? Tôi có đem cơm tối đến đây, chị ăn gì vào đi, cứ để Tùng nó trông Ánh Nhật hộ chị một lát.”
“Vâng cảm ơn chị, Nhật Ánh vẫn còn nhận thức nên bác sĩ bảo hãy nói chuyện với con bé nhiều một chút. Chuyện trông Ánh Nhật, em là mẹ nó chị cứ để em tự lo, chị và cháu cứ tới lui mãi như thế thì làm phiền chị quá.” – Mẹ tôi nở một nụ cười nói với bác Hồng.
“Thế thì tốt quá rồi. Chuyện giúp đỡ Ánh Nhật thì có gì đâu mà phiền hả chị, trước đây cháu nó giúp đỡ nhà tôi rất nhiều rồi, giờ cũng đến lúc báo đáp ấy chứ, mà tôi có không đến thì thằng Tùng nhà tôi nó cũng đòi đến, nó cứ nằng nặc đòi đến trông chị mãi ấy thôi, như con nít ấy!” – Bác Hồng luôn tử tế như thế, thú thật thì tôi cũng không giúp được gì nhiều cho bác ấy, chỉ là những lần Tùng sắp thi thì tôi sẽ sắp xếp ôn cho em ấy vài buổi thôi, chứ cũng chẳng có gì nhiều.
“Em thành thật cảm ơn chị rất nhiều.” – Mẹ tôi nói, giọt nước mắt lăn dài, sự đãi ngộ đặc biệt này đã rất lâu mẹ tôi chưa từng được nhận nên cũng không giấu nổi xúc động, có lẽ một phần là vì tủi thân nữa, nhà nội không thích mẹ con tôi từ lâu nên việc không ai đến phụ giúp mẹ trông tôi mẹ đã lường trước được, nhưng nhà ngoại cũng không ai đến khiến mẹ tôi không khỏi nặng lòng.
Bác Hồng dìu mẹ tôi rồi an ủi vài câu, bảo rằng hãy ra ngoài ăn tí gì đó rồi tâm sự với bác, còn tôi cứ để Tùng trông. Bác cũng không để ý rằng những lời nói vừa rồi của mình lại khiến một cậu nhóc đỏ bừng mặt.
Góc nhìn của Khang Tùng
Hả? Cái gì? Chị ấy có thể nghe hiểu sao? Vậy là những gì mình nói chị ấy sẽ nghe hết sao? Ôi trời ơi, con biết chui vào đâu đây? Trời ạ, lúc đó mình nghĩ cái gì mà phát ngôn ra được mấy câu đó nhỉ, chắc chị ấy buồn cười chết mất. Nhưng... cũng không sao nhỉ, chị ấy còn nhận thức thì tốt rồi. Thế nhưng có một điều tôi vẫn luôn thắc mắc đó là chị ấy vào viện cũng gần một ngày rồi nhưng tại sao chả có lấy một người họ hàng hay bạn bè vào thăm chị ấy? Không lẽ chị ấy không có bạn? Sao một người như chị ấy lại không có bạn cơ chứ? Vớ vẩn! Tôi không nghĩ nhiều nữa, tôi phải vào trông chị ấy.
“Chị ơi, em là Khang Tùng, em đến rồi này.” – Tôi thông báo để chị ấy biết được người đang ở cạnh bên chị ấy là tôi.
“...” – Trả lời tôi vẫn chỉ là một bầu không khí im lặng.
“Chị, em có cái này thắc mắc nhé, không phải là em nhiều chuyện đâu, nhưng tại sao không có ai đến thăm chị hết vậy?” – Tôi cũng chả biết nói gì ngoài câu hỏi này.
Quay lại góc nhìn của Ánh Nhật để giúp cậu bé này giải đáp thắc mắc mà trừ cậu bé ra đọc giả nào cũng biết.
Nghe em hỏi câu đó lòng tôi chợt nhói lên dù đã lường trước trường hợp đó trong đầu. Tôi biết bên nội không hề thích tôi vì xuất thân của bố mẹ tôi thật sự khác biệt, tôi biết nhà ngoại neo đơn nhưng cũng đâu neo đơn đến nỗi không thể đến thăm tôi dù chỉ một tí, nhưng đây là điều mà tôi tự mình làm, tôi đâu có quyền đòi hỏi bất kì ai xót thương cho mình, đây là thứ tôi xứng đáng nhận lấy. Còn bạn bè thì sao? Tôi cũng có xã giao với một vài người nhưng họ đâu thân với tôi đến nỗi biết tôi như thế nào chứ. Này em, em nên biết rằng càng ở trên cao thì càng đơn độc, không phải con người lạnh nhạt với nhau đâu em, nếu em là một cây đại tướng quân kiêu hãnh cao vụt trời thì làm sao em có thể có một người bạn hoa mười giờ? Là do khi em ở trên cao người ta sẽ mặc cảm về bản thân mình đầu tiên, từ đó tạo ra một bức tường vô hình ngăn cách em với mọi người chung quanh, là do em có muốn hay không, là do em có chịu chủ động hay không, cuộc đời là của em thế nên hay luôn giữ thế chủ động trong cuộc đời mình em nhé! Em không thể đòi hỏi xã hội đã cho em những gì mà phải tự hỏi bản thân rằng đã làm gì cho xã hội.
“Chị ơi, chị có lạnh không? Trời đang là cuối đông đó chị, sắp tới Giáng sinh rồi đấy, vài hôm nữa thôi, chị hãy mau tỉnh để cùng em và mọi người đón giánh sinh nhé?” – Cậu bé vỗ vỗ lên mu bàn tay tôi rồi nói, em ấy có cái sự lạc quan mà tôi không có, em ấy có sự ngây ngô của tuổi trẻ mà tôi không có, em ấy có tất cả những thứ mà tôi không có, thật lòng tôi muốn hỏi nếu tôi tỉnh dậy em ấy có đồng chia cho tôi những thứ ấy không?
“...”
“Cảm ơn chị nhé, nhờ chị mà lần này thi cuối kì thành tích của em rất tốt đó!” – Tôi mừng vì đã làm được gì đó cho em – “Chị buồn lắm phải không chị? Chị đừng buồn nữa nhé, sau này em sẽ cùng chị đi chơi, cùng chị nói chuyện, lúc chị buồn em sẽ dẫn chị đi ăn nhé, sau này chị đã có em rồi nhé! Chị sẽ không còn cô đơn nữa đâu!”
Những lời em nói như sét đánh qua tai tôi, tim tôi thắt lại, xin em đừng như thế có được không? Xin em đừng quá tốt với tôi có được không? Xin em đừng chỉ nói mà hãy làm. Xin em đừng hứa hẹn để tim tôi đợi mong. Xin em đừng đem cái kí ức đau đớn ấy ùa về trong tôi. Xin em đừng nói lời yêu thương dù trong lòng em là thương hại.
Tôi sợ hãi những lời nói vừa rồi. Cậu ấy đã để lại trong tôi một bức tường thành quá lớn và vững chãi, tựa hồ như chẳng ai có thể đạp đổ được nó, những năm cậu ấy không ở bên, tôi chưa bao giờ ngừng yêu cậu ấy. Mọi thứ như chỉ mới hôm qua, nụ cười của cậu ấy, giọng nói của cậu ấy, mọi thứ thuộc về cậu ấy thực sự rất đặc biệt đối với tôi.
Thời gian vẫn cứ trôi, mặc cho có người cố níu kéo những phút giây đã qua, có kẻ chấp nhận sống mãi trong quá khứ, có người mong mau chóng đến ngày mai, nhưng bản thân tôi giờ đây vô định tôi không muốn sống mãi trong quá khứ nhưng tôi cũng chẳng biết ngày mai tôi sẽ thế nào.
24 giờ đầu tiên đã trôi đến những phút cuối cùng, em thấy được gì trong 24 giờ này?
Em không phải là người bế tắc nhất trên cuộc đời này, vì cuộc đời luôn cho em những cơ hội được gọi là ngày mai.
Gia đình luôn có những góc khuất mà em không hề biết. Em cho rằng bố quá nghiêm khắc với em nhưng liệu em có từng hỏi trong quá khứ bố đã sống thế nào, hay hiện tại bố đang trải qua những điều ra sao? Em nghĩ rằng mẹ không hề thương em nhưng mỗi khi mẹ khóc em có biết không? Hay những lần em làm mẹ buồn em có từng an ủi? Đôi khi em hãy dừng lại một chút và thử nghĩ xem đã bao lâu em không nhìn kĩ gương mặt của bố mẹ, em hãy nhìn xem họ có bao nhiêu vết chân chim ở mắt và đôi tay họ đã chai sần ra sao. Đã bao lâu kể từ khi lần cuối em nói yêu bố mẹ? Và em có từng nấu một bữa cơm để cả nhà cùng nhau ngồi lại chuyện trò và ăn chưa? Nếu cảm thấy khó khăn với việc nấu nướng quá em hãy mua một món gì đó rồi cả nhà ta cùng nhau ăn nhé, có lẽ em sẽ nhận ra những điều mà trước giờ em đã bỏ qua đấy!
Em cảm thấy bản thân mình thật tôi nghiệp khi được sinh ra trong một gia đình có bố mẹ quá hà khắc, nhưng em đâu biết rằng có đầy đủ ba mẹ và được đi học là thứ mà bao nhiêu trẻ em khắc ao ước. Với một số người, đôi khi có đầy đủ bố mẹ hay chỉ là có bố mẹ đã là một điều quá xa xỉ.
Em đừng lo sợ mai này em sẽ cứ một mình nhé, em hãy chủ động và tìm kiếm những cơ hội cho chính cuộc đời mình, hãy làm quen nhiều bạn hơn, hãy đi du lịch nhiều hơn, hay tham gia những hoạt động xã hội thay vì em chỉ suốt ngày cắm mắt vào mạng xã hội, người thật việc thật.
Và em ơi hãy nhớ rằng cuộc đời em dù có thế nào thì cũng chính là do em đã chọn. Chính em đã đứng ở thiên đàng và chọn sống một cuộc sống như thế này ở trần gian mà, chính em đã chọn từ bỏ làm thiên thần để trở thành một con người sống trong cuộc sống này mà!
Hãy cười lên em nhé!
CHƯƠNG 5: Thầm thì
Đêm dần buông, xa xa ngoài kia, từng con phố lại lên đèn, người xe vẫn tấp nập, sự nhộn nhịp của thành phố không nghỉ. Trong phòng bệnh chỉ còn lại mẹ và tôi, mẹ đứng cạnh cửa sổ, ngắm cảnh thành phố về đêm, từ chiều đến giờ, từ lúc tiễn mẹ con Tùng đi về, mẹ vẫn chưa nói lời nào với tôi, mẹ cứ đứng đó. Tôi sẽ chẳng thể nào biết được, những giây phút im lặng ấy, mẹ không thể diễn đạt bằng lời mà chỉ có thể để trái tim lên tiếng, mẹ đã khóc, từng giọt nước mắt không ngừng lăn dài trên khuôn mặt nhỏ nhắn, có phần gầy guộc của mẹ, mẹ để mặc cho từng trận gió mùa đông thổi vào mặt mẹ rồi mang từng giọt nước mắt hòa vào không trung, có lẽ gió lấy đi tâm sự của mẹ.
“Ánh Nhật này, mẹ xin lỗi nhé!” – Tôi nghe giọng mẹ run run – “Có lẽ con đã mệt lắm đúng không? Mẹ cũng vậy, mẹ cũng mệt lắm, nhưng mẹ xin lỗi vì đã không nghĩ cho con. Con biết vì sao mẹ quyết định ly hôn bố không? Vì mẹ nghĩ nó sẽ tốt cho con, mẹ thật ngốc có đúng không? Mẹ sợ chuyện bố mẹ cãi nhau sẽ ảnh hưởng đến con, sợ con buồn rầu rồi trầm cảm, sợ con tổn thương mỗi khi bố say xỉn, mẹ sợ nền tảng gia đình sẽ làm hư con đi. Nhưng mẹ chưa từng hỏi con có đồng ý hay hài lòng với những điều đó hay không. Mẹ xin lỗi vì đã không để ý đến cảm nhận của con.”
Mẹ vuốt tóc tôi rồi nói tiếp.
“Con biết không, mẹ muốn con thật giỏi giang để sau này khi bước ra ngoài xã hội, con sẽ không bị người khác khinh khi, con sẽ ngẩng cao đầu mà bước đi. Mẹ sợ con sẽ phải trải qua những điều giống như mẹ, con cũng biết là nhà ông bà ngoại không hề khá giả, lúc nhỏ mẹ từng bị bạn bè trêu ghẹo là đồ nhà nghèo, bạn bè trêu mẹ vì có bố mẹ không ăn học cao, có bố mẹ là những người lao động tay chân, có một thời mẹ từng rất buồn vì điều đó, nhưng chưa bao giờ mẹ cảm thấy xấu hổ về ông bà ngoại, chưa bao giờ mẹ mặc cảm về ông bà ngoại là những người làm nông, mẹ cảm thấy tự hào vì họ luôn yêu thương mẹ và vì muốn để người khác biết rằng dù họ có ăn học không đến nơi đến chốn thì họ vẫn có thể sinh ra và dưỡng dục một nhân tài, mẹ đã vùi đầu vào học tập, không một phút giây nào mẹ cho phép mình lơ là, thế là mẹ bỏ quên tất cả những gì mà một người con gái mới lớn sẽ trải qua, mẹ không yêu ai cả, mẹ không cần bạn bè, mẹ đã bỏ lỡ thanh xuân của mẹ để đổi lấy sự thành công, mẹ quá ám ảnh bởi miệng đời và dư luận xã hội, mẹ sợ con của mẹ sẽ bị người khác xỉa xói. Nhưng con gái à, giờ đây mẹ mới nhận ra được mẹ lại vô tình đưa con gái mình đi vào vết xe đổ của chính mình ngày trước, một người không biết thanh xuân là gì, một con người tham vọng thành công. Cuộc đời mỗi con người không nên để ai sắp đặt cả, con gái à, nếu con muốn trở lại thế giới này, nếu con muốn lần nữa làm con gái của mẹ, thì con hãy cố gắng con nhé! Khi con trở lại, hãy sống cho bản thân mình con nhé!”
Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi được nghe những chữ “sống cho mình” từ mẹ, nước mắt tôi đã rơi, tôi quá đỗi hạnh phúc, thì ra thứ mà tôi phải đổi để nhận lấy hạnh phúc cho mình là mạng sống của tôi sao? Mẹ lau đi những giọt nước mắt của tôi, bà mừng rỡ vì biết tôi nghe được, bà mừng rỡ vì tôi vẫn còn nhận thức. Bà gọi bác sĩ đến kiểm tra cho tôi ngay.
“Bệnh nhận còn nhận thức là tốt, chị và người nhà nên tích cực vực dậy tinh thần của bệnh nhân.” – Sau khi kiểm tra vài thứ thì bác sĩ nói với mẹ tôi như thế.
Lát sau, mẹ con Tùng đến, bác ấy mang theo rất nhiều thứ, lẽ nào bác ấy định ở lại chăm sóc cho tôi?
“Chị Phương, Ánh Nhật sao rồi chị?” – Bác Hồng, mẹ tùng hỏi mẹ tôi – “ Mà chị đã ăn gì chưa? Tôi có đem cơm tối đến đây, chị ăn gì vào đi, cứ để Tùng nó trông Ánh Nhật hộ chị một lát.”
“Vâng cảm ơn chị, Nhật Ánh vẫn còn nhận thức nên bác sĩ bảo hãy nói chuyện với con bé nhiều một chút. Chuyện trông Ánh Nhật, em là mẹ nó chị cứ để em tự lo, chị và cháu cứ tới lui mãi như thế thì làm phiền chị quá.” – Mẹ tôi nở một nụ cười nói với bác Hồng.
“Thế thì tốt quá rồi. Chuyện giúp đỡ Ánh Nhật thì có gì đâu mà phiền hả chị, trước đây cháu nó giúp đỡ nhà tôi rất nhiều rồi, giờ cũng đến lúc báo đáp ấy chứ, mà tôi có không đến thì thằng Tùng nhà tôi nó cũng đòi đến, nó cứ nằng nặc đòi đến trông chị mãi ấy thôi, như con nít ấy!” – Bác Hồng luôn tử tế như thế, thú thật thì tôi cũng không giúp được gì nhiều cho bác ấy, chỉ là những lần Tùng sắp thi thì tôi sẽ sắp xếp ôn cho em ấy vài buổi thôi, chứ cũng chẳng có gì nhiều.
“Em thành thật cảm ơn chị rất nhiều.” – Mẹ tôi nói, giọt nước mắt lăn dài, sự đãi ngộ đặc biệt này đã rất lâu mẹ tôi chưa từng được nhận nên cũng không giấu nổi xúc động, có lẽ một phần là vì tủi thân nữa, nhà nội không thích mẹ con tôi từ lâu nên việc không ai đến phụ giúp mẹ trông tôi mẹ đã lường trước được, nhưng nhà ngoại cũng không ai đến khiến mẹ tôi không khỏi nặng lòng.
Bác Hồng dìu mẹ tôi rồi an ủi vài câu, bảo rằng hãy ra ngoài ăn tí gì đó rồi tâm sự với bác, còn tôi cứ để Tùng trông. Bác cũng không để ý rằng những lời nói vừa rồi của mình lại khiến một cậu nhóc đỏ bừng mặt.
Góc nhìn của Khang Tùng
Hả? Cái gì? Chị ấy có thể nghe hiểu sao? Vậy là những gì mình nói chị ấy sẽ nghe hết sao? Ôi trời ơi, con biết chui vào đâu đây? Trời ạ, lúc đó mình nghĩ cái gì mà phát ngôn ra được mấy câu đó nhỉ, chắc chị ấy buồn cười chết mất. Nhưng... cũng không sao nhỉ, chị ấy còn nhận thức thì tốt rồi. Thế nhưng có một điều tôi vẫn luôn thắc mắc đó là chị ấy vào viện cũng gần một ngày rồi nhưng tại sao chả có lấy một người họ hàng hay bạn bè vào thăm chị ấy? Không lẽ chị ấy không có bạn? Sao một người như chị ấy lại không có bạn cơ chứ? Vớ vẩn! Tôi không nghĩ nhiều nữa, tôi phải vào trông chị ấy.
“Chị ơi, em là Khang Tùng, em đến rồi này.” – Tôi thông báo để chị ấy biết được người đang ở cạnh bên chị ấy là tôi.
“...” – Trả lời tôi vẫn chỉ là một bầu không khí im lặng.
“Chị, em có cái này thắc mắc nhé, không phải là em nhiều chuyện đâu, nhưng tại sao không có ai đến thăm chị hết vậy?” – Tôi cũng chả biết nói gì ngoài câu hỏi này.
Quay lại góc nhìn của Ánh Nhật để giúp cậu bé này giải đáp thắc mắc mà trừ cậu bé ra đọc giả nào cũng biết.
Nghe em hỏi câu đó lòng tôi chợt nhói lên dù đã lường trước trường hợp đó trong đầu. Tôi biết bên nội không hề thích tôi vì xuất thân của bố mẹ tôi thật sự khác biệt, tôi biết nhà ngoại neo đơn nhưng cũng đâu neo đơn đến nỗi không thể đến thăm tôi dù chỉ một tí, nhưng đây là điều mà tôi tự mình làm, tôi đâu có quyền đòi hỏi bất kì ai xót thương cho mình, đây là thứ tôi xứng đáng nhận lấy. Còn bạn bè thì sao? Tôi cũng có xã giao với một vài người nhưng họ đâu thân với tôi đến nỗi biết tôi như thế nào chứ. Này em, em nên biết rằng càng ở trên cao thì càng đơn độc, không phải con người lạnh nhạt với nhau đâu em, nếu em là một cây đại tướng quân kiêu hãnh cao vụt trời thì làm sao em có thể có một người bạn hoa mười giờ? Là do khi em ở trên cao người ta sẽ mặc cảm về bản thân mình đầu tiên, từ đó tạo ra một bức tường vô hình ngăn cách em với mọi người chung quanh, là do em có muốn hay không, là do em có chịu chủ động hay không, cuộc đời là của em thế nên hay luôn giữ thế chủ động trong cuộc đời mình em nhé! Em không thể đòi hỏi xã hội đã cho em những gì mà phải tự hỏi bản thân rằng đã làm gì cho xã hội.
“Chị ơi, chị có lạnh không? Trời đang là cuối đông đó chị, sắp tới Giáng sinh rồi đấy, vài hôm nữa thôi, chị hãy mau tỉnh để cùng em và mọi người đón giánh sinh nhé?” – Cậu bé vỗ vỗ lên mu bàn tay tôi rồi nói, em ấy có cái sự lạc quan mà tôi không có, em ấy có sự ngây ngô của tuổi trẻ mà tôi không có, em ấy có tất cả những thứ mà tôi không có, thật lòng tôi muốn hỏi nếu tôi tỉnh dậy em ấy có đồng chia cho tôi những thứ ấy không?
“...”
“Cảm ơn chị nhé, nhờ chị mà lần này thi cuối kì thành tích của em rất tốt đó!” – Tôi mừng vì đã làm được gì đó cho em – “Chị buồn lắm phải không chị? Chị đừng buồn nữa nhé, sau này em sẽ cùng chị đi chơi, cùng chị nói chuyện, lúc chị buồn em sẽ dẫn chị đi ăn nhé, sau này chị đã có em rồi nhé! Chị sẽ không còn cô đơn nữa đâu!”
Những lời em nói như sét đánh qua tai tôi, tim tôi thắt lại, xin em đừng như thế có được không? Xin em đừng quá tốt với tôi có được không? Xin em đừng chỉ nói mà hãy làm. Xin em đừng hứa hẹn để tim tôi đợi mong. Xin em đừng đem cái kí ức đau đớn ấy ùa về trong tôi. Xin em đừng nói lời yêu thương dù trong lòng em là thương hại.
Tôi sợ hãi những lời nói vừa rồi. Cậu ấy đã để lại trong tôi một bức tường thành quá lớn và vững chãi, tựa hồ như chẳng ai có thể đạp đổ được nó, những năm cậu ấy không ở bên, tôi chưa bao giờ ngừng yêu cậu ấy. Mọi thứ như chỉ mới hôm qua, nụ cười của cậu ấy, giọng nói của cậu ấy, mọi thứ thuộc về cậu ấy thực sự rất đặc biệt đối với tôi.
Thời gian vẫn cứ trôi, mặc cho có người cố níu kéo những phút giây đã qua, có kẻ chấp nhận sống mãi trong quá khứ, có người mong mau chóng đến ngày mai, nhưng bản thân tôi giờ đây vô định tôi không muốn sống mãi trong quá khứ nhưng tôi cũng chẳng biết ngày mai tôi sẽ thế nào.
24 giờ đầu tiên đã trôi đến những phút cuối cùng, em thấy được gì trong 24 giờ này?
Em không phải là người bế tắc nhất trên cuộc đời này, vì cuộc đời luôn cho em những cơ hội được gọi là ngày mai.
Gia đình luôn có những góc khuất mà em không hề biết. Em cho rằng bố quá nghiêm khắc với em nhưng liệu em có từng hỏi trong quá khứ bố đã sống thế nào, hay hiện tại bố đang trải qua những điều ra sao? Em nghĩ rằng mẹ không hề thương em nhưng mỗi khi mẹ khóc em có biết không? Hay những lần em làm mẹ buồn em có từng an ủi? Đôi khi em hãy dừng lại một chút và thử nghĩ xem đã bao lâu em không nhìn kĩ gương mặt của bố mẹ, em hãy nhìn xem họ có bao nhiêu vết chân chim ở mắt và đôi tay họ đã chai sần ra sao. Đã bao lâu kể từ khi lần cuối em nói yêu bố mẹ? Và em có từng nấu một bữa cơm để cả nhà cùng nhau ngồi lại chuyện trò và ăn chưa? Nếu cảm thấy khó khăn với việc nấu nướng quá em hãy mua một món gì đó rồi cả nhà ta cùng nhau ăn nhé, có lẽ em sẽ nhận ra những điều mà trước giờ em đã bỏ qua đấy!
Em cảm thấy bản thân mình thật tôi nghiệp khi được sinh ra trong một gia đình có bố mẹ quá hà khắc, nhưng em đâu biết rằng có đầy đủ ba mẹ và được đi học là thứ mà bao nhiêu trẻ em khắc ao ước. Với một số người, đôi khi có đầy đủ bố mẹ hay chỉ là có bố mẹ đã là một điều quá xa xỉ.
Em đừng lo sợ mai này em sẽ cứ một mình nhé, em hãy chủ động và tìm kiếm những cơ hội cho chính cuộc đời mình, hãy làm quen nhiều bạn hơn, hãy đi du lịch nhiều hơn, hay tham gia những hoạt động xã hội thay vì em chỉ suốt ngày cắm mắt vào mạng xã hội, người thật việc thật.
Và em ơi hãy nhớ rằng cuộc đời em dù có thế nào thì cũng chính là do em đã chọn. Chính em đã đứng ở thiên đàng và chọn sống một cuộc sống như thế này ở trần gian mà, chính em đã chọn từ bỏ làm thiên thần để trở thành một con người sống trong cuộc sống này mà!
Hãy cười lên em nhé!
Nhận xét về 168 Giờ